Oxit Là Gì? Tính Chất Hóa Học Của Oxit, Điều Chế Oxit - Abcdonline

Oxit là gì? Tính chất hóa học của Oxit, Điều chế Oxit

I. Định nghĩa

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi .

II. Phân loại

Căn cứ vào tính chất hóa học cđa oxit , người ta phân loại như sau:

1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2. Oxit Axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. Ví dụ như Al2O3, ZnO …

4. Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ, nước. Ví dụ như CO, NO …

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với nước

a. Oxit phi kim + \displaystyle {{\text{H}}_{2}}\text{O}

→ Axit

Ví dụ:

\displaystyle S{{O}_{3}}\,+\,{{H}_{2}}O\to {{H}_{2}}S{{O}_{4}}

\displaystyle {{\text{P}}_{2}}{{\text{O}}_{5}}+3{{\text{H}}_{2}}\text{O}\to 2{{\text{H}}_{3}}\text{P}{{\text{O}}_{4}}

b. Oxit kim loại + \displaystyle {{\text{H}}_{2}}\text{O}

→ Bazơ

Ví dụ: \displaystyle CaO+{{H}_{2}}O\to Ca{{(OH)}_{2}}

2. Tác dụng với Axit

Oxit Kim loại + Axit → Muối + \displaystyle {{\text{H}}_{2}}\text{O}

Ví dụ: \displaystyle CuO\,\,+\,2HCl\,\to \,CuC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O

3. Tác dụng với Kiềm (dung dịch bazơ)

Oxit phi kim + Kiềm → Muối + H2O

Ví dụ: \displaystyle C{{O}_{2}}\,+\,2NaOH\,\to \,N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\,\,+\,{{H}_{2}}O

\displaystyle C{{O}_{2}}\,+\,NaOH\,\to \,\,\,NaHC{{O}_{3}} (tùy theo tỷ lệ số mol)

4. Tác dụng với oxit Kim loại

Oxit phi kim + Oxit Kim loại \displaystyle \to Muối

Ví dụ: \displaystyle C{{O}_{2}}\,+\,CaO\,\,\,\to \,\,\,CaC{{O}_{3}}

5. Một số tính chất riêng

Ví dụ: \displaystyle 3CO\,\,+\,\,F{{e}_{2}}{{O}_{3}}\,\,\xrightarrow{{{{t}^{o}}}}\,\,3C{{O}_{2}}\,\,+\,\,2Fe

\displaystyle 2HgO \xrightarrow{{{{t}^{o}}}}\,\,2Hg\,\,+\,\,{{O}_{2}}

\displaystyle CuO + {{H}_{2}}\xrightarrow{{{{t}^{o}}}}\,\,Cu\,\,+\,\,{{H}_{2}}O

* Al2O3 là oxit lưỡng tính: vừa phản ứng với dung dịch Axít vừa phản ứng với dung dịch Kiềm: \displaystyle A{{l}_{2}}{{O}_{3}}\,\,+\,\,6HCl\,\,\to \,\,2AlC{{l}_{3}}\,\,+\,\,3{{H}_{2}}O

\displaystyle A{{l}_{2}}{{O}_{3}}\,\,+\,\,2NaOH \,\to \,\,2NaAl{{O}_{2}}\,\,+\,\,{{H}_{2}}O

IV. Điều chế oxit

Để điều chế oxit người ta thường dùng các cách sau:

1. Phi kim + oxi

Ví dụ: 2N2 + 5O2 → 2N2O5

2. Kim loại + oxi

Ví dụ: 3Fe + 2O2 → Fe3O4

3. Oxi + hợp chất

Ví dụ: 2CuS + 3O2 → 2CuO + 2SO2

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3+ 8SO2

4. Nhiệt phân axit

Ví dụ: 4HNO3 → 4NO2+ 2H2O + O2

5. Nhiệt phân muối

Ví dụ:

H2CO3 →CO2 + H2O

CaCO3 → CO2 + CaO

6. Nhiệt phân bazơ không tan

Ví dụ: Cu(OH)2 → H2O+ CuO

7. Kim loại mạnh + oxit kim loại yếu

Ví dụ: 2Al + Fe2O3 → Al2O3+ 2Fe

Hóa học 8 - Tags: hóa 8, tính chất hóa học
  • Công thức Hóa học lớp 8 cần nhớ

  • Bảng nguyên tố hóa học lớp 8

Từ khóa » điều Chế Oxit Bazo