Oxit Là Gì, Phân Loại Oxit, Cách Gọi Tên Oxit

Oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxitTính chất hóa học của oxitBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxit

  • A. Tài liệu học tập Hóa 8 kì 2
  • B. Một số tài liệu ôn thi giữa học kì 2 Hóa 8
  • C. Nội dung Oxit
    • I. OXIT LÀ GÌ?
    • II. PHÂN LOẠI OXIT
    • 1. Oxit axit là gì?
    • 2. Oxit bazơ là gì
    • III. CÁCH GỌI TÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH CŨ
    • IV. CÁCH GỌI TÊN OXIT THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
    • 1. Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide - oxit bazơ)
    • 2. Đối với oxide của phi kim (hoặc acidic oxide – oxit axit của kim loại)
    • V. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxit được VnDoc biên soạn giúp giải đáp thắc mắc của bạn đọc về các câu hỏi học tập liên quan đến oxit, oxit là gì, cách gọi tên oxit.... Kèm theo các dạng câu hỏi bài tập, giúp củng cố luyện tập các kĩ năng thao tác làm bài tập liên quan đến oxit.

A. Tài liệu học tập liên quan.

  • Tính chất hóa học của Oxit Axit
  • Axit là gì? Tính chất hóa học của axit
  • Tính chất Các loại hợp chất vô cơ
  • Oxit lưỡng tính là gì? Các oxit lưỡng tính
  • Oxit trung tính là gì? Tính chất hóa học của oxit trung tính
  • 100 Câu hỏi trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazơ - Muối
  • Tính chất hóa học Oxit Bazơ

B. Một số tài liệu ôn thi giữa học kì 2 Hóa 8

  • Đề thi Hóa giữa kì 2 lớp 8 Đề 2
  • Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Hóa học - Số 1

C. Nội dung Oxit

I. OXIT LÀ GÌ?

Định nghĩa

Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

CTTQ: MxOy Gồm có kí hiệu oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu nguyên tố M (có hóa trị n) chỉ số x, theo quy tắc hóa trị ta có: 2. y = n . x

II. PHÂN LOẠI OXIT

Chia thành 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ

1. Oxit axit là gì?

Định nghĩa: Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.

Ví dụ:

CO2 tương với axit H2CO3

SO3 tương ứng với H2SO4

P2O5 tương ứng với H3PO4

2. Oxit bazơ là gì

Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ

Ví dụ:

Na2O tương ứng với bazơ NaOH

Cu2O tương ứng với bazơ Cu(OH)2

III. Tính chất hóa học của Oxit

Mỗi loại oxit lại có các tính chất hóa học khác nhau, cụ thể:

1. Tính chất của oxit axit

  • Tác dụng với nước: Khi cho oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo ra một loại axit tương ứng.

SO2 + H20 → H2SO4

  • Tác dụng với bazo: Oxit axit tác dụng được với 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

  • Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối tương ứng.

Na2O + CO2 → NaCO3

CaO + CO2 → CaCO3

2. Tính chất của oxit bazơ

  • Tác dụng với nước: Chỉ có 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là Na2O, CaO, K2O và BaO là có khả năng tác dụng với nước. Sau quá trình phản ứng, chúng ta sẽ thu được dung dịch kiềm.

BaO + H2O → Ba(OH)2

Na2O + H2O → NaOH

  • Tác dụng với axit: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối tương ứng và nước.

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

  • Tác dụng với oxit axit: Oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối

Na2O + CO2 → NaCO3

CaO + CO2 → CaCO3

IV. CÁCH GỌI TÊN THEO CHƯƠNG TRÌNH CŨ

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

NO: nito oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)…

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

Ví dụ:

Fe2O3 - Sắt (III) oxit

FeO - Sắt (II) oxit

Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV...)

Tên oxit: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)

1: mono

2: đi

3: tri

4: tetra

5: penta

Ví dụ:

CO - cacbon monoxit, đơn giản cacbon oxit

CO2 - cacbon đioxit, cách gọi khác (cacbonnic)

V. CÁCH GỌI TÊN OXIT THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Mở rộng: Theo chương trình Hóa học mới, tên gọi nguyên tố danh pháp một số hợp chất vô cơ theo danh pháp IUPAC. Mời các bạn tham khảo.

