Ông Nông Dân Phú Yên Giàu Nhất Vùng Vì Có Khu Rừng Gỗ Quý ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhà nông- Tin nông nghiệp
- Muôn cách làm giàu
- Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
- Ngon - Sạch - Lạ
- Chuyển đổi số nông nghiệp
- Kinh tế nông nghiệp
- Nông thôn mới
- Khuyến nông
- Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Khu rừng bạc tỷ la liệt loài cây quý của ông nông dân Phú Yên, có những cây gỗ hương khổng lồ
Thứ sáu, ngày 11/02/2022 05:10 AM (GMT+7) Với 24ha đất đồi sản xuất, lão nông Tô Ðình Kền, 64 tuổi, ở thôn Tân Lập, xã Ðức Bình Ðông, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đã dành hẳn một phần diện tích để trồng, bảo tồn nhiều loại cây gỗ quý hiếm như trắc, cà te, hương ,muồng đen… Bình luận 0 Dân Việt trên-
"Quẳng" 30 tỷ xuống ao nuôi con đặc sản cổ thụt thò lớn nhất miền Bắc, tỷ phú Nam Định khiến cả làng phục lăn
-
Xôn xao những cây mai vàng hình trái bóng, hình trái tim, hình con chim giá bạc tỷ ở Sài Gòn
-
Lai Châu: 8X bỏ việc nhà nước về trồng vườn lan rừng Hoàng thảo kèn bạc tỷ vạn người mê
-
Quảng Nam: 8X xinh đẹp bỏ nghề báo, về quê bán nông sản núi rừng, dựng cơ ngơi bạc tỷ
Ngoài ra, ông Kền còn sưu tầm hơn 30 loại cây ăn trái khắp cả nước để đưa về vườn cây của mình.
Vườn rừng bạc tỷ
Trong khu vườn rộng gần 24ha của gia đình ông Tô Ðình Kền, hơn 30 loại cây ăn trái từ khắp các vùng miền như măng cụt, chôm chôm, dừa, sầu riêng, thanh long, vú sữa, mãng cầu, cam, mít, bưởi, mắc ca, chuối, táo, bơ, ổi, xoài, sấu… đang phát triển tươi tốt.
Mỗi loại, ông đều trồng nhiều giống khác nhau nhằm tạo sự đa dạng, phong phú. Ông quy hoạch rất cụ thể theo từng phân khu, từng loại cây trồng, như vườn cây ăn trái, vườn măng tre, vườn rau sạch, khu nuôi cá nước ngọt, chuồng chăn nuôi, rừng lâm nghiệp.
Theo ông Kền, khu vườn nói trên hình thành từ năm 2016, với toàn bộ diện tích được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt.
"Báu vật" của làng này ở tỉnh Quảng Ngãi là một khu rừng già âm u, chỉ có 7ha mà đầy cây cổ thụ
Không chỉ được bao quanh bởi một con suối, nước chảy quanh năm, ông Kền đào thêm 2 hồ chứa nước lớn để phục vụ cho việc tưới tiêu trong vườn. Thêm vào đó, gia đình ông chăm sóc vườn cây theo hướng hữu cơ, sinh học để đảm bảo cung cấp nguồn trái cây sạch cho thị trường.
Khi cây ra trái, ông cẩn thận bọc từng trái non để tránh bị sâu bọ và các loại côn trùng tấn công. Ðể thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, ông Kền làm đường bê tông nội đồng, giúp xe chở vật tư, nông sản có thể chạy thẳng đến từng phân khu.
Ngoài ra, ông Kền còn tạo nhiều cảnh quan như khu vườn mai, hồ sen, vườn sim, vườn hồng, ao câu cá, khu rừng tự nhiên…
Sau hơn 4 năm chăm chút, vườn trái cây đã có những lứa trái bói, cho gia đình ông Kền nguồn thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho 6 thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, với thu nhập 200.000 đồng/người. Chỉ khoảng 2-3 năm nữa, dự kiến khu vườn này sẽ mang lại hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Nơi bảo tồn nhiều loài cây rừng quý hiếm
Bước qua vườn cây ăn trái, chúng tôi như lạc vào một khu rừng nguyên sinh, với đầy đủ các loại cây gỗ quý hiếm như hương, trắc, cà te (gõ đỏ), muồng đen…
Trong đó, một số diện tích rừng được ông giữ nguyên; số khác ông trồng dặm thêm nhiều cây gỗ quý hiếm. Hiện rừng cây của ông có giá hàng chục tỉ đồng, được ông giữ làm “của để dành” cho con cháu và cũng để thỏa đam mê lưu giữ, sưu tầm cây gỗ quý của mình.
