“ÔNG VUA” Vũ Khí Của Việt Nam, Thiếu Tướng, Giáo Sư, Viện Sĩ Trần ...

Cuộc chiến chống Pháp và Mỹ được xem là cuộc đọ sức về mặt kỹ thuật quân sự giữa một thế lực kỹ thuật hùng mạnh, giàu tiềm năng với trí tuệ của nhân dân Việt Nam, mà đại diện là tập thể các nhà khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, trong đó có ông Trần Đại Nghĩa và các cộng sự của mình. Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Mồ côi cha từ khi lên 6 tuổi. Mới 6 tuổi đầu, cậu bé vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải chịu cuộc sống xa mẹ xa chị và phải tự lập trong mọi hoạt động sinh hoạt, học tập. Dù tuổi thơ không được trọn vẹn nhưng chính lời răn dạy của cha, nỗi nhọc nhằn của mẹ, sự hy sinh của chị gái đã trở thành động lực giúp Phạm Quang Lễ vượt qua mọi khó khăn, cố gắng học tập để không phụ lòng của những người thân yêu. Phạm Quang Lễ học tiểu học tại trường Internat Primaire (nay là trường THPT Lưu Văn Liệt, phường 1, thành phố Vĩnh Long) với kết quả tốt nghiệp loại ưu và thi đỗ đầu vào trường College De My Tho (nay là trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Tại đây ông nhận được học bổng 4 năm liền. Năm 1933, ông theo học tại trường Petrus Ký (nay là trường THPT Lê Hồng Phong, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) ở đây ông cũng nhận được học bổng 3 năm liền. Với lỗ lực vượt bậc, năm 1933, ông làm việc ở tòa sứ Pháp và ôm ấp một hoài bão được sang Pháp du học. Mùa thu năm 1936, sau chín tháng học xong khóa dự bị, ông thi đỗ vào trường Đại học Quốc gia cầu đường Paris và được cấp học bổng học tiếp. Hai năm ở Paris với quyết tâm cao trong học tập, Phạm Quang Lễ đã đạt được thành quả bước đầu. Ông học về kỹ thuật dân dụng, ông còn tìm cách học về kỹ thuật chế tạo vũ khí. Ông đã bí mật học hỏi, kiên trì, kín đáo việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu về các loại vũ khí. Muốn tiếp cận được những tài liệu đó mà không bị nghi ngờ, theo dõi, tốt nhất là phải có các bằng kỹ sư chuyên ngành và phải giỏi toán học, hóa học, cơ học và kỹ thuật, nên ngoài việc học ở Đại học Cầu đường, ông còn thi lấy bằng cử nhân khoa học ở trường Đại học Xoox – bon (Sorbonne), bằng kỹ sư tại trường Điện, bằng kỹ sư Hàng không tại Học viện kỹ thuật Hàng không đồng thời lấy chứng chỉ ở trường Bách khoa, trường Đại học mỏ Địa chất.

Cuộc gặp gỡ giữa ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Paris đã trở thành cuộc gặp gỡ định mệnh làm thay đổi cuộc sống của Phạm Quang Lễ. Sự trở về của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Phạm Quang Lễ không phải bằng máy bay mà bằng một tàu chiến của Pháp. 40 ngày lênh đênh trên biển, những lời nói giản dị nhưng vô cùng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các cử chỉ, hành động cụ thể của Người đã cảm hóa, chinh phục trái tim người trí thức trẻ Phạm Quang Lễ, cũng như tất cả những người có mặt trên chuyến tàu, kể cả những thủy thủ Pháp. Trở về nước, trong năm 1946, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gay go, ác liệt, Phạm Quang Lễ được Bác Hồ giao làm Cục trưởng Cục Quân giới với trọng trách là nghiên cứu, chế tạo vũ khí để bộ đội ta đánh giặc. Bác nói “Đây là việc đại nghĩa. Vì thế, từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa…” Đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quân giới trong điều kiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ là một thử thách không nhỏ đối với Trần Đại nghĩa. Tuy nhiên, với vốn kiến thức học tập và tích lũy được trông suốt 11 năm học tập ở nước ngoài, cộng với sự thông minh, trí sáng tạo, ông đã nhanh chóng bắt tay vào trực tiếp nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất vũ khí phục vụ cho cuộc chiến đẩu của quân và dân ta.

