Oxit Axit: Định Nghĩa, Cách Gọi Tên, Tính Chất Và Bài Tập Thực Hành

Định nghĩa oxit axit là gì?

Oxit axit là gì? Oxit axit là hợp chất hóa học của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Nguyên tố còn lại là phi kim hoặc kim loại có hóa trị cao. Trong đó, oxit axit có tính axit, nghĩa là chúng phản ứng với nước tạo thành axit hoặc tác dụng với bazơ tạo thành muối hóa học.

Oxit axit gồm những chất nào? Oxit axit gồm những chất: Oxit của phi kim và oxit của kim loại có hóa trị cao.

Ví dụ:

  • Oxit của phi kim: CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5,...
  • Oxit của kim loại có hóa trị cao: CrO3, Mn2O7, V2O5,...

Một số oxit axit phổ biến bao gồm:

  • Cacbon dioxit (CO2)
  • Lưu huỳnh đioxit (SO2)
  • Lưu huỳnh trioxit (SO3)
  • Nitric oxit (NO)
  • Nitric dioxide (NO2)
  • Photpho trioxide (P2O5)

Tìm hiểu định nghĩa oxit axit. (Ảnh: Shutterstock.com)

Cách gọi tên oxit axit

Tên oxit axit: (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’

Chỉ số

Tên tiền tố

Ví dụ (nếu có)

1

Mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường)

CO: Cacbon oxit

2

Đi

CO2: Cacbondioxit

3

Tri

SO3: Lưu huỳnh trioxit

4

Tetra

5

Penta

N2O5: Đinitơ pentaoxit

6

Hexa

7

Hepa

Tính chất hóa học của oxit axit

Trong chương trình học phồ thông, tính chất hóa học của oxit axit gồm: Tác dụng với nước, tác dụng với bazơ và tác dụng oxit bazơ.

Tìm hiểu tính chất oxit axit. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác dụng với nước

Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit (sách giáo khoa Hóa học 9, NXB Giáo dục Việt Nam).

Ví dụ: Điphotpho pentaoxit P2O5 tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit photphoric (H3PO4).

P2O5 (r) + 3H2O (l) → 2H3PO4 (dd)

Thí nghiệm với nhiều oxit axit khác như lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3), đinitơ pentaoxit (N2O5)… chúng ta cũng thu được những dung dịch axit tương ứng.

Tác dụng bazơ

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

CO2 (k) + Ca(OH)2 (dd) → CaCO3 (r) + H2O (l)

Các oxit axit khác như lưu huỳnh đioxit (SO2), Điphotpho pentaoxit (P2O5)... cũng cho ra phản ứng tương tự.

Tác dụng với oxit bazơ

Bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh được rằng một số oxit bazo (BaO, CaO, Na2O…) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

BaO (r) + CO2 (k) → BaCO3 (r)

Kết luận: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.

Các bài viết không thể bỏ lỡ \displaystyle

Cacbon oxit (CO) là gì? Tính chất và các ứng dụng phổ biến

\displaystyle

Cacbon dioxit (CO2) là gì? Tính chất, cách điều chế, ứng dụng và bài tập chi tiết

\displaystyle

Axit cacbonic (H2CO3): Định nghĩa, tính chất, và ứng dụng

Bài tập về oxit axit SGK kèm lời giải

Những bài tập về oxit (bao gồm cả oxit axit và oxit bazơ) trong SGK/ SBT Hóa học 9, NXB Giáo dục Việt Nam dưới đây sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm chắc hơn kiến thức lý thuyết ở trên.

Thực hành làm bài tập hóa học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài 1 (Bài tập 1 - SGK Hóa học 9, trang 6)

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a/ Nước.

b/ Axit clohiđric.

c/ Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

Gợi ý đáp án:

a) Những oxit tác dụng với nước là SO3 và CaO. Ta có phương trình phản ứng:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric là CaO và Fe2O3. Ta có phương trình phản ứng:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit là SO3. Ta có phương trình phản ứng:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Các giải pháp giúp con phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Bài 2 ( Bài tập 4 - SGK Hóa học 9, trang 6)

Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a/ nước để tạo thành axit.

b/ nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c/ dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d/ dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

Gợi ý đáp án:

a/ CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

b/ Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c/ Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d/ CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Bài 3 (Bài tập 5 SGK Hóa học 9, trang 6)

Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

Gợi ý đáp án:

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm (dư) (Ca(OH)2, NaOH… khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Hoặc:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Xem thêm:

  1. Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
  2. Muối là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z và bài tập thực hành
  3. Nhôm là kim loại gì? Các tính chất, ứng dụng và cách sản xuất nhôm

Ngoài những thông tin về oxit axit ở trên, chuyên mục “Kiến thức cơ bản” trên website Monkey còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích xung quanh môn Hóa học, Vật lý, Toán…Các bạn hãy ghé đọc website thường xuyên để tích lũy thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.

Từ khóa » Các Loại Oxit