Ông Trịnh Văn Quyết Bị Bắt: Loạt F0 Trải Qua Tuần Hoảng Sợ Vì Không ...

  • Tin tức
  • Bóng đá
  • Ngoại hạng Anh
  • Kinh doanh
  • Giải trí
  • Sức khỏe
  • Hi-tech
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Ô tô
  • Phái đẹp
Lưu bài Bỏ lưu bài Chia sẻ

Lưu bài viết thành công

Bạn có thể xem lại bài viết đã lưu ở trang Tin bài đã lưu

Đồng ý

Cổ đông FLC có tuần mất ăn mất ngủ, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn

Trong khi các cổ đông của FLC trải qua một tuần đáng quên do Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán Việt Nam lại có phản ứng tích cực với thông tin này khi ghi nhận mức tăng mạnh.

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt, cổ phiếu FLC nhiều phiên nằm sàn

Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua những đêm không ngủ với nỗi bất an, lo ngại về biến động thị trường kể từ khi tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt bị rò rỉ.

Ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày đầu tuần (28/3), nhóm cổ phiếu FLC như: AMD, FLC, HAR, ROS đồng loạt giảm sàn và trắng bên mua. Sở dĩ vậy bởi có những đồn đoán trên mạng xã hội mang tính tiêu cực về ông Trịnh Văn Quyết.

Sau khi có thông tin chính thức về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" vào ngày 29/3 các cổ phiếu họ FLC bao gồm: FLC, ROS, KLF, AMD, HAI, ART tiếp tục nằm sàn ngay từ khi thị trường mở cửa (ngày 30/3) với lượng dư bán giá sàn chất đống, trắng bên mua.

Cổ phiếu họ FLC biến động mạnh trong 3 tháng đầu năm

Cổ phiếu họ FLC biến động mạnh trong 3 tháng đầu năm

Với 2 mã cổ phiếu FLC và ROS thậm chí đã có chuỗi 4 ngày liên tiếp nằm sàn tương đương mức giảm hơn 20% trong khi lượng giao dịch nhỏ giọt. Trong những phiên này khối lượng dư bán sàn được duy trì hàng chục triệu cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư vào những mã cổ phiếu này đã phải “ngậm ngùi” nhìn tiền bốc hơi trong tài khoản.

Bất ngờ, trong phiên 1/4, loạt cổ phiếu thuộc hệ sinh thái FLC có dấu hiệu phục hồi khi lực cầu bắt đáy bất ngờ xuất hiện từ cuối phiên sáng, hàng chục triệu cổ phiếu nằm sàn ròng rã những phiên vừa qua được "giải cứu". Toàn phiên có hơn 100 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch. 

Nhóm cổ phiếu FLC được

Nhóm cổ phiếu FLC được "giải cứu", khối lượng giao dịch nhiều mã tăng đột biến trong phiên giao dịch ngày 1/4

Về phía Tập đoàn FLC, với việc thanh khoản cổ phiếu FLC tăng đột biến gấp 100 lần, FLC đề nghị UBCKNN và HoSE ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Luật Chứng khoán 2019, không giới hạn ở các biện pháp: tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 của cổ phiếu FLC và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày 1/4 (nếu phát hiện các vi phạm).

Loạt F0 điêu đứng nhìn tiền bốc hơi khỏi tài khoản

“Dù được bạn đồng nghiệp cảnh báo với mã cổ phiếu này, nhưng tôi không ngờ diễn biến nhanh đến vậy. Giờ đây, mỗi ngày thấy tiền trong tài khoản vơi đi nhanh chóng mà xót xa” - Anh Phạm Thắng (28 tuổi).

Anh Đức Quân (29 tuổi) - một nhà đầu tư F0 ở Hà Nội cho biết, giữa tháng 3 anh đã mua 3.000 cổ phiếu FLC với giá 13.000 đồng/cổ phiếu và nuôi hy vọng sẽ có lời khi chứng kiến những phiên mà cổ phiếu FLC được giao dịch nhộn nhịp, có phiên hơn 40 triệu cổ phiếu được sang tay.

Song, bất ngờ ngày 28/3, trước một số tin đồn về vị chủ tịch, ngay trong sáng đó anh đã khớp lệnh bán tuy nhiên phải đến phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/4, lệnh bán của anh mới khớp khi hơn 50 triệu cổ phiếu FLC giá sàn được “giải cứu” trong phiên sáng.

Dù cắt được khoản đầu tư lỗ của mình nhưng anh Quân cũng tỏ ra tiếc nuối khi nhìn lại phiên giao dịch ngày 1/4 đã có hơn 100 triệu cổ FLC được giao dịch. Thậm chí có những thời điểm mã cổ phiếu này có giá xanh trước khi giảm nhẹ vào cuối phiên.