OXIDE (OXIT)

“oxide” - /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/ - “óoc-xai-đ”

1. Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide - oxit bazơ)

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE

Ví dụ: Na2O: sodium oxide - /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/ - /sâu-đì-ầm óoc-xai-đ/.

MgO: magnesium oxide - /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/ - /mẹg-ni-zi-ầm óoc-xai-đ/.

2. Đối với oxide của phi kim (hoặc acidic oxide – oxit axit của kim loại)

CÁCH 1: Tên phi kim + (Hóa trị) + Oxide

CÁCH 2: Số lượng nguyên tử + Tên nguyên tố + Số lượng nguyên tử Oxygen + Oxide

Lưu ý: Số lượng nguyên tử/ nhóm nguyên tử được quy ước là mono /mô-nầu/, di /đai/, tri /trai/, tetra /tét-trờ/, penta /pen-tờ/,…

Theo quy tắc giản lược nguyên âm: mono-oxide = monoxide, penta-oxide = pentoxide.

Ví dụ: SO2: sulfur (IV) oxide - /sâu-phờ (phor) óoc-xai-đ/ hay sulfur dioxide - /sâu-phờ đai-óoc-xai-đ/

CO: carbon (II) oxide - /ka-bần (tuu) óoc-xai-đ/ hay carbon monoxide - /ka-bần mô-nâu-xai-đ/

VI. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit axit?

A. CO2, SO3, Na2O, NO2.

B. CO2, SO2, P2O5, CaO.

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5.

D. SiO2, CO2, P2O5, CuO.

Câu 2: Để khử chua đất trồng, người ta sử dụng CaO. Dựa vào tính chất hóa học nào dưới đây mà CaO được dùng làm chất khử chua đất trồng?

A. Tác dụng với axit.

B. Tác dụng với bazơ.

C. Tác dụng với oxit axit.

D. Tác dụng với muối.

Câu 3: Trong các oxit sau: CuO, CaO, P2O5, FeO, Na2O, các oxit phản ứng được với nước ở điều kiện thường gồm

A. CaO, P2O5, FeO.

B. CuO, CaO, P2O5.

C. P2O5, FeO, Na2O.

D. CaO, P2O5, Na2O.

Câu 4: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. N2 và H2S.

B. O2 và CO2.

C. SO2 và NO2.

D. NH3 và HCl.

Câu 5: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rât tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nó cũng được dùng để làm mưa nhân tạo. Nước đá khô là:

A. CO rắn.

B. H2O rắn.

C. CO2 rắn.

D. SO2 rắn.

Câu 6: Trong công nghiệp lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách

A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.

B. nhiệt phân CaSO3 ở nhiệt độ cao.

C. cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

D. đốt quặng pirit sắt.

Câu 7: Cho các chất sau: BaO, CaCO3, K2O, Fe3O4, Na2O, N2O, KMnO4. Có bao nhiêu chất là oxit?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 8: Trên mặt nước ở các hố vôi lâu ngày có lớp màng cứng. Lớp màng này được tạo thành do Ca(OH)2 phản ứng với khí X có trong không khí. Vậy khí X là

A. N2.

B. O2.

C. CO2.

D. CO.

Câu 9: Cho các oxit: Na2O, CaO, SO2, CO2. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thích hợp là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 10: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, NO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong dư, khí thoát ra là

A. CO, NO.

B. CO2, NO.

C. SO2, CO.

D. CO2 và SO2.

Câu 11: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Có thể loại bỏ những tạp chất này ra khỏi CO bằng

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch H2SO4.

C. dung dịch Ca(OH)2.

D. nước.

Câu 12: Oxit nào sau đây giàu oxi nhất?

A. Al2O3.

B. N2O3.

C. P2O5.

D. Fe3O4.

Câu 13: Chất nào sau đây có thể được làm khô bằng canxi oxit?

A. H2.

B. CO2.

C. SO2.

D. HCl.

Câu 14: Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím, có thể phân biệt được dãy các oxit nào sau đây?

