OOP Là Gì? Hãy Tìm Hiểu Nếu Bạn Muốn Học Lập Trình

Khám phá OOP là gì? Tất tần tật về OOP nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên

Nếu bạn là một người quan tâm đến lập trình, Ghiencongnghe chắc chắn bạn không còn lạ lẫm gì với thuật ngữ OOP nữa phải không? Nhưng liệu bạn đã đủ hiểu OOP là gì và tất cả những nguyên lý của nó chưa?

Hương Giang - 21-Th9-2021

Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng “hot” thì câu hỏi OOP là gì lại càng được thắc mắc nhiều hơn. Lập trình chính là lĩnh vực rất phát triển trong xã hội 4.0 và trong đó chia ra làm rất nhiều ngôn ngữ và kỹ thuật để bạn lập trình nên các phần mềm. Và trong đó có lập trình hướng đối tượng hay OOP mà chúng ta sắp bàn luận dưới đây. Nghe thật hấp dẫn phải không? Để GhienCongNghe giới thiệu chi tiết hơn cho bạn nhé.

Mục Lục1. Lập trình hướng đối tượng OOP là gì?2. Một số khái niệm OOP hiện đại2.1. Lớp (Class)2.2. Lớp con (Subclass)2.3. Lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng (Abstract class)2.4. Phương thức (Method)2.5. Thuộc tính2.6. Thực thể (Instance)2.7. Công khai (Public)2.8. Riêng tư (Private)2.9. Bảo vệ (Protected)2.10. Quan hệ giữa lớp và đối tượng3. Công dụng của OOP là gì?4. Các nguyên lý cơ bản của OOP là gì?4.1. Tính đóng gói (Encapsulation)4.2. Tính kế thừa (Inheritance)4.3. Tính đa hình (Polymorphism)4.4. Tính trừu tượng (Abstraction)5. Ưu điểm của OOP là gì?6. Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất

Lập trình hướng đối tượng OOP là gì?

OOP (Object-oriented programming) hay lập trình hướng đối tượng là một kỹ thuật lập trình được phát triển dựa trên khái niệm công nghệ đối tượng. Trong đó, đối tượng chứa đựng các dữ liệu, code được tổ chức thành các cách thức giúp cho đối tượng có thể truy xuất, hiệu chỉnh các dữ liệu của đối tượng khác mà đối tượng hiện tại có tương tác.

Hiểu một cách hơn, lập trình hướng đối tượng giúp tăng năng suất và đẩy nhanh tiến độ công việc, tối ưu việc quản lý source code, từ đó các lập trình viên có thể sửa lỗi phần mềm, chủ động bảo trì, duy trì hệ thống.

OOP-la-gi-01

Advertisements

Một số khái niệm OOP hiện đại

Lớp (Class)

Lớp (class) được hiểu là khuôn mẫu để tạo ra các đối tượng. Mỗi lớp thường có các biến để mô tả các đặc điểm, các hàm để mô tả hành vi của đối tượng. Lớp được sử dụng như một kiểu dữ liệu để tạo ra đối tượng thông qua hệ thống hàm tạo một cách dễ dàng hơn.

Trong mỗi lớp lại tồn tại một kiểu dữ liệu và đây được xem là sự trừu tượng hóa của rất nhiều đối tượng. Tuy nhiên, những đối tượng có những đặc tính tương tự nhau sẽ được gom lại thành một lớp.

Lớp con (Subclass)

Nó là một lớp trong lập trình hướng đối tượng, nhưng có thêm một phần hay toàn bộ tính chất của các đặc tính ở lớp khác, gọi là lớp cha.

OOP-la-gi-02

Advertisements

Lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng (Abstract class)

Lớp này sinh ra để tạo ra một lớp có đặc tính tổng quát, nhưng bản thân nó không đủ để thực hiện chức năng viết mã cho việc thực thể hóa thành một đối tượng thực dụng.

Phương thức (Method)

Phương thức mô tả các hành vi của đối tượng hoặc của một lớp. Trong thao tác thiết kế lập trình hướng đối tượng OOP, phương thức có ích trong việc mô tả và thực hiện các hành vi của đối tượng.