“Tôi đã rất buồn và lo lắng. Dù được bạn đồng nghiệp cảnh báo với mã cổ phiếu này, nhưng tôi không ngờ diễn biến nhanh đến vậy. Mỗi ngày thấy tiền trong tài khoản vơi đi nhanh chóng mà xót xa. Việc cắt lỗ đúng đáy càng làm tôi thấy tiếc nuối hơn” anh Quân nói.

Việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán khiến cổ đông FLC thiệt hại nặng nề trong tuần giao dịch từ ngày 28 đến 1/4

Việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán khiến cổ đông FLC thiệt hại nặng nề trong tuần giao dịch từ ngày 28 đến 1/4

“Gần đây thấy Tập đoàn FLC công bố sẽ đầu tư nhiều dự án lớn nên mới bỏ tiền mua cổ phiếu nhưng không ngờ lại bị "nhốt sàn" nhiều đến vậy. Tài khoản tôi đang lãi 27% mà sau mấy hôm lại trở về zero” – anh Phan T. Tiến một nhà đầu tư khác tại Hà Nội cho biết. 

“Lần đầu tôi tập tành đầu tư, không ngờ lại bị "nhốt sàn" nhiều đến vậy. Tài khoản tôi đang lãi 27% mà sau mấy hôm lại trở về zero” - anh Phan T. Tiến.

Trên các diễn đàn chứng khoán mấy ngày qua, nhiều nhà đầu tư cho biết đã cố đặt lệnh bán các cổ phiếu thuộc nhóm FLC từ tối 27-3, sau khi “hóng” các thông tin trên mạng nhưng chưa thể khớp lệnh, những người không đặt lệnh kịp đành "cắn răng" nhìn tiền đầu tư của mình "bốc hơi" từ 7%-10% mỗi ngày vì trót đầu cơ nhóm này.

Với những nhà đầu tư “lướt sóng” ưa mạo hiểm bắt đáy được giá sàn trong phiên giao dịch ngày 1/4 vừa qua lại đang háo hức cổ phiếu FLC sẽ quay đầu tăng sau khi đã có hơn 100 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên giao dịch cuối tuần.

Với những nhà đầu tư theo trường phái giá trị và lâu dài thì vụ việc của ông Quyết không ảnh hưởng quá nặng nề tới tài khoản đầu tư

Với những nhà đầu tư theo trường phái giá trị và lâu dài thì vụ việc của ông Quyết không ảnh hưởng quá nặng nề tới tài khoản đầu tư

Trong khi đó, anh Thành Long một nhà đầu tư dài hạn với nhóm cổ phiếu cơ bản cho rằng sau sự việc của ông Quyết thì đầu tư dài hạn, đúng phương pháp, không ăn nhanh được vài chục phần trăm trong vài tuần vài tháng như các NĐT lướt sóng, mua bán theo tin đồn, phím hàng nhưng cũng không bị thua nhanh vào những dịp kiểu này.

Theo nhà đầu tư người Nghệ An này thì danh mục dù cũng lên lên xuống xuống, nhưng đường dài sẽ tăng trưởng bền vững ở mức 30% - 35%/năm thậm chí tới 100%/năm. Cùng với đó, anh Long cũng cho rằng so với các kênh đầu tư khác như vàng, BĐS, gửi tiết kiệm,… thì thị trường chứng khoán vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn nếu nhà đầu tư xác định được danh mục đầu tư hợp lý. Tận dụng được những cú giảm mạnh của thị trường để mua được những cổ phiếu tiềm năng.

Biến động của nhóm FLC không ảnh hưởng nhiều đến thị trường

Chứng kiến thị trường chao đảo, các chuyên gia và môi giới chứng khoán nhận định hoạt động ồ ạt bán tháo là không nên, bởi khi biết chắc là việc bán ra không có người mua, thì việc cố đặt lệnh bán ra càng khiến mọi việc tệ hơn.

Trước những thông tin tiêu cực liên quan đế nhóm cổ phiếu FLC, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh ngay trong phiên đầu tuần với mức giảm hơn 15 điểm. Tuy nhiên, ở những phiên giao dịch sau đó, chỉ số có sự hồi phục và trong phiên giao dịch ngày 1/4, chỉ số VN-Index tăng 24,29 điểm, kết phiên ở mức 1.516,44 điểm; HNX-Index tăng 4,48 điểm, lên mức 454,10 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 17,94 điểm (+1.2%); HNX-Index giảm 7,65 điểm (-1,66%).

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi trao đổi với báo chí trong nước về sự việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HQĐT Công ty CP Tập đoàn FLC cho rằng những thông tin liên quan ông Quyết sẽ có tác động tâm lý tới nhà đầu tư. Tuy nhiên, tác động này đến thị trường chỉ là ngắn hạn và không quá lớn.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, thị trường chứng khoán được ví là thị trường của thông tin, của lòng tin.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, thị trường chứng khoán được ví là thị trường của thông tin, của lòng tin.