Đạn Bazoka Tháng 11/1946, ông và các đồng nghiệp bắt tay vào nghiên cứu chế tạo súng chống tăng dựa theo mẫu Bazoka của Mỹ. Công việc không dễ dàng, thất bại liên tiếp nhưng không khiến ông nản chí. Cuối cùng, tháng 2/1947, cuộc thử nghiệm Bazoka thành công. Nhưng đến tháng 4/1947, đạn Bazoka mới thực sự ổn định. Mức đâm xuyên của đạn vừa chế tạo đạt độ sâu 75cm trên tường gạch, tương đương đạn Bazoka do Mỹ chế tạo, và bắt đầu sản xuất hàng loạt gửi đi các chiến trường. Bộ đội ta không chỉ dùng Bazoka để bắn xe tăng, xe thiết giáp mà còn dùng cho năm, sáu công việc khác nhau: Bazoka bắn ổ súng máy của địch, bắn lô cốt cố thủ, bắn xe cơ giới, bắn tàu chiến tuần tiễn trên bờ sông, bắn tốp bộ binh khi chúng tập trung đông… Vũ khí mới xuất hiện đã khiến quân Pháp hoang mang. Súng Bazoka 40mm do Quân giới Việt Nam sản xuất năm 1947 trang bị cho bộ đội chiến đấu trong Chiến dịch Việt Bắc. Ngày 3/3/1947 đã trở thành một mốc son của ngành Quân giới Việt Nam trong việc chế tạo khí tài, khi đạn Bazoka góp phần bẻ gẫy cuộc tấn công của địch ở vùng Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Tây cũ). Trong chiến dịch Thu Đông năm 1947, Bazoka còn bắn chìm cả tàu chiến của Pháp trên sông Lô. Sau này, Cục Quân giới tiếp tục sản xuất hàng loạt Bazoka với tầm xa tới 600m và phạm vi sát thương 50m.

Súng không giật – súng đại bác SKZ Sau đạn Bazoka, những năm 1948 – 1949, ông Trần Đại Nghĩa và các đồng nghiệp trong Cục Quân giới bắt đầu nghiên cứu và chế tạo loại súng có sức công phá mạnh – súng không giật SKZ. Đây là dòng vũ khí hiện đại, xuất hiện lần đầu trong trận quân Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa của Nhật Bản hồi cuối chiến tranh thế giới thứ hai. Súng đại bác SKZ 60 chế thử thành công, là loại vũ khí công đồn nặng khoảng 26kg, có thể tháo rời để mang vác, đầu đạn nặng khoảng 9kg, có thể xuyên thủng bê tông dày trên 60cm, khi bắn bắn ở cự ly tối ưu. SKZ 60 được ứng dụng ngay trên chiến trường và lần đầu lập chiến công xuất sắc, phá tan boong ke kiên cố của giặc pháp trong chiến thắng ở phố Ràng, chiến thắng phố Lu trong chiến dịch Lê Hồng Phong cuối năm 1949. Trung đoàn Thủ Đô, Đại đoàn 308 là đơn vị đầu tiên được trang bị SKZ trong chiến dịch Lê Hồng Phong, hủy diệt nhiều lô cốt kiên cố của giặc Pháp. SKZ đã làm Pháp khiếp sợ, phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống công sự, đồn bốt. “Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn SKZ, mà người Việt chế tạo trong các hang núi ở Đông Dương. Chỉ cần vài quả là đã tiêu diệt được tháp canh của chúng tôi”, ký giả Lucien Bodart viết trong cuốn Chiến tranh Đông Dương, xuất bản tại Paris năm 1963.