Từ "lâm tặc" trở thành chủ nhân cánh rừng gỗ quý tiền tỷ
Ðưa chúng tôi tham quan khu rừng gỗ quý, ông Kền tự hào khoe: Ðây đều là thành quả của tôi từ khi mới bắt đầu lập nghiệp. Khi ấy, khoảng năm 1998, tôi mua lại diện tích rừng từ 2 người dân ở địa phương, sau đó trồng hơn 1.000 cây gỗ hương và 1.000 cây gỗ cà te (thuộc nhóm 1a, nhóm gỗ nguy cấp, quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam).
Thời điểm này, tôi còn đang làm việc tại công trình xây dựng thủy điện Sông Hinh nên nghĩ chỉ trồng để giữ đất, giữ vườn. Sau đó, thiên tai, mưa bão làm ngã đổ một số cây, nên hiện mỗi loại chỉ còn chừng 700 cây, đều đã có đường kính 50-60cm.
Nhiều người hỏi mua nhưng tôi chưa nghĩ đến việc thu hoạch. Ngoài rừng trồng, ông Kền còn khoanh giữ hơn 1ha rừng tự nhiên. Nhiều năm nay, ông không hề phát dọn, chặt tỉa, mà để nguyên như một khu rừng nguyên sinh.
Mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp của hộ ông Tô Ðình Kền vừa tạo nguồn thu nhập hàng năm, vừa có thể bảo tồn nguồn gen tự nhiên; trong đó có một số loài cây gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Ðặc biệt, việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa cây lâm nghiệp, cây gỗ quý với cây bản địa, cùng với mô hình nông lâm nghiệp đan xen tạo tiền đề cho một mô hình mới: nông – lâm nghiệp kết hợp du lịch, dịch vụ. Từ đó mang lại những giá trị lớn hơn, vừa tăng thu nhập vừa giúp bảo vệ rừng, đảm bảo được mục tiêu giữ rừng và bảo tồn cây gỗ quý.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế
Men theo một lối mòn nhỏ, ông Kền đưa chúng tôi len lỏi qua những tán cây cao, rậm rạp, vào giữa khu rừng. Tại đây có rất nhiều cây gỗ thân lớn, mà ngay bản thân ông cũng chưa khám phá hết được.
Giữa khu rừng là một dãy cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với tán cây rộng lớn, kéo dài hàng trăm mét; thân cây 10 người ôm không xuể.
Ở đất Tổ có "cụ cây" mộc hương cổ tên "huynh đệ" trả giá thế nào cũng không bán
Dưới gốc đa có những tảng đá lớn, tạo thành một cảnh quan vừa cổ xưa, vừa hùng vĩ. Ra khỏi khu rừng nhỏ, chúng tôi còn bắt gặp nhiều loài cây gỗ quý khác như muồng đen, trắc đỏ, mằng lăng... Ngoài ra, trong vườn cây của ông còn có cả một vườn mai hàng trăm gốc, đều trên 20 năm tuổi.
“Ngoài làm kinh tế, với tôi việc trồng cây còn là niềm vui, đam mê; đặc biệt là việc duy trì và bảo tồn các giống cây gỗ quý hiếm. Cả khu vườn rộng lớn, nhưng đây là nơi tôi dành nhiều tâm huyết nhất. Sau một ngày làm việc mệt nhoài, tôi thường đến khu rừng để nghỉ ngơi, thư giãn.
Sắp tới, tôi sẽ thả một số loài động vật như hươu, nai, gà gô… vào đây, để biến nơi này trở thành một khu rừng tự nhiên thực thụ, tạo nơi nương náu an toàn cho các loài động vật. Về lâu dài, tôi có dự định xây dựng một điểm du lịch sinh thái để khách đến tham quan vườn cây ăn trái, khu rừng nguyên sinh, câu cá giải trí, ăn uống…”, ông Kền tâm sự.
Theo ông Nguyễn Ðình Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ðức Bình Ðông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), ông Tô Ðình Kền là nông dân tiêu biểu của xã Ðức Bình Ðông.
Bất ngờ ở Đồng Nai lại có rừng gỗ tếch cổ thụ lớn nhất cả nước liên quan đến bà Trần Lệ Xuân 10/06/2020 06:37
Năm 2022, xã định hướng xây dựng vườn cây ăn trái của gia đình ông Tô Ðình Kền thành vườn mẫu nông thôn mới; đồng thời xây dựng sản phẩm bưởi da xanh của gia đình ông thành sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Yên.
