Ong Ký Sinh Diệt Bọ Dừa: Giải Pháp Xanh - Khoa Học

Ông ký sinh (màu đen) trên ấu trùng bọ cánh cứng.

Vài năm gần đây, Bến Tre ứng dụng biện pháp sinh học nuôi o­ng ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, quy trình nuôi o­ng ký sinh Asecodes hispinarum đòi hỏi kỹ thuật khá cao.

Chuẩn bị dụng cụ

- Một cái hộp nhựa có nắp, vải mỏng đậy miệng hộp.

- Hai lá dừa non, 1 ống nghiệm đựng xác mummy (ấu trùng bọ dừa đã bị ký sinh).

- Một chậu đựng nước sạch.

Thực hiện

- Quan sát trong ống nghiệm, khi thấy o­ng ký sinh nở chui ra từ xác mummy thì chuẩn bị hộp chứa ấu trùng. Hộp nhựa được vệ sinh sạch sẽ, lá dừa non cắt đoạn ngắn vừa với đáy hộp rồi cho vào hộp.

- Lấy 100-150 ấu trùng bọ dừa 3-4 ngày tuổi cho vào hộp nhựa.

- Lấy ống nghiệm chứa o­ng ký sinh đã nở đặt nhẹ vào hộp, mở miệng ống nghiệm, nhanh tay đặt miếng vải đậy hộp nhựa lại thật kín. Lúc này o­ng bò ra tìm ấu trùng bọ dừa để ký sinh. Đem hộp nhựa đặt vào trong chậu có chứa ít nước, dưới hộp nhựa có giá đỡ, đặt thau vào nơi thoáng mát.

- Lập sổ nhật ký ghi chép, theo dõi quá trình o­ng ký sinh trên ấu trùng bọ dừa đến khi nở.

+ Đến ngày thứ 3 tính từ ngày o­ng ký sinh tiếp xúc với ấu trùng bọ dừa, cần thay lá dừa non. Lấy hộp nhựa mới đã vệ sinh sạch sẽ, cắt lá dừa non vừa đáy hộp, chuyển ấu trùng cùng với o­ng ký sinh từ hộp cũ sang hộp mới. Lúc này, hộp được đậy bằng nắp, không đậy bằng vải như lần đầu. Cứ 3 ngày thay lá dừa (thức ăn) mới một lần.

+ Từ ngày đầu tiên tiếp xúc đến ngày thứ 12, tiến hành thu xác mummy (những ấu trùng bọ dừa bị ký sinh có màu nâu hồng, sau đó khoảng 7 ngày chúng chuyển màu đen, gọi là mummy). Cho xác mummy vào ống nghiệm, 10 xác/ống, dùng bông gòn đậy lại, xếp vào hộp nhựa để lại chỗ cũ. Bốn ngày sau o­ng nở, lúc này là đúng độ phóng thích ra vườn dừa có bọ dừa phá hại.

- Thời điểm tốt nhất để phóng thích o­ng ký sinh là sáng sớm hoặc chiều mát. Tìm cây có bọ dừa phá hại, đặt ống nghiệm vào kẽ bẹ gần ngọn, rút bông gòn ra khỏi ống nghiệm, o­ng sẽ tự bò ra ngoài tìm ấu trùng bọ dừa để ký sinh và tiếp tục nhân đàn. Có thể thả o­ng khi chúng thoát ra khỏi xác mummy hoặc thả lúc o­ng còn nằm bên trong. Nên thả lúc o­ng còn nằm trong xác mummy vì giai đoạn này dễ mang đi xa.

Bọ cánh cứng hại dừa khá mẫn cảm với các loại hóa chất cũng như các chế phẩm sinh học hiện có. Tuy nhiên, việc diệt trừ loài này rất khó vì chúng chỉ cư trú và gây hại các lá ở đọt chưa bung và cây dừa có thân cao; dừa lại được trồng rải rác trong thôn xóm, nhà dân; dưới tán dừa thường là ao nuôi tôm, cá nên khó có thể phun các loại hóa chất. Kể từ khi thả o­ng ký sinh ra ngoài đồng đến nay, diện tích dừa được phục hồi tăng rõ rệt. Không chỉ Bến Tre, mà hầu hết các địa phương có phóng thích o­ng ký sinh đều thu được kết quả khả quan, nơi thấp nhất có 30% sâu non bị o­ng ký sinh, nơi nhiều có tới 80% o­ng ký sinh. Tầm hoạt động của loài o­ng này khá rộng, không chỉ quanh quẩn ở nơi thả mà còn phát tán mạnh với bán kính 3-4 km, thậm chí có điểm xa tới 8 km.

TS. Trần Tấn Việt, Phó trưởng khoa Nông học (Trường Đại học Nông - Lâm TP.Hồ Chí Minh) cho biết: "Ong ký sinh có màu đen, kích thước nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường, dễ chết nếu nông dân phun thuốc hóa học. Chúng không có khả năng gây hại cho các loại cây trồng và sinh vật khác ngoài bọ cánh cứng. Việc dùng o­ng ký sinh diệt bọ cánh cứng hại dừa là biện pháp ổn định, bền vững, an toàn, chi phí thấp vì hiện nay nguồn o­ng ký sinh được cung cấp miễn phí, ai cũng có thể nuôi được. Biện pháp sinh học đòi hỏi sự lâu dài, bền bỉ và tính cộng đồng cao. Vì thế, bà con nên tự nhân nuôi và cùng nhau bảo vệ loài thiên địch này, giúp chúng phát triển, tạo được sự cân bằng ngoài tự nhiên".

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng Ký Sinh