Orpheus – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Orpheus (tiếng Hy Lạp: Ορφεύς) là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, con trai của vua Oeagrus xứ Thrace và nữ thần thi ca (muse) Calliope. Trong một số truyền thuyết khác thì Orpheus là con trai của Apollo và Calliope. Orpheus không được đề cập đến trong các tác phẩm của Homer và Hesiod, nhưng được biết đến vào thời của Ibycus (khoảng 530 TCN), một trong 9 thi sĩ danh tiếng của Hy Lạp cổ đại.
Nhiều giả thuyết cho rằng Orpheus là một trong những đại thi hào, nhạc sĩ thuở sơ khai, là người sáng tạo ra hoặc cải tiến chiếc đàn lyre. Pindar, một nhà thơ khác trong 9 thi sĩ danh tiếng của Hy Lạp cổ đại đã gọi Orpheus là "cha đẻ của thi ca". Tương truyền rằng những bài hát của Orpheus có thể làm xiêu lòng vạn vật, và khiến cho đất trời, thần linh phải rơi lệ. Theo Pindar, Orpheus, với tay đàn và giọng ca của mình, đã góp một phần không nhỏ vào chuyến hành trình của Jason và thủy thủ đoàn Argonauts.
Truyện kể rằng Eurydice, vợ của Orpheus, bị rắn cắn chết trong ngày cưới. Đau lòng trước cái chết của nàng, Orpheus cất lên tiếng ca đau thương, khiến cho thiên nhiên, thần tiên phải rơi lệ. Tìm đường xuống địa phủ, với cây đàn lia (lyre) và tài âm nhạc của mình, Orpheus đã thuyết phục Hades và Persephone, vị vua và hoàng hậu của âm phủ, động lòng thương, cho phép Eurydice về lại dương gian, với một điều kiện: cho đến khi cả hai lên đến được dương thế, Orpheus phải giữ im lặng và không được ngoái lại nhìn người vợ đi đằng sau. Thoạt đầu Orpheus cũng làm theo lời dặn. Nhưng, khi họ đã đi được một thời gian lâu mà Orpheus không nghe thấy tiếng bước chân và hơi thở của nàng Eurydice, chàng đánh liều quay đầu lại. Và rồi hình ảnh nàng Eurydice lùi thật nhanh về phía địa phủ rồi biến mất, nhanh đến nỗi Orpheus chỉ kịp gọi tên vợ lần cuối. Orpheus vội quay lại nhưng người lái đò địa phủ không cho phép chàng đến địa ngục lần nữa dù Orpheus đã quỳ ở đó đến 7 ngày 7 đêm.
Khi chàng trở về dương gian thì Orpheus không còn quan tâm đến cô gái nào khác nữa, vì vậy mà chàng bị người ta xem là ngạo mạn. Và rồi trong một hôm lễ hội rượu nho của thần Dionysus, chàng đã bị một lũ đàn bà say rượu đánh đến chết và quẳng xác chàng xuống sông. Kỳ lạ thay, Orpheus chết mà đàn vẫn vang lên tiếng hát tha thiết, yêu thương.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
- Thần thoại Hy Lạp
- Bài viết có bản mẫu Hatnote trỏ đến một trang không tồn tại
- Tất cả bài viết sơ khai
- Sơ khai
Từ khóa » đàn Trong Thần Thoại Hy Lạp
-
Đàn Lia – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhạc Cụ Của Người Hy Lạp Cổ đại | Mobile - TẠ THÂM
-
Tiếng đàn Lyre Trong Thần Thoại Hy Lạp - DuyenDangVietNam
-
Top 14 đàn Trong Thần Thoại Hy Lạp
-
Epic - Truyền Thuyết đàn Lyre Lyre Là Một Loại đàn Dây... - Facebook
-
Bút Ngọc Trai Hermes - BluSaigon
-
Nguồn Gốc Cây đàn Lyde Và Vì Sao Con Quạ Có Mầu Lông đen?
-
6 Biểu Tượng Của Thần Hy Lạp Apollo
-
Top 15 Nhân Vật Nổi Tiếng Nhất Trong Thần Thoại Hy Lạp
-
Chàng Oóc-phê Và Cây đàn Lia [Thần Thoại Hy Lạp] - Thế Giới Cổ Tích
-
Tượng Hy Lạp Apollo Và Artemis 32 Cm | Shopee Việt Nam
-
Hermes - Wiki Là Gì
-
Apollo: Một Vị Thần Trong Thần Thoại Hy Lạp Tượng Trưng Cho ánh ...