Mỗi phương thức thường là một hàm và các thao tác để thực hiện hành vi được viết tại nội dung của hàm đó. Đối tượng đôi khi phải thực hiện không chỉ một hành vi. Đồng thời, một phương thức trong lớp có thể sử dụng các phương thức khác thông qua quá trình thực hiện hành vi của mình.

Thuộc tính

Thuộc tính hay chính là những thông tin, đặc điểm của đối tượng trong các lớp bao gồm các biến, hằng, tham số của lớp đó. Biến đóng vai trò quan trọng nhất đối với các thuộc tính bởi chúng có thể bị thay đổi trong quá trình hoạt động của một đối tượng.

Advertisements

Thực thể (Instance)

Thực thể là quá trình một biến khai báo để trở thành một đối tượng từ một lớp nào đó. Sau khi được tiến hành thực thể hóa, lớp đó sẽ được gọi là thực thể. Cũng giống như các biến thông thường, hai thực thể của cùng một lớp có thể có trạng thái nội tại khác nhau và nếu không có yêu cầu đặc biệt, chúng hoàn toàn độc lập nhau.

Công khai (Public)

Đối với OOP, công cộng là khái niệm được dùng để gán cho các phương thức, các biến nội tại hay các lớp mà các câu lệnh bên ngoài và các đối tượng khác đã được phép sử dụng đến nó.

Riêng tư (Private)

Riêng tư là trạng thái đóng mạnh nhất của một đặc tính hay một lớp và khi gán cho một biến hay phương thức thì chỉ có thể thao tác được bên trong lớp mà chúng được định nghĩa. Sẽ xảy ra lỗi nếu như có sự cố gắng tiếp cận chúng từ phía bên ngoài lớp.

Bảo vệ (Protected)

Tùy vào ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mà có nhiều cách hiểu khác nhau về bảo tồn, nhưng nhìn chung, bảo tồn để chỉ các tính chất áp dụng cho các phương thức, các biến nội tại, các lớp mà chỉ có trong nội bộ hay các lớp con của nó. Tính chất này cho phép một số trường hợp được dùng tới các đặc tính của một lớp.

Advertisements

Quan hệ giữa lớp và đối tượng

Đối với lớp, có thể hiểu nó như khuôn mẫu nơi mà đối tượng là một thực thể thể hiện dựa trên khuôn mẫu đó. Khi một đối tượng có những đặc tính tương tự nhau, chúng sẽ được gom lại thành một lớp và sẽ có 2 thành phần là thuộc tính và phương thức.

OOP-la-gi-03

Công dụng của OOP là gì?

OOP – lập trình hướng đối tượng đã được sáng tạo để giải quyết một số nhược điểm của những phương pháp lập trình trước đó như:

  • Phát triển chương trình một cách tự nhiên, gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên.
  • Cung cấp khả năng sửa lỗi rất nhanh do gân gũi với ngôn ngữ tự nhiên.
  • Dễ dàng quản lý code khi có những sự thay đổi từ chương trình.
  • Tính bảo mật rất cao, dễ mở rộng dự án.
  • OOP cho phép sử dụng mã nguồn để tiết kiệm tài nguyên.
  • Chuyển từ mô hình phân tích thức tế sang mô hình thực thi phần mềm.
  • Khả năng tái sử dụng mã khi xây dựng những chương trình khác.
  • Tích hợp rất tốt với các máy tính sẵn có, phù hợp với các hệ điều hành hiện đại và khả năng tạo giao diện người dùng trực quan.

Các nguyên lý cơ bản của OOP là gì?

OOP-la-gi-04

Advertisements

Tính đóng gói (Encapsulation)

Mọi dữ liệu và phương thức có liên quan đều sẽ được đóng gói thành các lớp nhờ vậy mà mỗi lớp đều sẽ được xây dựng để thực hiện một nhóm chức năng đặc trưng riêng của lớp đó. Việc đóng gói này cũng sẽ giúp nội bộ bảo mật một số thông tin và chi tiết cài đặt khiến bên ngoài không thể nhìn thấy.

Chỉ có các phương thức nội tại của đối tượng mới có thể cho phép thay đổi trạng thái của nó và việc hoàn toàn tùy thuộc hoàn toàn vào người viết mã giúp tránh tình trạng hư hỏng ngoài ý muốn.

