Oresol Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Biệt dược: Oresol®, Oresol 245, Oresol O.R.S…
Thành phần: Natri clorid, glucose khan, natri citrat, kali clorid
Thuốc Oresol thường được bào chế dưới dạng thuốc bột, có khi ở dạng viên sủi với hàm lượng các thành phần thay đổi tùy thuộc vào lượng nước sử dụng theo hướng dẫn.
Theo công thức mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF, hàm lượng các thành phần oresol là:
Thành phần | Hàm lượng (g/l) |
Natri clorid | 2,6 |
Glucose khan | 13,5 |
Kali clorid | 1,5 |
Natri citrat | 2,9 |
Tổng cộng | 20,5 |
Các nhà sản xuất có thể tính toán lại hàm lượng các thành phần để có công thức phù hợp cho 1 gói pha trong 200ml, 500ml hay 1 lít nước. Bạn không được tự ý chia nhỏ các gói thành nhiều lần pha để sử dụng.
Tác dụng
Tác dụng của Oresol là gì?
Oresol được dùng trong điều trị mất nước do tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.
Dùng để thay thế nước và chất điện giải bị mất trong các trường hợp: tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, sốt xuất huyết độ I, II, III (nếu trẻ uống được) hay khi hoạt động thể lực (chơi thể thao, luyện tập nặng nhọc, vận động viên, những người làm việc lâu trong môi trường nắng nóng…).
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Oresol cho người lớn như thế nào?
Phòng mất nước do tiêu chảy: dùng 10ml/kg trọng lượng cơ thể sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng. Bạn vẫn tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn bình thường nếu dung nạp tốt.
Bù mất nước nhẹ – vừa (trường hợp tiêu chảy): uống oresol 75ml/kg trong vòng 4 giờ đầu. Sau đó, nếu:
- Không còn dấu hiệu mất nước: chuyển sang liều phòng ngừa.
- Vẫn còn dấu hiệu mất nước: lặp lại liều trên.
- Xuất hiện dấu hiệu mất nước nặng: bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức, khẩn cấp bù nước qua đường truyền tĩnh mạch.
Phòng chống mất nước không do tiêu chảy: bạn uống từng ngụm Oresol theo khả năng.
Liều dùng thuốc Oresol cho trẻ em như thế nào?
- Trẻ nhũ nhi: uống 50ml/lần, ngày uống khoảng 2 – 3 lần.
- Trẻ 2 – 6 tuổi: uống 100ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
- Trẻ 6 – 12 tuổi: uống 150ml/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
Cách dùng
Bạn nên uống Oresol như thế nào?
Bạn pha 1 gói nước điện giải Oresol với lượng nước đúng theo quy định ghi trên nhãn. Có gói yêu cầu pha vào 200ml nước, có gói pha với 500ml nước và cũng có gói phải pha vào 1 lít nước. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi pha và không tự ý chia nhỏ thuốc thành nhiều lần pha.
Sau khi pha xong, bạn cần uống hết dung dịch này trong vòng 24 giờ, sau đó không nên dùng nữa.
Dùng nước nguội để pha thuốc Oresol, không pha với nước khoáng vì trong nước khoáng có sẵn các ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải. Sau khi pha xong, bạn cũng không được đun sôi dung dịch.
Khi pha Oresol vào nước, bạn sẽ có được một dung dịch hơi đục. Vì vậy, bạn cần lắc hoặc khuấy kỹ trước khi uống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng thuốc này, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng quá liều Oresol bao gồm tăng natri huyết (hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp…) do uống Oresol pha đậm đặc và triệu chứng thừa nước (mi mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim). Khi đó:
- Điều trị tăng natri huyết: truyền tĩnh mạch chậm dung dịch nhược trương và cho uống nước.