A. MgO; Na2O; K2O.

B. P2O5; MgO; K2O.

C. Al2O3; ZnO; Na2O.

D. SiO2; MgO; FeO.

Câu 15: Trong dãy các oxit sau: Na2O; H2O; Al2O3; CO2; N2O5; FeO; SO3; P2O5; BaO. Số oxit axit và oxit bazơ tương ứng lần lượt là

A. 4 và 3.

B. 3 và 4.

C. 5 và 4.

D. 7 và 2.

Câu 16: Oxit phản ứng được với cả CO2, H2O và dung dịch HCl là

A. ZnO.

B. MgO.

C. CaO.

D. Al2O3.

Câu 17: Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng: CaO và P2O5

A. NaOH.

B. NaCl.

C. Dd axit clohiđric.

D. Dung dịch phenolphtalein.

Câu 18: Oxit của một nguyên tố R (có hóa trị II trong hợp chất) có chứa 20% oxi về khối luợng. Nguyên tố R là

A. Ca.

B. Mg.

C. Fe.

D. Cu.

Câu 19: Oxit là

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

Câu 20: Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 21: Oxit Bazơ là

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 22: Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 23: Oxit trung tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 24: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2

B. Na2O.

C. SO2

D. P2O5

Câu 25: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.

B. CuO.

C. P2O5.

D. CaO.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 

1 C2 A3 D4 C5 C
6 D7 A8 C9 C10 D
11 C12 B13 A14 B15 A
16 C17 A18 C19 C20 B
21 A22 B23 C24 B25 C

2. Phần bài tập tự luận

Bài 1: A, B là 2 chất khí ở điều kiện thường, A là hợp chất của nguyên tố X với oxi (trong đó oxi chiếm 50% khối lượng), còn B là hợp chất của nguyên tố Y với hiđro (trong đó hiđro chiếm 25% khối lượng). Tỉ khối của A so với B bằng 4. Xác định công thức phân tử A, B. Biết trong 1 phân tử A chỉ có một nguyên tử X, 1 phân tử B chỉ có một nguyên tử Y.

Hướng dẫn giải bài tập 

A có công thức tổng quát: A:XOn; B:YHm

Trong A, Oxi chiếm 50% khối lượng:

=> 50\;=\frac{\;16n.100}{X+16n}\(50\;=\frac{\;16n.100}{X+16n}\)

<=> 50X + 800n = 1600n

<=> X = 16n

  • Khi n = 1 => X= 16 (loại)
  • Khi n = 2 =>X = 32 (S)
  • Khi n = 3 => X = 48 (loại)
  • Khi n = 4 =>X = 64 (loại). (Vì Cu có hóa trị I và II )

Vậy X là Lưu huỳnh

=>Công thức phân tử của A: SO2

Trong B, Hidro chiếm 25% khối lượng

=> 25=\frac{m.100}{Y+m}\(25=\frac{m.100}{Y+m}\)

<=> 25Y + 25m = 100m

=>Y = 3m (I)

\frac{M_{SO_2}}{M_{YH_m}}=\frac14\(\frac{M_{SO_2}}{M_{YH_m}}=\frac14\)

=>MYHm = 16 (g/mol)

<=>Y + m=16<=>Y + m=16

Thay (I) vào, ta được:

3m + m = 16

=>m = 4

=>Y = 3m = 12(C) => Công thức phân tử của B: CH4

Bài 2: Một oxit của kim loại M có %M = 63,218. Tìm công thức oxit.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức tổng quát của oxit là: MxOy

%O = 100 - 63.218 = 36.782 (%)

Theo đề bài ta có: \frac{M_x}{63.218}=\frac{16y}{36.782}\(\frac{M_x}{63.218}=\frac{16y}{36.782}\)

=> 36.782Mx = 1011.488y

=> Mx = 27.5y => M = 27.5y/x

  • Nếu x = 1, y = 1 => M = 27.5 (loại)
  • Nếu x = 2, y = 1 => M = 55 (Mn)
  • Nếu x = 3, y = 1 => Loại

Vậy công thức của oxit là: MnO2

Bài 3: Một oxit (A) của nitơ có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxit A.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức của oxit là NxOy

Vì dNxOy/kk = 1,59 => MNxOy = 1,59.29 ≈ 46,11

=> MNxOy = 46

=> 14x + 16y = 46 (x,y nguyên)

Giả sử x = 0 => y ≤ 2,875 => y ≤ 2

  • Khi y = 1 thì x = 2,14 (loại)
  • Khi y = 2 thì x = 1 (thoả mãn)

Vậy công thức oxit là NO2.