Bom bay

Việt Nam đã có súng Bazoka và SKZ nhưng trước diễn biến phức tạp của cuộc kháng chiến cứu nước, GS.VS Tần Đại Nghĩa nung nấu chế tạo loại vũ khí có uy lực sấm sét nhằm đánh bại quân địch. Để có thể đánh đòn chí mạng vào các điểm co cụm của địch, Trần Đại Nghĩa tiếp tục nghiên cứu chế tạo loại bom bay tương tự loại V1, V2 của Đức, đã ra đời vào năm 1948. Ở giai đoạn đầu chế tạo, “bom bay” chỉ hạn chế từ 3km đến 4km, quả đạn cũng chỉ nặng khoảng 25kg đến 30kg. Tuy nhiên, ông Trần Đại Nghĩa lại muốn loại vũ khí mới này phải đẩy được cả khối thuốc nổ đi xa một hành trình dài tới mấy km, nên tiếp tục nghiên cứu phương pháp tối ưu chế tạo thuốc đẩy và ông đã thành công, khi thực hiện phương pháp ép từng lớp thuốc vào ống thép. Vũ khí mới được khẩn trương sản xuất với tên gọi khiêm nhường “đạn bay” và được cấp tốc đưa đến các vùng chiến sự khốc liệt, góp phần làm nên những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đầu năm 1949, bộ đội ta bắn thử loại bom này. Khi bắn quả đạn bay qua sông Hồng, rơi đúng vào trung tâm chỉ huy của Pháp ở Bắc Cổ. Tuy thiệt hại về vật chất không lớn, nhưng loại bom này đã khiến Pháp khiếp sợ và hoang mang.

Với tài tiên đoán và tầm nhìn vĩ đại của Bác Hồ, điển hình vào năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ rung động năm châu, chấn động địa cầu. Ai cũng hân hoan phấn khởi thế nhưng Bác đã cảnh báo với các tướng lĩnh của mình về việc chớ có mừng vội, Mỹ hà hơi tiếp viện cho Pháp đánh chiếm Đông Dương, Pháp mà thua kiểu gì Mỹ cũng nhảy vào, thế nên không được ai mừng vội, phải chuẩn bị kế hoạch đánh Mỹ và tất nhiên mọi việc đã diễn ra đúng như những gì Bác đã tiên đoán. Cụ thể hơn Bác đã nói chiến đấu với Mỹ còn vất vả hơn đánh Pháp rất nhiều, vì Mỹ cực mạnh về hỏa lực và không quân là pháo đài bay B-52. Ngay từ năm 1962, tức là trước 10 năm khi Mỹ tuyên bố cho pháo đài bay B-52 đánh Hà Nội và truyên bố cho Hà Nội trở về thời kì đồ đá. Bác đã đặt câu hỏi cho Đại tá Phùng Thế Tài khi đó là Tư lệnh đội Phòng không. Chú đã biết gì về máy bay B-52 chưa? Câu hỏi này đã khiến cho Đại tá Phùng Thế Tài rất lúng túng, thế nhưng Bác lại nói: “Giờ chú có biết cũng chẳng làm được gì, vì nó bay cao trên 10.000m mà trong tay chú hiện nay mới chỉ có pháo cao xạ thôi”. Thế nhưng từ nay chú phải theo dõi và thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B-52 này. Mùa xuân năm 1962, Bác lại nói với đồng chí Phùng Thế Tài lúc đó là tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: “Sớm muộn gì đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua nhưng Mỹ chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội. Vì vậy nhiệm vụ của chú rất nặng nề”.