- Điều trị thừa nước: ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải, dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Dung dịch Oresol được dùng để bù nước và điện giải nên bạn chỉ sử dụng khi bị mất nước trong các trường hợp như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao… Thuốc sau khi pha chỉ nên sử dụng trong 24 giờ, nếu để qua ngày bạn nên pha một gói thuốc mới và sử dụng tiếp.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của Oresol là gì?
Bạn sẽ không gặp phải những tác dụng không mong muốn nếu pha đúng cách, đúng thể tích nước và dùng đúng liều lượng.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Thường gặp: nôn nhẹ
- Ít gặp: tăng natri huyết, bù nước quá mức (mi mắt nặng)
- Hiếm gặp: suy tim do bù nước quá mức
Nếu uống quá liều, lượng muối trong cơ thể bạn tăng cao có thể gây ra các triệu chứng như:
- Co giật, co giật cơ bắp
- Chóng mặt
- Tim đập nhanh
- Huyết áp tăng
- Cáu gắt, bồn chồn, mệt mỏi
- Sưng bàn chân hoặc cẳng chân
Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Thận trọng/ Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Oresol, bạn nên lưu ý những gì?
Bạn cần tuân theo đúng cách pha và lượng dung dịch cho uống như đã hướng dẫn. Nếu dung dịch pha quá loãng và/ hoặc lượng cho uống ít hơn lượng đề nghị sẽ không cung cấp đầy đủ nước, các chất điện giải và glucose. Ngoài ra, dung dịch quá đậm đặc và uống nhiều hơn mức yêu cầu có thể dẫn đến quá tải nước và chất điện giải, đặc biệt lưu ý khi bạn sử dụng với trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ tuổi.
Cần cho trẻ bú mẹ và uống nước giữa các lần uống nước điện giải Oresol để tránh tăng natri huyết. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, bạn chỉ uống thuốc khi liệu pháp tiêm truyền không có sẵn để thực hiện.
Một số đối tượng không được sử dụng gồm:
- Người bị rối loạn dung nạp glucose
- Bệnh nhân suy thận cấp, xơ gan
- Người bị tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột
- Vô niệu hoặc giảm niệu
- Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc
Bà bầu có uống Oresol được không?
Thuốc này có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác thuốc
Thuốc Oresol có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc Oresol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc Oresol có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Bạn cần tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác chứa các chất điện giải như nước trái cây hoặc thức ăn có muối cho tới khi ngừng điều trị để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh tiêu chảy do thẩm thấu.
Dung dịch bù nước không được pha loãng với nước vì pha loãng làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển glucose – natri.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hướng đến thuốc Oresol?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản
Bạn nên bảo quản thuốc Oresol như thế nào?
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
Từ khóa » Cách Pha Nước Biển Khô Oresol
-
Cách Pha Và Uống Oresol Khi Bị Tiêu Chảy - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Pha Nước điện Giải Tại Nhà | Vinmec
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Oresol | Vinmec
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Oresol Và Cách Pha Chế Tại Nhà
-
Mách Bạn Cách Pha Nước Muối đường Trị Tiêu Chảy
-
Oresol Là Thuốc Gì Và Cách Sử Dụng An Toàn, Hiệu Quả | Medlatec
-
Cách để Pha Dung Dịch Muối Bù Nước Qua Đường Uống (ORS)
-
Hướng Dẫn Pha Oresol để Uống Khi Bị Tiêu Chảy - Wiki Phununet
-
Cách Pha Oresol Chuẩn Y Khoa Và Các Loại Nước Thay Thế Cho Trẻ
-
Cách Làm Nước điện Giải Ngay Tại Nhà, Tiết Lộ 5 Cách Siêu Dễ
-
Sử Dụng Oresol đúng Cách | Sở Y Tế Nam Định
-
Cách Pha Oresol Và Một Số Loại Dung Dịch Thay Thế - Drugs Of Canada
-
Oresol Là Thuốc Gì? Bao Nhiêu Loại? Cách Pha, Lưu ý Sử Dụng
-
Tập San - Sở Khoa Học Và Công Nghệ Đồng Nai