Bài 4: Khử 9,6g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, người ta thu được Fe và 2,88g H2O.

a/ Viết các PTHH xảy ra.

b/ Xác định thành phần % của 2 oxit trong hỗn hợp.

c/ Tính thể tích H2 (đktc) cần dùng để khử hết lượng oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Phương trình phản ứng hóa học

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Gọi nFeO là x; nFe2O3 là y, ta có:

\left\{\begin{array}{l}72x+160y=9,6\\18x+54y=2,88\end{array}\right.\(\left\{\begin{array}{l}72x+160y=9,6\\18x+54y=2,88\end{array}\right.\)

⇒ x = 0,03 (mol); y = 0,06 (mol)

⇒mFeO = 0,03.72 =2,16 (g)

⇒%FeO = 2,16.100/9,6 = 22,5 %

⇒%Fe2O3 = 100 − 22,5 = 77,5 %

b,Theo 2 phương trình, ta có:

nH2 = nH2O = 2,88/18 = 0,16 (mol)

⇒VH2= 0,16.22,4 = 3,584 (l)

Bài 5:

a) Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong các hợp chất: CaO, SO2, P2O5, NO, K2O.

b) Trong một oxit của kim loại R (hóa trị I), nguyên tố oxi chiếm 25,806% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi CTHH của oxit là R2O

%mR = 100% − 25,806% = 74,194%

⇒ 2.MR/(2.MR + 16) = 0,74194⇒

⇔ 1,48388.MR + 11,87104 = 2.MR

⇔ 0,51612.MR = 11,87104

⇔ MR = 23 ⇔ MR = 23

⇒ R là Natri (Na)

⇒ Công thức phân tử của oxit là Na2O: Natri oxit

Bài 6: Trong một oxit của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429%về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi CT của oxit kim loại R là RO (x,y ∈N*)

%mR = 71,43% ⇒ MR/(MR +16) = 0,7143

⇔ MR =0,7143.MR + 11,4288

⇔ MR = 40

⇒ R là Ca.

Bài 7: Trong một oxit của phi kim X (hóa trị IV), nguyên tố O chiếm 40% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Ta có : O hóa trị II còn X hóa trị IV

=> Công thức tổng quát: XO2

ta có: %MX = MX/(MX+16.2).100% = 40

=> MX = 40%.16.2/100% ≃12 (g)

=> X là cacbon

Công thức hóa học:CO2

Tên gọi: Cacbon đioxit

Bài 8: Một oxit sắt trong đó nguyên tố sắt chiếm 70% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải

Khối lượng mol của mỗi nguyên tố bằng:

mFe = 160.70% = 112 (g)

mO = 160 - 112 = 48 (g)

Số mol của mỗi nguyên tử bằng

nFe = 112/56= 2 (mol)

nO = 48/16 = 3 (mol)

Vậy công thức hóa học của hợp chất là: Fe2O3

Bài 9: Cho 12 gam CuO tác dụng với lượng dư dung dịch HCl.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính khối lượng muối thu được.

Đáp án hướng dẫn giải 

a/ Phương trình phản ứng hóa học

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b/

Theo phương trình hóa học:

nCuCl2 = nCuO = 12/80 = 0,15 (mol)

→ mCuCl2 = 0,15.135 = 20,25 (gam)

Bài 10: Cho CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được 1,8 gam kết tủa theo phương trình hóa học:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Tính thể tích khí CO2 đã tham gia phản ứng (ở đktc).