Năm 1966, Bác Hồ đã nói với Quân ủy Trung ương: “Kháng chiến chống Pháp tôi đã đem chú Nghĩa về nước là để chú ấy phục vụ cho Quốc phòng. Nay kháng chiến chống Mỹ cũng đang gặp khó khăn về mặt vũ khí, đạn dược, sao lại để chú ấy ngồi làm việc ở cơ quan bên ngoài, không gọi chú ấy về giúp cho Bộ Quốc phòng?” Sau đó, Trần Đại Nghĩa được gọi trở lại Bộ Quốc phòng, làm phó Chủ nhiệm Tổng Cục hậu cần, phụ trách về kỹ thuật. Đó cũng là năm ông được bầu làm Viện sĩ tại Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, danh vị cao nhất của người làm công tác khoa học. Về lại với quân đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, huyền thoại về ông một lần nữa được viết tiếp, Trần Đại Nghĩa đã vận dụng tất cả những kinh nghiệm quý báu tích lũy được trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng như các kinh nghiệm rất phong phú của thế giới sau thế chiến 2. Ông trở thành người hỗ trợ về tinh thần cho những phát minh về quân giới, Trần Đại Nghĩa đã góp phần to lớn trong cuộc chiến chống máy bay B-52. Đối đầu với những vũ khí, khí tài hiện đại và phức tạp của Mỹ, lúc đầu ta phải cải tiến các vũ khí được viện trợ. Sau đó, phát triển nhiều loại vũ khí khác nhau để địch đối phó khó hơn. Tình hình chiến trường, chiến lược, chiến thuật của ta có nhiều điểm khác với các nước, bởi vậy việc sản xuất thêm vũ khí mới cho thích hợp là rất cần thiết, mặc dù việc cải tiến các vũ khí được tài trợ cũng quan trọng không kém. Chẳng hạn máy bay B-52 của địch có tầm bay rất cao, ngoài tầm bắn của tên lửa SAM2 do Liên Xô viện trợ và có sức oanh tạc ghê gớm. Ta phải phá chống nhiễu của B-52 đối với SAM2. Nếu không cải tiến để nâng dộ bay cao của SAM2. Nếu không cải tiến thì tên lửa này khó lòng tiêu diệt được mục tiêu. Đó cũng là lý do vì sao Mỹ đã tự tin động viên các binh lính của mình rằng: “Bay vào Hà Nội chỉ như một cuộc dạo chơi trong đêm Phương Đông. Ở độ cao 10.000m đối phương sẽ không thể nào với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ”, đó có lẽ là một lời động viên tào lao nhất với quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Bởi có lẽ Mỹ không thể ngờ rằng, với tầm nhìn xa của Bác Hồ Việt Nam đã chuẩn bị đánh B-52 trước đó cả chục năm. Năm 1962, Liên Xô viện trợ cho chúng ta tên lửa SAM2, Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay vào nghiên cứu để cải tiến SAM2, và cơ hội chiến thắng B-52 ngày càng cao thế nhưng đó là câu chuyện lý thuyết trong tương lai, trên thực tế ở chiến trường nó lại hoàn toàn khác. Một trận địa tên lửa phòng không sẽ phải bố trí rất nhiều máy móc thu phát ra-đa chính vì thế rất dễ bị máy bay của Mỹ phát hiện ra, nếu có biện pháp giấu đi thì khi phóng tên lửa lên cũng có thể để lộ vị trí của ta. Để khắc phục nó bộ đôi ta đã lập ra rất nhiều trận địa tên lửa phòng không giả đều làm bằng cót ép máy bay trên cao nhìn xuống thì không khác gì trận địa thật, khi nào muốn cho nổ giả là ta ở dưới cho nổ bọc phá khói bụi mù mịt khiến cho Mỹ không thể đoán được đâu là thật đâu là giả, chính nhờ những trận địa giả của ta mà mỹ đã tốn rất nhiều bom vào trận đại giả của ta. Xong hôm sau khi bay lại những nơi mà Mỹ bắn hôm trước lại bị tên lửa của ta bắn phá. Mỹ vẫn luôn nghĩ rằng Việt Nam của ta lạc hậu, năm 1965 nhận tên lửa viện trợ, thì phải đến giữa năm 1966 mình