Tính kế thừa (Inheritance)

Đây là thuộc tính được sử dụng khá nhiều cho phép một đối tượng xây dựng một lớp mới (lớp Con), kế thừa và tái sử dụng các thuộc tính, phương thức dựa trên lớp cũ đã có trước đó mà không cần định nghĩa lại. Tuy vậy, có ngôn ngữ định hướng không có tính chất này. Hơn nữa việc kế thừa chỉ có thể là lớp con thừa hưởng những gì lớp cha có và cho phép.

Tính đa hình (Polymorphism)

Tính đa hình trong lập trình OPP là việc có thể được thực hiện chức năng giống bằng nhiều cách khác nhau. Đây lại là một tính chất có thể nói là chứa đựng hầu hết sức mạnh của lập trình hướng đối tượng và lập trình viên có thể định nghĩa một đặc tính cho loạt những đối tượng gần nhau.

Advertisements

Hiểu một cách đơn giản hơn: Đa hình là khái niệm mà hai hoặc nhiều lớp có những phương thức giống nhau nhưng có thể thực thi theo những cách thức khác nhau trên những đối tượng khác nhau.

OOP-la-gi-05

Tính trừu tượng (Abstraction)

Tính trừu tượng thể hiện tổng quát hóa lên một cái gì đó mà không cần chú ý các chi tiết bên trong, từ đó giúp loại bỏ những thứ phức tạp, không cần thiết của đối tượng và chỉ tập trung vào những gì cốt lõi, quan trọng.

Đối với lập trình OOP, tính trừu tượng có nghĩa là chọn ra các thuộc tính, phương thức của đối tượng mà người lập trình đang tìm kiếm để giải quyết bài toán đang lập trình. Tuy một đối tượng có rất nhiều thuộc tính phương thức khác nhau, nhưng với bài toán cụ thể, ta không nhất thiết phải chọn sử dụng tất cả chúng.

Advertisements

Ưu điểm của OOP là gì?

OOP trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình hết sức phổ biến nhờ sở hữu rất nhiều ưu điểm:

  • Có khả năng mô hình hóa những thứ phức tạp thành các cấu trúc đơn giản.
  • Tái sử dụng code hiệu quả, giúp tiết kiệm tài nguyên.
  • Thao tác tìm và khắc phục lỗi trong các lớp đơn giản và ít mất thời gian hơn so với nhiều vị trí trong code.
  • Tính đóng gói giúp bảo vệ thông tin cao.
  • Biểu diễn tốt hơn thế giới thực trên máy tính qua lớp và đối tượng.

Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất

Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất

Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất

  • Java: Code Java chỉ cần viết một lần là có thể chạy mọi nơi nên rất lý tưởng cho cả những người mới tìm hiểu về nó.
  • C++: đây là ngôn ngữ lập trình thiên hướng đối tượng, được phát triển với 2 phong cách: Lập trình hướng cấu trúc tương tự C và kết hợp thêm các phong cách mang hướng đối tượng.
  • Python: là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao, dùng để phát triển website và nhiều ứng dụng khác nhau
  • PHP: ngôn ngữ lập trình đa mục đích và là ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở, chạy ở phía server và được dùng để tạo ra các ứng dụng web.

Bài viết trên, GhienCongNghe đã giúp bạn hiểu khá đầy đủ OOP là gì và những thứ liên quan mà bạn cần biết về OOP. Mặc dù những kiến thức trên khá cơ bản nhưng chắc chắn, nếu bạn quan tâm đến lập trình thì đây là những kiến thức không thể thiếu được để có thể phát triển vững chắc hơn.

Xem thêm:

Advertisements
  • Lập trình Android là gì, liệu có kiếm được nhiều tiền không?
  • HTML là gì? Cách hiểu đơn giản giúp bạn chữa bệnh mù công nghệ
  • Variable là gì mà xuất hiện trong nhiều ngành quá vậy?

Nếu thấy bài viết giải đáp OOP là gì này hữu ích với bạn, hãy Like và Share để ủng hộ GhienCongNghe tiếp tục phát triển và có nhiều bài viết chất lượng hơn nhé.

Từ khóa » đặc Trưng Của Oop