Ông Phúc Lộc Thọ Nên đặt ở đâu để Tiền Vào Như Nước - Eva

Bên cạnh tượng Thần Phật, nhiều gia đình Việt còn bày tượng ba ông Phúc - Lộc - Thọ, hay còn là ba ông Tam Đa. Ba bức tượng này luôn đi với nhau, đại diện cho những tham vọng không thay đổi của con người: giàu có (Lộc), may mắn, hạnh phúc (Phúc) và trường thọ (Thọ).

Khi bày trong nhà, nên có cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ như thế nào mới là đúng nhất, chuẩn nhất?

Muốn tiền tài vào amp;#34;như nướcamp;#34;, đừng quên cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ đúng chuẩn - 1

Ông Phúc làm đến chức Thừa tướng đời nhà Đường. Ông là một vị quan thanh liêm và có một gia đình hạnh phúc. Đến năm 83 tuổi là đã có ngũ đại đồng đường (5 thế hệ ở trong một gia đình). Vì vậy, trên tay ông Phúc thường bế một đứa bé trai. Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, an lành.

Muốn tiền tài vào amp;#34;như nướcamp;#34;, đừng quên cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ đúng chuẩn - 2

Ông Lộc làm quan Thừa tướng nhà Tấn, vàng bạc, châu báu trong nhà chất cao như núi. Ông thường mặc áo màu xanh lá cây vì "lộc" phát âm gần với chữ "lục". Vì vậy, ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.

Muốn tiền tài vào amp;#34;như nướcamp;#34;, đừng quên cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ đúng chuẩn - 3

Ông Thọ làm Thừa tướng đời Hán, sống thọ đến 125 tuổi. Do đó, ông tượng trưng cho sự trường thọ với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào hoặc gậy chống.

1. Chất liệu tượng Phúc - Lộc - Thọ

Hiện nay, tượng Phúc - Lộc - Thọ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gốm sứ, ngọc thạch, đồng nguyên chất… Do đó, gia đình có thể chọn mua bất kì loại tượng nào phù hợp với điều kiện tài chính và sở thích của mình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tượng Phúc - Lộc - Thọ làm từ đồng nguyên chất được coi là linh nghiệm nhất trong phong thủy.

2. Thứ tự bày tượng Phúc - Lộc - Thọ

Tượng 3 ông Phúc - Lộc - Thọ luôn được bày theo thứ tự sau:

- Tượng Phúc Tinh: đặt bên phải

- Tượng Lộc Tinh: đặt ở giữa

- Tượng Thọ Tinh: đặt bên trái

Muốn tiền tài vào amp;#34;như nướcamp;#34;, đừng quên cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ đúng chuẩn - 4

Vị trí chuẩn khi bày đặt tượng Tam Đa.

3. Tượng ông Phúc - Lộc - Thọ nên đặt ở đâu?

Đặt ở vị trí may mắn trong nhà

Tượng Thần Phật tất nhiên nên đặt ở vị trí may mắn để thờ cúng. Bởi nếu đặt ở vị trí hung, kị với tuổi của chủ nhà sẽ gây hao tài tốn của và dính vào nhiều chuyện thị phi trong cuộc sống.

Đặt ở hai bên cửa chính

Khi đặt tượng Tam Đa, gia chủ nên đặt ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính. Nếu đặt đối diện cửa chính chẳng khác gì bạn đang đuổi Thần ra khỏi nhà cả.

Đặt tượng hướng vào trong phòng

Khi gia chủ đặt tượng, cần phải đặt mặt tượng hướng vào trong nhà, tuyệt đối không được hướng ra ngoài. Nguyên nhân là do đặt tượng hướng mặt vào trong sẽ giúp đem tiền tài đến cho người trong nhà, còn ngược lại nếu như hướng ra ngoài tức là gia chủ đang tự tiễn tiền tài ra ngoài.

Muốn tiền tài vào amp;#34;như nướcamp;#34;, đừng quên cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ đúng chuẩn - 5

Tuyệt đối không được đặt mặt tượng Phúc - Lộc - Thọ hướng ra ngoài. (Ảnh minh họa)

Đặt tượng trong phòng khách

Gia chủ nên đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ trong phòng khách, tránh đặt ở phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm... Bởi phòng khách là nơi nạp khí của ngôi nhà, đặt ở vị trí này sẽ giúp chặn được khi xấu, tiền bạc vào như nước.

Đặt tượng trong phòng làm việc

Đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ trong văn phòng mang đến cho bạn nhiều vận may trong công việc. Tuy nhiên, tượng Phúc - Lộc - Thọ cần phải đặt phía sau bàn làm việc.

Đặt trong ô tô

Đặt một bộ tượng Tam Đa nhỏ ở phía đằng trước, quay mặt lại phía người lái sẽ giúp bạn "thượng lộ bình an" trên những chặng đường.

4. Lưu ý khi đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ

- Khi đặt tượng Tam Đa, cần có lư hương và đèn chong khi thờ cúng làm bằng đồng. Nên dùng đồ ngọt, hoa tươi để cúng 3 ông Phúc - Lộc - Thọ.

- Không đặt tượng thấp hơn đầu người nếu không sẽ mạo phạm đến thần linh.

- Không đặt tượng trong nhà bếp, phòng tắm hoặc phòng ngủ.

- Nên đặt tượng trên bàn cao, trước một bức tường vững chắc.

- Không bày tượng khi chưa khai quang (thủ tục để linh vật nhận chủ nhân. Quá trình khai quang sẽ bao gồm lễ cúng, khấn và đọc thông tin chủ nhân). Bởi nếu chưa được khai quang, tượng ba ông Tam Đa không khác gì một món đồ trang trí. Khi mang tượng về nhà, nên phủ một lớp vải đỏ trên mặt tượng rồi chọn một ngày đẹp để bỏ vải che phủ, làm lễ khai quang.

Từ khóa » để ông Tam đa ở đâu