Oxit Là Gì? Công Thức, Cách Gọi Tên Và Phân Loại Oxit? - TopLoigiai

Nhắc tới oxi, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết về nó và đã nghe qua phản ứng của oxi với các kim loại và phi kim. Vậy sản phẩm tạo ra từ các phản ứng đó được gọi là gì? Oxit axit hay oxit bazo hay tên gì khác? Công dụng của chúng trong đời sống hàng ngày ra sao?

Để giải đáp các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về oxit, để biết rõ nó là gì, có công thức ra sau và có tính chất gì nhé.

Oxit là gì? Công thức, Cách gọi tên và Phân loại oxit?
Mục lục nội dung Oxit là gì? công thức của Oxit, phân loại và tính chất từng loại Oxit?I. Oxit là gì?II. Công thức của OxitIII. Các loại oxit và tính chất của từng loạiIV. Cách gọi tên OxitBài tập vận dụng về oxit1. Đề bàiĐáp ánGiải bài tập sách giáo khoa Bài 26Giải bài tập sách bài tập Bài 26 

Oxit là gì? công thức của Oxit, phân loại và tính chất từng loại Oxit?

I. Oxit là gì?

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

- Ví dụ: Các hợp chất Oxit như: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2,...

II. Công thức của Oxit

- Công thức chung của Oxit là: MxOy 

Ví dụ công thức của CO2

Oxit là gì? Công thức, Cách gọi tên và Phân loại oxit? (ảnh 2)

- Trong đó: Gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x theo đúng quy tắc về hóa trị: II.y = n.x

III. Các loại oxit và tính chất của từng loại

Oxit là gì? Công thức, Cách gọi tên và Phân loại oxit? (ảnh 3)

1. Oxit axit

Oxit axit thường là oxit của phi kim, khi cho oxit tác dụng với nước thì thu được một axit tương ứng.

Ví dụ:

CO2: axit tương ứng là axit cacbonic H2CO3

SO2: axit tương ứng là axit sunfuric H2SO4

P2O5: axit tương ứng là axit phophoric H3PO4

Một vài tính chất của Oxit axit như sau: 

Tính tan: Đa số các oxit axit khi hoà tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2:

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

FeO + HCl → FeCl2 + H­2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Tác dụng với oxit bazơ tan: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo muối:

SO3 + CaO -> CaSO4

P2O5 +3Na2O -> 2Na3PO4

Tác dụng với bazơ tan: Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ phản ứng sẽ cho ra nước + muối trung hoà, muối axit hay hỗn hợp 2 muối:

* Gốc axit tương ứng có hoá trị II:

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 1:

NaOH +SO2 -> NaHSO3  (Phản ứng tạo muối axit)

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

2KOH +SO3 -> K2SO3 +H2O (Phản ứng tạo muối trung hoà)

– Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II:

Tỉ lệ mol OA: B là 1:

CO2 +Ca(OH)2 ->CaCO3 (Phản ứng tạo muối trung hoà)

Tỉ lệ mol OA: B là 2:

SiO2 + Ba(OH)2 ->BaSiO3 (Phản ứng tạo muối axit)

* Đối với axit có gốc axit hoá trị III:

– Đối với kim loại có hoá trị I:

Tỉ lệ mol B: OA là 6:

P2O5 +6NaOH ->2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 4:

P2O5 +4NaOH ->2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol B: OA là 2:

P2O5 + 2NaOH +H2O ->2NaH2PO4

2. Oxit bazơ

Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Ví dụ:

CaO: bazơ tương ứng là canxi hidroxit Ca(OH)2

CuO: bazơ tương ứng là đồng hidroxit Cu(OH)2

Fe2O3: bazơ tương ứng là Fe(OH)3

Na2O : bazơ tương ứng là NaOH

Một vài tính chất của Oxit bazơ như sau

Tác dụng với nước: Chỉ có oxit bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ là tác dụng với nước. Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là: Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.

Công thức: R2On + nH2O —> 2R(OH)n (n là hóa trị của kim loại R).

R(OH)n tan trong nước, dung dịch thu được ta gọi chung là dung dịch bazơ hay dung dịch kiềm (dung dịch bazơ tan). Các dung dịch bazơ này thường làm giấy quì tím chuyển sang màu xanh và làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.

Tác dụng với axit: Hầu hết các oxit bazơ tác dụng với axit (Thường là HCl hoặc H2SO4) tạo thành muối và nước.

Công thức: Oxit bazơ + Axit —> Muối + H2O

Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (tan được trong nước).