Đáp án hướng dẫn giải 

Phương trình phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo phương trình hóa học:

nCO2 pư = nCaCO3 = 1,8/100 = 0,018 (mol)

→VCO2 = 0,018.22,4 = 0,4032 (lít)

Bài 11: Biết 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

c. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) Phương trình hóa học:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

b) Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2:

Số mol CO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

Phương trình hóa học: CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Theo phản ứng: 0,2 → 0,2 → 0,2

Theo phương trình hóa học số mol Ba(OH)2 có trong 200 ml dung dịch là 0,2 mol (do đề bài cho biết tác dụng vừa hết)

CMBa(OH)2 = 0,2/0,2 = 1M

c) Khối lượng chất kết tủa là

Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO3 có số mol là 0,2

mBaCO3= 0,2.197 = 39,4 gam

Bài 12: Cho 16 gam Fe2O3 tan hết trong 248 gam dung dịch HCl (vừa đủ)

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính khối lượng HCl phản ứng

c) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu đc sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nFe2O3 = 16/160 = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

0,1 → 0,6 → 0,2 (mol)

b) Từ phương trình phản ứng ta có:

nHCl = 6nFe2O3 = 0,6 mol

=> mHCl = 0,6.36,5 = 21,9 (g)

c) nFeCl3 = 2nFe2O3 = 0,2 mol

=> mFeCl3 = 0,2.162,5 = 32,5 (g)

mdd sau phản ứng: 248 +16 = 264 (g)

C%muối = 32,5:264.100 = 12.3%

Bài 13: Để hòa tan 4,8 gam oxit của kim loại A (hóa trị II) cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 0,6M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa muối ASO4 tương ứng. Tìm công thức của oxit kim loại A.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đặt công thức của oxit kim loại là MO.

nH2SO4 = CM.V = 0,2.0,6 = 0,12 mol

Phương trình hóa học

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

0,12 ← 0,12 (mol)

MMO = mMO : nMO = 4,8 : 0,12 = 40

=> M = 40 – 16 = 24

Vậy M là Magie. Công thức của oxit là MgO

Bài 14: Cho 4 gam CuO tác dụng với dung dịch chứa 2,92 gam HCl theo phương trình sau:

CuO + HCl → CuCl2 + H2O

a) Cân bằng phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) Phương trình hóa học của phản ứng

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b) Số mol của CuO là:

nCuO = 4/80 = 0,05 mol

nHCl = 2,92/36,5 = 0,08 mol

Xét tỉ lệ số mol giữa CuO và số mol HCl: 0,05/1 > 0,08/2 do đó CuO dư, các lượng chất trong bài tính theo số mol của HCl

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Sau phản ứng có CuO dư, CuCl2

nCuO dư = nCuO ban đầu - nCuO phản ứng = 0,05 - 0,04 = 0,01 mol

=> mCuO = 0,01.80 = 0,8 gam

Ta có theo phương trình hóa học

nCuCl2 = 1/2 nHCl = 0,08/2 = 0,04 mol => mCuCl2 = 0,04.(64 + 35.2) = 5,36 gam

Bài 15: Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nCu = 1,6/80 = 0,02 mol

mH2SO4 = (20.100)/100 = 20 gam

=> nH2SO4 = 20/98 = 0,204 mol

a)

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

0,02 0,204  0,204

=> Tỉ lệ: 0,02/1 < 0,204/1

=> H2SO4 dư, nH2SO4 dư = 0,204 - 0,02 = 0,182 mol

=> mH2SO4 dư = 0,182.98 = 17,836 g

mdd sau p/ư = mdd H2SO4 + mCuO = 100 + 1,6 = 101,6 g

=> mCuSO4 = 0,02.160 = 3,2 g

=> C% CuSO4 = 3,2/101,6 . 100% = 3,15%

=> C% H2SO4 dư = 17,836/101,6.100% = 17,83%

Bài 16: Cho 10,2 gam Al2O3 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch H2SO4 loãng 20%.

a. Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.

b. Tính hối lượng muối sau phản ứng.

c. Tính C% các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Phương trình phản ứng hóa học:

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Ta có: nAl2O3 = 10,2/102 = 0,1 (mol)

mH2SO4 = 200.20/100 = 40 (g)

⇒ nH2SO4 = 40/98 = 20/49 (mol)

Xét tỉ lệ: 0,1/1 < (20/49)/3, ta được H2SO4 dư.

