Ông Thiện ông Ác Là Gì? Lý Giải ý Nghĩa Của ông Thiện ông Ác
Có thể bạn quan tâm
Đa số các chùa ở Việt Nam thường thờ hai tượng có khuôn mặt Thiện và Ác. Vậy ông Thiện ông Ác là ai? Ông Thiện ông Ác có ý nghĩa gì trong phật giáo? Cùng Phong thủy Tam Nguyên tìm hiểu về 2 vị hộ pháp này ngay sau đây.
>>>> XEM THÊM: A - Z kiến thức phong thủy cơ bản đến chi tiết bạn nên biết
1. Ông Thiện ông Ác là gì?
Đây là hai vị Hộ pháp ông Thiện ông Ác được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi. Hình tượng Hộ Pháp có tên gọi đủ là “Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát”. Đây là những Thiện Thần phát nguyện, ủng hộ và duy trì Phật pháp.
Những nơi như đạo tràng, chùa chiền, tháp Phật, kinh điển, người thọ trì Kinh… các Ngài thường hiện với các hình tướng: Thiện Thần, Chư Thiên, Thần Kim Cang, Tứ Thiên Vương, Thủ Hộ Già Lam… để ủng hộ, không cho ma quỷ, những ngoại đạo không tốt và người xấu, có ác tâm xâm hại.
Hình tướng các ông Thiện ông Ác thường được tạo dựng to lớn, oai vệ như Thiên Tướng, mà dân gian vẫn nói "to như ông Hộ Pháp", mình mặc áo giáp trụ, đầu đội mũ Thiên Tướng, tay cầm Chày Kim Cang, Bảo kiếm, Bảo xử…
Ở các chùa miền Bắc các tượng Hộ Pháp thường được tạo đứng hoặc ngồi trên lưng một loại sư tử huyền thoại. Trong khi đó các chùa ở miền Nam, quý Ngài thường là tượng đứng cưỡi rồng, cưỡi mây.
Hình tượng ông Thiện ông Ác trong Phật giáo>>>> TÌM HIỂU THÊM: 7 kiến thức phong thủy trong bất động sản cơ bản bạn nên biết
2. Ý nghĩa của ông Thiện ông Ác
Ở các chùa tu theo Phật giáo Bắc tông, hình tượng hai vị ông Thiện ông Ác này mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thiện thần (khuyến thiện), ủng hộ chốn già lam, người thọ trì kinh; và Ác thần (trừng ác), bắt phạt, trừng trị những người có ác tâm phá hoại Phật pháp, phá hoại người tu hành thường được đặt thờ. Việc thờ tượng ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác nhằm thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác trong cuộc sống đời thường. Đây là hình thức giáo dục sâu sắc, nhằm nhắc nhở con người nên ăn hiền ở lành, không nên có ác tâm, làm người khác đau khổ, làm lành thì được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần trừng phạt khiển trách.
Đức Phật dạy: Không phải chỉ có chư thiên mới là hộ pháp mà tất cả những người từ vua quan cho đến thứ dân ở cõi người, ai có tâm ủng hộ Phật pháp (tức ủng hộ trừ bỏ cái ác, khuyến khích phát triển cái thiện trường tồn ở thế gian, làm lợi lạc chúng sanh) đều được gọi là hộ pháp. Cho nên, việc thờ tượng Hộ Pháp không ngoài ý nghĩa nhắc nhở mọi người sống: “Không làm các điều ác, Nguyện làm các hạnh lành, Giữ tâm ý trong sạch, Ấy lời chư Phật dạy!"
Ý nghĩa của ông Thiện ông ÁcTrên đây là những lời giải đáp về hình tượng của ông Thiện ông Ác cũng như ý nghĩa của 2 vị hộ thần này. Hy vọng qua bài viết này của Tam Nguyên, các bạn đã hiểu hơn về hình tượng của thần thiện thần ác cũng như hiểu được lời dạy của Đức Phật.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- Phong thủy ứng dụng trong cuộc sống, kinh doanh và tình yêu
- Quy trình 3 bước chuyển bàn thờ đúng phong thủy nhất
Từ khóa » Sự Tích 2 ông Hộ Pháp
-
Tượng Hai Vị Hộ Pháp ông Thiện ông Ác Trong Chùa - Đồ Đồng Việt
-
Hai Vị Hộ Pháp Khuyến Thiện Trừng ác Trong Các Ngôi Chùa Việt
-
2 Ngài Tiêu Diện Hộ Pháp Và Kinh Nghiệm Thỉnh Tượng HỮU ÍCH.
-
SỰ TÍCH HAY Về Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ - NÊN ĐỌC.
-
2 VỊ HỘ PHÁP NGÀI TIÊU DIỆN VÀ NGÀI VI ĐÀ--TRUYỆN PHẬT GIÁO
-
SỰ TÍCH VỀ NGÀI VÌ ĐÀ HỘ PHÁP VÀ NGÀI TIÊU DIỆN ĐẠI SĨ
-
Sự Tích Về Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ Và Hộ Pháp Vi Đà Trong Các Ngôi Chùa
-
CHÙA VĂN THÙ - TÌM HIỂU VỀ 2 VỊ HỘ PHÁP (ông Thiện - Facebook
-
Hộ Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiểu Rõ Về Hai Ngài Hộ Pháp đạo Phật | Thiền
-
Bình Định: Hai Tượng Hộ Pháp Chùa Nhạn Sơn Là Bảo Vật Quốc Gia
-
Ông Thiện Và ông Ác Là Ai? - Phật Giáo - Văn Hóa Tâm Linh
-
Hai Vị Hộ Pháp - Vi Đà Tôn Thiên Và Quan Công - Tượng Gỗ 360