mới biết cách sử dụng. Để gấp rút phá tên lửa của Việt Nam, Mỹ đã cho lắp thêm những sợi kim loại ở hai bên cánh máy bay để gây nhiễu ra-đa của mình, tên lửa của mình không thể xác định được vị trí máy bay địch. Nếu như ra-đa bị nhiễu thì tên lửa sẽ không xác định được mục tiêu và tên lửa của ta sẽ bị vô hiệu hóa. Mỹ đã dùng hàng nghìn sợi dây kim loại khác nhau về kích cỡ khiến cho bộ đội ta rất khó để phân biệt được đâu là tọa độ thật của máy bay. Mỹ đã cẩn thận hơn rất nhiều khi thả những sợi dây kim loại xuống, trong đó có rất nhiều kích thước và hình dạng khác nhau để gây nhiễu với nhiều loại ra-đa, ở nhiều dải tần khác nhau, theo như tính toán cứ 25 sợi dây kim loại tương đương với tín hiệu của một máy bay trên sóng ra-đa. Chính vì vậy mà khi bay nó khiến cho các Trác thủ đọc màn hình ra-đa của ta không thể nào biết được đâu là máy bay thật, đâu là máy bay giả vì trên màn hình ra-đa lúc này xuất hiện hàng nghìn máy bay địch. Tưởng chừng như thứ cao siêu đó của mình thì phải những nhà khoa học vĩ đại mới giải quyết được, thế nhưng không những thứ đó chỉ phức tạp với người Mỹ. Khi vào tay của các nhà khoa học của Việt Nam thì nó lại trở lên dễ dàng, khi Mỹ thả những sợi dây đó xuống, còn phụ thuộc vào ngày hôm đó trời có nhiều gió không, có gió thì sợi dây rụng xuống đất rất nhanh, chúng ta chỉ cần bình tĩnh chờ một lúc, các trác thủ đợi thêm một phút là sẽ thấy tọa độ và bắn tên lửa sẽ có độ chính xác cao. Mỹ thấy gây nhiễu bằng các sợi dây không có hiệu quả, thì chúng chuyển sang gây nhiễu bằng máy bay EB-66. Một bài toán mới cho Trần Đại nghĩa và các cộng sự của ông, làm sao để bắn rụng được EB-66, tắt được nguồn nhiễu của nó thì buộc các máy bay khác phải bỏ chạy. Ngày đó EB-66 được mệnh danh là B-52 không mang bom, chỉ cần hai máy bay EB-66 bay theo hình elip cách đội bay 100km là có thể bảo vệ được cả đội bay. Trần Đại Nghĩa đã nói vũ khí dù có hiện đại đến đâu thì cũng phải có điểm yếu, EB-66 bay theo quy luật và chỉ cần nắm được quy luật của nó là bắn rơi được, khó khăn nhất xác định được địa điểm đứng gây nhiễu của nó mà thôi, để mình biết đặt trận địa pháo phòng không. Ta đã kết hợp cùng máy bay MIG-21 đi bắn phá, với sự cơ động của MIG-21 thì EB-66 trở nên vô vị. Bộ đội Việt Nam đã chứng minh cho Mỹ thấy mỗi lần chúng cất cánh là mỗi lần tìm cái chết, những năm 1965 – 1966 Mỹ rất sợ tên lửa SAM2 của ta. Với tiềm lực kinh tế, Mỹ đã tìm mọi cách để biết được cơ chế hoạt động của SAM2. Và từ đây một bài toán nan giải nữa đặt ra cho các nhà khoa học của Việt Nam khi Mỹ đã phá được ra-đa của tên lửa SAM2. Ta thay đổi được tần số liên lạc giữa tên lửa và đài điều khiển là xong, vì Mỹ chỉ chặn đúng 1 tần số cố định thôi còn các tần số khác thì vẫn nét căng. Nguyên tắc thay đổi tần số dựa vào công thức từ vật lý lớp 12 F=1/(2√LC).