Phú Yên: Ra biển bắt được 2,7 tấn loài cá to như con heo xuất chuồng, dân chia tiền rủng rỉnh 07/02/2022 19:02
Phú Yên: Núi Nhạn-hòn non bộ giữa lòng thành phố Tuy Hòa có bao nhiêu loài cây quý mà hơn cả vườn bách thảo? 03/01/2022 06:00
Phú Yên: Huyền thoại “ông ba mươi” được người đỡ đẻ, dạy võ công... 20/12/2021 14:19
Phú Yên: Giữa cơn mưa mùa đông rả rích nơi đất khách quê người nhớ "canh nhà nghèo" ăn đến "lủng nồi" 22/11/2021 06:06
Phú Yên: Top 100 món đặc sản Việt Nam, xứ hoa vàng trên cỏ xanh góp mặt 4 món, bất ngờ là có củ này 17/03/2021 06:07
Phú Yên: Lan kim tuyến là loài cây thuốc gì, quý hiếm thế nào mà ở huyện này đang gấp rút bảo tồn, nhân giống? 09/02/2021 07:10
Phú Yên: Nuôi cá trê trong bể xi măng cho ăn con mối, hễ "bí" thức ăn bắt lên làm thịt lúc nào cũng được 17/12/2020 13:05
- loài cây quý
- huyện Sông Hinh
- tỉnh phú yên
- chủ tịch ubnd
- rừng tự nhiên
- vườn trái cây
- khu rừng
- gỗ hương
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
Quả ngon tiến vua ở Nghệ An nay giá bán cao chót vót, sắp hái lại rụng lộp bộp, nghe xót cả ruột
-
Cho lúa "ôm" cây mít Thái, một tỷ phú vùng Đồng Tháp Mười ở Long An thu lời tiền tỷ/năm
-
Một nơi ở Tây Ninh, nông dân rủ nhau nuôi cá lóc kiểu gì mà hễ nhà nào nuôi lớn bắt bán là trúng
-
Đặc sản Đồng Nai, ức vịt treo lạnh ở nông trại Dốc Mơ, người Việt ăn theo cách Pháp
-
Sáng chế robot phun thuốc bảo vệ thực vật tự động, nhóm sinh viên của VNUA đoạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp
-
Cục Bảo vệ thực vật hợp tác với doanh nghiệp đào tạo cho 40.000 nông dân về sử dụng thuốc BVTV sinh học
-
Dân huyện này ở Quảng Ninh trồng loại củ ví "nhân sâm trắng", ủ kiểu gì mà ăn thơm, giòn, dùng cả năm
-
Trồng bạt ngàn thứ rau dính ẩm là tốt um, ngọt như mì chính, ăn khỏe người, tỷ phú Đồng thu tiền tỷ
-
Bắc Ninh phát triển chuỗi liên kết giá trị gắn với chuyển đổi số trong các trang trại chăn nuôi
-
Cho 2 con đặc sản bình dân ở chung một ao, anh nông dân Bắc Giang bắt bán, lãi gần nửa tỷ/năm
Từ khóa » Gỗ Song Xanh Thuộc Nhóm Mấy
-
Một Góc Nhìn: Trang Phục Truyền Thống Các Dân Tộc Thiểu Số ở Tỉnh ...
-
Phiêu Du Xứ Tuyên - Nghe Then, Ngoạn Cảnh
-
Tuần Lễ Festival Huế 2022 Diễn Ra Từ Ngày 25/6 đến 30/6
-
Sống Xanh Với Giấy Làm Từ… Bã Sả
-
Chuyện "hồi Sinh" Rừng ở Rừng Lá
-
Trồng Rừng Và Văn Hóa Tiêu Dùng đồ Gỗ
-
Loay Hoay Phát Triển Rừng Gỗ Lớn Có Chứng Chỉ Rừng Bền Vững
-
Góp Một Cây Là Có Rừng | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
'Chảy Máu' Rừng đặc Dụng Cham Chu: Tàn Sát Cổ Thụ để Lấy Nu Gỗ
-
F0 Tăng Nhanh, Cấp độ Dịch COVID-19 Mới Nhất Của Các Tỉnh, Thành ...
-
Hưng Thịnh, Gỗ Trường Thành, Đồng Tâm Group “bắt Tay” Làm Nhà ...
-
Cây Gù Hương Là Cây Gì, Gỗ Gù Hương Quý Hiếm Thế Nào Mà Một ...
-
Nghị định 84/2021/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP Quản ...
-
Nho Thân Gỗ Là Cây Gì Mà Gây Sốt Và Ai Cũng Muốn 'tậu' Về Nhà?