Công thức: Oxit bazơ + Oxit axit —-> Muối

Ngoài ra, còn có oxit lưỡng tính và oxit trung tính

- Oxit lưỡng tính: là oxit có thể tác dụng với axit hoặc bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3,ZnO

- Oxit trung tính: là oxit không phản ứng với nước để tạo ra bazơ hay axit nhưng oxit này không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.Ví dụ: CO, NO,..

IV. Cách gọi tên Oxit

1. Đối với kim loại, phi kim chỉ có một hoá trị duy nhất

Cách gọi tên oxit như sau: tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Ví dụ:

  • K2O: Kali oxit

NO: Nito oxit

CaO: Canxi oxit

Al2O3: Nhôm oxit

Na2O: Natri oxit

2. Đối với kim loại có nhiều hoá trị

Cách gọi tên như sau: tên oxit = tên kim loại ( hoá trị ) + oxit

Ví dụ:

FeO : sắt (II) oxit

Fe2O3: sắt (III) oxit

CuO: đồng (II) oxit

3. Đối với phi kim loại có nhiều hoá trị

Cách gọi tên như sau:

Tên oxit = ( tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim ) tên phi kim + ( tiền tố chỉ số nguyên tử oxit ) oxit

Tiền tố:  - Mono: nghĩa là 1.

              - Đi      : nghĩa là 2.

              - Tri     : nghĩa là 3.

              - Tetra : nghĩa là 4.

              - Penta : nghĩa là 5.

Vi dụ:

- SO2 : Lưu huỳnh đioxit.

- CO2 : Cacbon đioxit.

- N2O3 : Đinitơ trioxit.

- N2O5 : Đinitơ pentaoxit.

Bài tập vận dụng về oxit

1. Đề bài

Bài 1: Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2.

a) CTHH nào là CTHH của oxit.

b) Phân loại oxit axit và oxit bazơ.

c) Gọi tên các oxit đó.

Bài 2: Cho các oxit sau: SO2, CaO, Al2O3, P2O5.

a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào?

b) Viết phương trình phản ứng điều chế các oxit trên. 

Bài 3: Hoàn thành bảng sau:

 

Thành phần CTHH Phân loại Tên gọi
N (V) và O      
Fe (III) và O      
S (IV) và ) O      
Mg và O      

Bài 4: Hoàn thành bảng sau:

CTHH Loại oxit Tên gọi
CO2    
CuO    
Na2O    
N2O5    
SO3    
FeO    

Bài 5: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ.

Bài 6: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.

Bài 7: CTHH của một sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO. Xác định CTHH của oxit

Đáp án

Bài 1:

Các CTHH của oxit là: BaO, ZnO, SO3, CO2.

- Oxit bazo:

BaO: Bari oxit

ZnO: Kẽm oxit

- Oxit axit:

SO3: Lưu huỳnh trioxit

CO2: Cacbon đioxit

Bài 2:

- SO2 tạo nên từ 2 đơn chất là S và O2.

- CaO tạo nên từ 2 đơn chất là Ca và O2.

- Al2O3 tạo nên từ 2 đơn chất là Al và O2.

- P2O5  tạo nên từ 2 đơn chất là P và O2.

Bài 3: 

Thành phần CTHH Phân loại Tên gọi
N (V) và O N2O5 Oxit axit Đi nitơ pentaoxit
Fe (III) và O Fe2O3 Oxit bazo Sắt (III) oxit
S (IV) và ) O SO2 Oxit axit Lưu huỳnh đioxit
Mg và O MgO Oxit bazo Magie oxit

Bài 4: 

CTHH Loại oxit Tên gọi
CO2 Oxit axit Cacbon đioxit
CuO Oxit bazo Đồng (II) oxit
Na2O Oxit bazo Natri oxit
N2O5 Oxit axit Đinitơ pentaoxit
SO3 Oxit axit Lưu huỳnh trioxit
FeO Oxit bazo Sắt (II) oxit

Bài 7

CTHH của oxit: FexOy. => =>

Vậy CTHH là Fe2O3.

Giải bài tập sách giáo khoa Bài 26

Xem ngay các bài giải tại đây

Giải bài tập sách bài tập Bài 26 

Xem ngay các bài giải tại đây

Trên đây là những thông tin về oxit mà Top lời giải đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã biết được oxit là gì? Công thức, cách gọi tên, phân loại oxit? Và một số dạng bài tập về oxit hay. Chúc các bạn học tập tốt và đón xem các bài học tiếp theo của Top lời giải nhé!

Từ khóa » Kể Tên Oxit Axit