Mọi việc đã xong, nhưng bây giờ cái khó nhất muốn thay đổi tần số thì phải hỏi ý kiến của Liên Xô đất nước đã viện chợ vũ khí cho mình, hơn nữa việc này nó khó đến nỗi chỉ có kĩ sư trưởng của tập đoàn sản xuất tên lửa mới có thể biết được tần số ra-đa. Ngày đó Liên Xô họ không cho mình mở khối điều khiển để thay đổi tần số vì sợ lộ bí mật quốc gia. Thế nhưng điều này lại khó với ta, vì nếu không thay đổi thì làm sao bắn được máy bay, chưa kể bây giờ mình có hàng nghìn quả tên lửa, không thay đổi tần số để bắn thì không khác gì một đống sắt vụn, Mỹ ném bom một thời gian thì ta sẽ thua hoàn toàn. Rất may là ngày đó Đại sứ của Nga tại Việt Nam đã quyết đoán cho chúng ta mở khối điều khiển vô tuyến trên tên lửa ra để thay đổi tần số. Ông quả quyết rằng “Bây giờ người Mỹ người ta nghiên cứu ra, người ta đánh được rồi, thì còn gì là bí mật nữa, Các anh Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô đang ở đây cứ mở ra. Mọi thứ như nào tôi chịu trách nhiệm” và cũng chính vì lý do đó mà chúng ta đã điều chỉnh được tần số để bắn được B-52. Ngày đó Mỹ đã lợi dụng mọi cách để vô hiệu hóa SAM2 bằng cách đánh tầm thấp, Mỹ đã đưa máy bay F-111 cánh cụp cánh xòe đánh tầm thấp rất nhanh để vô hiệu hóa SAM2. Thế nhưng Mỹ đã áp dụng sai người sai thời điểm. Việt Nam một đất nước kiên cường, gan dạ, thông minh, sáng tạo thì không áp dụng được. Sau 10 ngày tham chiến thì chiếc F-111 đầu tiên bị bộ đôi ta bắn rơi ở phía tây Hà Tĩnh bởi pháo cao xạ của trung đoàn 280, chiếc F-111 thứ hai bị bắn rơi sau đó 2 ngày ở Hà Tây bởi tiểu đoàn tên lửa 64, chiếc thứ ba bị bắn rơi vào cuối tháng 4/1968. Đến năm 1972, Mỹ đưa F-111 trở lại Việt Nam được cải tiến hơn, nhưng bộ đội ta đã quá nhiều kinh nghiệm với việc bắn hạ những loại bay thấp tốc độ cao như này rồi. 200 trận địa pháo của dân quân tự vệ được đặt rải rác xung quanh Hà Nội, F-111 bay hầu hết vào ban đêm theo B-52 để bộ đôi ta không phát hiện ra được. Thế nhưng bộ đôi ta đã khắc phục bằng cách, đặt các đài quan sát xa Hà Nội để xác định được hướng bay và số lượng máy bay bay vào Hà Nội. Sau đó, liên lạc với các địa phương, biết được số lượng và hướng bay rồi các địa phương chờ để đón đầu, pháo đã được lên nòng chỉ chờ có lệnh là bắn. Thấy máy bay là pháo bắn lên vừa để tiêu diệt mục tiêu vừa để soi đường cho đội dân quân du kích địa phương cầm súng máy mà bắn theo, người sau bắn theo vết đạn của người trước để bắn. Máy bay F-111 nó bay cách mình có 100m nên cả nghìn viên thì kiểu gì cũng chúng, F-111 có tân tiến đến mấy thì cũng phải rơi, ta đã bắn rơi 5/48 chiếc F-111 chiếm tổng số hơn 10% một con số quá lớn đối với một thứ có giá trị 15 triệu đô / chiếc lúc bấy giờ. Người dân Mỹ đã không thể tin nổi súng trường có thể bắn rơi máy bay, điều này đã được chứng thực khi một phi công Mỹ bị bắn rơi lúc đó nói: “Lưới lửa tầm thấp dày đặc của Việt Nam thật đáng sợ? Một viên đạn cỡ 7,6mm từ khẩu súng trường bắn lên có thể gây tai họa cho máy bay phản lực chẳng khác gì một quả đạn tên lửa SAM” đó là cách chúng ta đánh F-111. Tên lửa Shrike một loại tên lửa có sát thương cực mạnh với bộ đôi ta, Shrike là một loại tên lửa không đối đất, lắp đầu tự dẫn hoạt động theo nguyên tắc tự động điều khiển theo bức xạ điện từ. Tên lửa Shrike là một loại tên lửa mà cứ thấy ra-đa ở đâu là nó lao thẳng xuống để phá hủy toàn bộ cơ sở của ta ở đó. Để khắc phục được nó thì bộ đội ta chỉ cần tắt hệ thống thu phát ra-đa, thế nhưng tắt hệ thống ra-đa thì máy bay địch bay thoải mái không ngại gì tên lửa của ta và thả bom thì tổn thất của chúng ta càng nặng nề hơn và thương vong nhiều hơn. Vậy làm cách nào để bật ra-đa mà vẫn né được tên lửa Shrike? Trần Đại Nghĩa và các nhà khoa học quân sự của ta đã phải bắt tay vào nghiên cứu cách vận hành hoạt động của Shrike rồi bố trí tập trung cả