Theo PT:

nH2SO4(pư) = 3nAl2O3 = 0,3 (mol)

⇒ nH2SO4(dư)=53/490 (mol)

⇒ mH2SO4(dư) = 53/490.98 = 10,6 (g)

b)

Theo phương trình:

nAl2(SO4)3 = nAl2O3 = 0,1 (mol)

⇒ mAl2(SO4)3 = 0,1.342 = 34,2 (g)

c) Ta có: mdd sau pư = mAl2O3 + mdd H2SO4 = 210,2 (g)

C%H2SO4(dư)=10,6/210,2.100% ≈ 5,04%

C%Al2(SO4)3 = 34,2/210,2.100% ≈ 16,3%

Bài 17: Cho 23,2 gam Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch HCl 3,65%

a. Tính khối lượng chất dư.

b.Tính khối lượng muối sau phản ứng.

c.Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Phương trình hóa học

Fe3O4 + HCl → FeCl3 + H2O

nFe3O4 = 23,2/232 = 0,1 (mol)

nHCl = 200.3,65%/36,5 = 0,2 (mol)

Xét tỉ lệ: 0,2/8 < 0,1/1⇒ HCl phản ứng hết, Fe3O4 còn dư

nFe3O4 (pư) = 0,025 (mol)

nFe3O4 (dư) = 0,07 mol

b) Theo phương trình phản ứng ta có:

nFeCl2 = 1/8 nHCl = 0,025 mol => mFeCl2 = 0,025.127 = 3,175 (gam)

nFeCl3 = 1/4. nHCl =0,05 mol => mFeCl3 = 0,05.162,5 = 8,125 gam

c) mdd = mFe3O4 + mddHCl − mFe3O4(dư)= 23,2 + 200 − 17,4 = 205,8 (g)

C%FeCl2 = 3,175/205,8.100 ≈ 1,54%

C%FeCl3 = 8,125/205,8.100 ≈ 3,95%

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nHCl = CM. VHCl = 0,5. 0,2 = 0,1 (mol)

Đặt công thức chung của các oxi là M2On

Phương trình phản ứng hóa học

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

0,1 → 0,05 (mol)

Theo phưng trình hóa học:

nH2O = 1/2nHCl = 0,1/2 = 0,05mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + mHCl = mmuoi + mH2O

→ 2,8 + 0,1.36,5 = mmuối + 0,05.18

→ mmuối = 5,55 (g)

Câu 19. Hòa tan 4,88 gam hỗn hợp A gồm MgO và FeO trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,45M loãng thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B. Xác định phần trăm khối lượng của MgO trong A.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Gọi số mol của MgO và FeO trong hỗn hợp A lần lượt x và y mol

Vì mA = mMgO + mFeO = 40x + 72y => 40x + 72y = 4,88 (1)

Phương trình phản ứng hóa học

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O (*)

x → x

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O (**)

y → y

Theo phương trình (*):

nH2SO4 = nMgO = x (mol)

Theo phương trình (**):

nH2SO4 = nFeO = y (mol)

Mà nH2SO4 = 0,2.0,45 = 0,09mol

→ x + y = 0,09 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

40x + 72y = 4,88 (1)

x + y = 0,09 (2)

Giải hệ phương trình ta được x = 0,05; y = 0,04

=> mMgO = 40.0,05 = 2 gam => %mMgO = 2/4,88.100% = 40,98%

...................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxit, hy vọng với tài liệu này kèm bài tập giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức cũng như có thể vận dụng tốt vào các dạng bài tập, có trong chương trình lớp 8, từ đó làm nền tảng để học tốt môn Hóa học các lớp sau.

>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8
  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8
  • Bài tập Hóa 8 Chương 2: Phản ứng hóa học Có đáp án
  • Hóa học 8 Bài 26: Oxit

Để có kết quả học tập tốt hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó . Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Kể Tên Các Oxit Axit