“Những thông tin liên quan ông Quyết sẽ có tác động tâm lý tới nhà đầu tư. Tuy nhiên, tác động này đến thị trường chỉ là ngắn hạn và không quá lớn” - Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Lý do là giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái tập đoàn này chỉ chiếm giá trị không lớn trên thị trường, lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường.

Chủ tịch UBCK cũng nhấn mạnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực từ các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô và yếu tố nội tại tốt.

Trong đó, quý I/2022, các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô vẫn rất tích cực và Việt Nam được các định chế tài chính quốc tế lớn đánh giá rất cao về tăng trưởng kinh tế năm nay. Mặt bằng lãi suất chịu sức ép tăng nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ ổn định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong khi có sức ép lên lạm phát nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để kiểm soát trong mục tiêu đề ra.

Ông Huỳnh Minh Tuấn nhà sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT

Ông Huỳnh Minh Tuấn nhà sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT

 “Từ sự vụ này, tâm lý về đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt và việc nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ” - ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập FIDT

Song, đứng ở góc nhìn nhà đầu tư, ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập FIDT, cho rằng, từ sự vụ này, tâm lý về đánh bạc, đầu cơ, đội lái sẽ giảm bớt và việc nắn dòng vốn đầu tư sẽ diễn ra rất rõ. “Có thể nói, nhóm cổ phiếu hưởng lợi là nhóm cổ phiếu làm ăn tốt, quy mô lớn, minh bạch trong hoạt động kinh doanh và uy tín từ người lãnh đạo sẽ "hút hàng"” – ông Tuấn nói.

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều người

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều người

Xử nghiêm vi phạm trên thị trường chứng khoán

Sau vụ việc bắt tạm giam tỷ phú Trịnh Văn Quyết, UBCKNN khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng trong các quyết định đầu tư.

Trong ngày 30/3, thay mặt Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, công khai, minh bạch và phát triển bền vững.

“Cần đẩy mạnh rà soát cơ chế, chính sách và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán để có chế tài xử lý mạnh, bảo đảm minh bạch và lành mạnh của thị trường” - Phó thủ tướng Lê Minh Khái

Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, giám sát chặt diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán trong nước và quốc tế, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp điều hành thị trường theo thẩm quyền, đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng an toàn, thông suốt.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt

Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo các cơ quan liên quan theo dõi, giám sát diễn biến của thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế, các dòng vốn ra - vào thị trường để có giải pháp điều hành, giám sát phù hợp. Từ đó có biện pháp bảo đảm an toàn, minh bạch, ổn định thị trường, không để xảy ra rủi ro mất an toàn.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan này chủ động công bố thông tin và thực hiện các giải pháp ổn định tâm lý nhà đầu tư trong, ngoài nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Với các cơ quan quản lý chứng khoán, cần đẩy mạnh rà soát cơ chế, chính sách và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán để có chế tài xử lý mạnh, có tác dụng răn đe, bảo đảm minh bạch và lành mạnh của thị trường.

Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán được yêu cầu chỉ đạo các đơn vị chức năng tiếp tục theo dõi và xử lý sớm, dứt điểm các vấn đề bất cập, tồn tại trong lĩnh vực chứng khoán, như hệ thống giao dịch, hoạt động công bố thông tin, chất lượng báo cáo kiểm toán doanh nghiệp…

Đồng thời, Phó thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các vụ việc, vi phạm trên thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật, bảo đảm thị trường hoạt động lành mạnh, minh bạch và ổn định.

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Loạt F0 trải qua tuần hoảng sợ vì không  kịp “thoát hàng” - 9

Hồng Hương – Trung Kiên

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh, Tỷ phú Trịnh Văn Quyết Chủ Nhật, ngày 03/04/2022 19:53 PM (GMT+7) Theo Hồng Hương - Trung Kiên ([Tên nguồn])

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ Gửi góp ý Lưu bài Bỏ lưu bài Kinh doanh - Bất ngờ với mức thù lao của tân Chủ tịch tập đoàn FLC Đặng Tất Thắng Kinh doanh - Thân thế và khối tài sản của người thay ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch tập đoàn FLC và Bamboo Airways Kinh doanh - Ông Trịnh Văn Quyết, bà Nguyễn Phương Hằng và loạt lãnh đạo doanh nghiệp đình đám bị bắt tạm giam Kinh doanh - Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, những ngân hàng nào đang nhận thế chấp tài sản của tỷ phú này?
  • Facebook
  • Facebook Messenger
  • Zalo
  • X
  • Telegram
  • Skype
Copy link
Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12 X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN

Từ khóa » Flc Trịnh Văn Quyết Cổ Phiếu