chục tiểu đoàn tên lửa cạnh nhau, cứ bật tắt liên tục, cái này bật thì cái kia tắt liên tục xoay tua không theo một quy luật nào cả, mỗi lần chỉ bật trong một khoảng thời gian cực ngắn. Chính cách này của ta đã khiến cho tên lửa Shrike không thể nổ chúng mục tiêu. Nhưng cứ bật tắt ra-đa như thế này cũng không thể bắn được B-52, mà mục tiêu của ta là B-52 vì vậy phải bật ra-đa nhưng làm sao để bật ra-đa mà né được Shrike. Không phải chỗ nào cũng đặt được, mọi thứ phải được đo đạc chính xác đến từng milimet. Điều kiện để đặt ra-đa, diện tích nơi đặt phải rộng, đủ độ cao tối thiểu, xung quanh không bị che khuất. Xác định được chỗ đặt rồi thì vận chuyển vũ khí lên trận địa như thế nào đó là cả một vấn đề. Tên lửa và ra-đa đối với ta là một thứ quý hơn vàng, vì toàn là đồ của Liên Xô viện trợ không phải mình tự sản xuất ra. Sau rất nhiều tổn thất cuối cùng ta cũng tìm ra được cách khắc chế Shrike, mặc dù xác xuất chỉ có 1% thành công và 99% là thất bại, chỉ cần có một cửa sống thôi thì chúng ta phải thử. Tốc độ của Shrike 510m/s còn tốc độ tên lửa V-750 trên tổ hợp SAM2 của ta là 750m/s thế nên theo tính toán hai tên lửa cùng bắn 1 lúc thì tên lửa của ta sẽ gặp mục tiêu trước, gặp mục tiêu rồi thì mình sẽ ngắt ra-đa rồi quay đi hướng khác. Để làm được điều này buộc bộ đội ta phải có tinh thần thép, vì khi bắn xong thì ta chỉ con 2 giây để quyết định, một là bắn tiếp quả nữa, hai là tắt ra-đa để bảo toàn tính mạng cho cả ê kíp. Với tinh thần vì tổ quốc quyết sinh mà chúng ta đã làm nên được những điều mà Mỹ và toàn thế giới không thể hiểu nổi, tại sao Shrike xác xuất chúng 100% mà giờ đây chỉ còn lại 50%. Khi đã khắc chế được Shrike thì chúng ta chỉ còn việc bắn rụng B-52, bắn rụng B-52 thì ta mơi có ưu thế trên bàn đàm phán, đàm phán xong rồi thì Mỹ mới cút và Ngụy mới nhào. Sau khi Shrike bị khắc chế Mỹ đã nâng cấp AGM-45 tầm bắn 40km, đầu đạn 67kg, vận tốc 514m/s lên AGM-78 tầm bắn 90km, đầu đạn 97kg, vận tốc 617m/s. AGM-78 có khả năng nhớ vị trí ra-đa, tấn công chính xác sau khi khóa mục tiêu kể cả khi đài ra-đa đã tắt máy. Nếu Shirke đời đầu khiến các nhà khoa học của ta nghĩ nát óc ra mới khắc chế được, thì Shrike bản nâng cấp khiến chúng ta khó vô cùng, bật ra-đa cũng chết mà không bật cũng chết. Các nhà khoa học quân sự của ta phải làm việc ngày đêm để tìm hiểu và nghiên cứu cơ chế hoạt động của Shrike 2. Bộ đội ta đã khắc phục bằng cách không bật ra-đa suốt ngày đêm nữa, mà chỉ bật ra-đa những lúc quan trọng, lúc nào máy bay Mỹ vào đến nơi thì mình mới bật để bắn. Nhờ vào các đài quan sát cách mình hàng trăm km, nếu là ban ngày nhìn thấy mình sẽ dùng ống ngắm quang học, ban đêm không nhìn được mình sẽ dùng ra-đa. Ví dụ như ở Nghệ An thấy máy bay đang bay ra Hà Nội, thì sẽ báo cho Thanh Hóa, Thanh hóa sẽ báo về cho Ninh Bình rồi lần lượt sẽ báo về cho Hà Nội, vừa báo vừa ước chừng thời gian máy bay sẽ bay vào Hà Nội. Lúc máy bay gần vào tới Hà Nội thì ta mới bật ra-đa, với cách làm việc này thì bộ đội ta phải làm việc rất cực, nhưng chính cách đó đã làm giảm đáng kể hoạt động của máy bay tên lửa Shrike2. Bản thân tên lửa sẽ nhớ được vị trí nhưng phải mất thời gian để nhớ vị trí rada, hơn nữa bộ đội ta thay đổi tần số ra-đa liên tục. Vì vậy mà bộ nhớ của AGM-78 sẽ mất rất nhiều thời gian khóa mục tiêu. Chúng ta bật