Panenka Là Gì? Có Nên Lạm Dụng Panenka Khi Sút Penalty?

Và những cú Panenka đó đã làm nên tên tuổi của nghệ sĩ sân cỏ này. Vậy Panenka là gì? Hãy cùng Thethaoso tìm hiểu ngay sau đây.

Nội dung bài viếtPanenka là gì?Nguồn gốc ra đời của PanenkaCách thực hiện cú sút PanenkaCó nên lạm dụng Panenka hay không?

Panenka là gì?

Panenka chính xác là một kiểu sút Penalty. Cầu thủ thực hiện cú sút phạt này thường lấy đà rất xa, sau đó đánh lừa thủ môn bằng cách sút vút trái bóng vô cùng nhẹ vào vị trí chính giữa khung thành sau khi thủ môn đã ngã người về hướng khác. Điểm mấu chốt của việc thực hiện cú sút này là phải đánh lừa được thủ môn bằng ánh mắt cũng như sự tự tin của mình.

Nguồn gốc ra đời của Panenka

Đội bóng Tiệp Khắc đã gây bất ngờ lớn ở giải vô địch châu Âu năm 1976 khi tiến sâu đến trận chung kết Euro. Vượt qua không biết bao nhiêu hảo thủ để rồi gặp một Tây Đức vô cùng hùng mạnh ở trận chung kết. Và tất cả người hâm mộ đều tin rằng Tây Đức sẽ dễ dàng giành chiến thắng trước Tiệp Khắc bởi vì họ là đương kim vô địch ở giải đấu lúc đó.

Thế nhưng ở trận đấu này, Tiệp Khắc đã tạo nên cơn địa chấn khi dẫn trước Tây Đức với 2 bàn. Tuy nhiên, với bản lĩnh của nhà đương kim vô địch, họ nhanh chóng ghi được 2 bàn gỡ để rồi dắt tay nhau vào chấm luân lưu định mệnh. Rõ ràng là Tiệp Khắc có quyền lo lắng khi lúc đó đội bóng nước Đức đang sở hữu cho mình thủ môn hàng đầu thế giới.

Cút sút nổi tiếng tạo nên thương hiệu Panenka của ngôi sao Tiệp Khắc
Cút sút nổi tiếng tạo nên thương hiệu của ngôi sao Tiệp Khắc

Trong loạt sút luân lưu căng não, Antonin Panenka đã thực hiện cú sút cực kỳ nghệ sĩ. Anh từ từ ngắm nghía khung thành và thực hiện một pha bấm bóng theo đúng nghĩa đen, biến thủ môn số 1 Tây Đức trở thành trò hề. Từ đó, giới chuyên môn gọi cú penalty huyền thoại này theo tên của danh thủ Panenka.

Cách thực hiện cú sút Panenka

  • Cố định bóng, đồng thời lấy đà thật xa nhằm đánh lừa thủ môn đối phương.
  • Quan sát tổng quan khung thành.
  • Chọn thời điểm thủ môn đổ người bắt bóng, sử dụng chân với lực thật nhẹ để bấm bóng để đưa bóng vào giữa khung thành nơi thủ môn đã đổ người. Bóng sẽ bay lên cao rơi xuống khung thành một cách khéo léo và nhẹ nhàng.

Có nên lạm dụng Panenka hay không?

Đây sẽ là quan điểm cá nhân của người viết. Đối với tôi, không nên quá lạm dụng vào kỹ thuật đá Panenka. Chính vì việc phải sử dụng lực khá nhẹ nên khiến trái bóng đi rất chậm, rất dễ để thủ môn phản xạ được. Trên lý thuyết, phải những cầu thủ nào cực kỳ tự tin và có kinh nghiệm đánh lừa thủ môn bằng ánh mắt mới có thể dễ dàng thực hiện thành công cú sút.

Công Phượng nổi tiếng là một cầu thủ có kỹ thuật cao kèm theo khả năng sút phạt tốt. Nhưng chính vì quá tự tin ở bản thân mình, anh đã từng đá hỏng một cú phạt đền theo kiểu Panenka khiến HAGL bị loại ở bán kết giải U21 quốc tế 2016.

Nhiều ngôi sao bóng đá nhận định, mặc dù Panenka nhìn rất dễ thực hiện nhưng khi trên sân mới biết nó khó thế nào. Phải biết cách lấy đà để đánh lừa thủ môn. Bởi họ thường phải biết lúc nào thủ môn có đổ người hay không. Hoặc đôi lúc thủ môn đổ người nhưng còn đôi chân của họ, có thể dễ dàng cản phá bằng chân nếu quả bóng được đưa vào giữa khung thành. Cho nên điểm hay ở cú sút này là ở chỗ trái bóng được đẩy lên cao trước khi rơi vào lưới. Lúc đó thủ môn đã đổ người nên không thể nào bật dậy để cản phá cú bóng được.

Trên đây là chia sẻ kiến thức về Panenka là gì? Nếu thấy hay, các bạn theo dõi Thethaoso thường xuyên hơn nhé.

Xem thêm: Cú sút Trivela trứ danh làm nổi danh Quaresma

Từ khóa » đá Phạt Panenka