ra-đa khóa mục tiêu ở tần số A rồi tắt, bật tần số B khóa mục tiêu chắc chắn bắn được máy bay thì mình phóng tên lửa. Khắc chế được AGM-78 là chúng ta đã bóc được một lớp giáp của B-52. Bộ đội ta đã dùng rất nhiều cách để đánh B-52 chứ không chỉ dùng tên lửa là né B-52, khi đang hành quân mà thấy máy bay trinh sát OV-10 đang bay vù vù mà thấy nó tự nhiên giãn ra, bầu trời trở nên yên ắng lạ thường, ngay lập tức bộ đội ta phải chui ngay vào hầm trú ẩn, đơn giản vì khi đại ca B-52 xuất trận thì các máy bay khác phải tránh đi chỗ khác. Vì B-52 ném bom theo tọa độ, ra-đa chỉ vào đâu thì sẽ ném bom vào đó, nếu mục tiêu di chuyển thì B-52 sẽ rất khó khăn. Nên khi hành quân bộ đội ta không được di chuyển trên các cung đường bằng phẳng dễ đi hay dừng chân nghỉ ở các suối để lấy nước uống, hoặc đi qua các bến phà bến sông cố định, vì tất cả các mục tiêu đó đã được đưa vào diện chăm sóc đặc biệt, những chỗ đó kiểu gì cũng ăn bom B-52. Đánh thẳng vào các căn cứ quân sự của Mỹ, bộ đội đặc công của ta phá hủy rất nhiều máy bay B-52 ở Udon, Ubon và Utapao tại Thái Lan…

Đối với thế giới đánh được B-52 thì đó là kỳ tích, nhưng với Việt Nam đánh B-52 như cầm súng đi khai thác quặng nhôm trên bầu trời nước mình. Đơn giản vì xác của B-52 rơi ở đâu người dân ở đó có xoong nồi dùng cho sinh hoạt, theo như tính toán của người dân thì một chiếc cánh của máy bay có thể làm được 7 chiếc nồi, 10 chiếc chảo và bộ đồ ăn cho 12 người. Đó có lẽ là bằng chứng rõ nét nhất cho sự vĩ đại của Việt Nam, khi rất nhiều nước phát triển khác đầu hàng trước B-52. Thế nhưng khi về Việt Nam một nước còn thiếu thốn đủ thứ lại đành phải bắn rụng B-52 để làm thành xoong nồi.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trần Đại nghĩa đã góp phần to lớn trong cuộc chiến chống máy bay B-52, phá hệ thống thủy lôi của địch và chế tạo những trang thiết bị đặc biệt cho Bộ đội Đặc công. Ngày 30/04/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ông đã ghi trong nhật ký của mình: “ Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, vì hoài bão của tôi hồi nhỏ, sứ mệnh của tôi rất đơn giản là tham gia về mặt khoa học, kỹ thuật vũ khí trong cuộc đấu tranh cách mạng để giải phóng đất nước, và nay đất nước đã được giải phóng, tôi không muốn gì hơn nữa, vì một đời không thể làm hơn”. Ông có ý định muốn nghỉ hưu. Thế nhưng, tiếp tục chấp hành sự phân công của Chính phủ, mà hơn hết vẫn là mong muốn được góp sức phục vụ quê hương, ông làm chủ tịch Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Công thương, Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại biểu Quốc hội khóa II và III, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và Cộng hòa dân chủ Đức.

Ngày 09/08/1997, Ông lâm bệnh và qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh. Dù hoạt động trong nhiều lĩnh vực với các cương vị, chức vụ công tác khác nhau, dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, Giáo sư – Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã cống hiến trọn vẹn cho khoa học và trên hết là cho tất cả dân tộc Việt Nam. Đối với chúng ta ông là một huyền thoại trong việc chế tạo vũ khí quân sự. Ông luôn gắn liền với lịch sử ngành quân giới Việt Nam.

Từ khóa » Súng đại Bác đặt Trên Mặt đất Bắn đạn Với Vận Tốc đầu Nòng 200 M/s. Tính Tầm Xa Cực đại Của đạn