Paris - Wikivoyage

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Các khu vực
  • 2 Tổng quan Hiện/ẩn mục Tổng quan
    • 2.1 Khí hậu
  • 3 Đến Hiện/ẩn mục Đến
    • 3.1 Bằng hàng không
    • 3.2 Bằng tàu điện/hỏa
    • 3.3 Bằng ô-tô
    • 3.4 Bằng buýt
    • 3.5 Bằng tàu thủy
  • 4 Đi lại Hiện/ẩn mục Đi lại
    • 4.1 Metro
    • 4.2 Taxi
    • 4.3 Xe đạp
    • 4.4 Ván trượt
    • 4.5 Đi bộ
  • 5 Xem
  • 6 Làm Hiện/ẩn mục Làm
    • 6.1 Sự kiện
    • 6.2 Xem phim
    • 6.3 Chụp ảnh
    • 6.4 Công việc
  • 7 Mua
  • 8 Ăn
  • 9 Uống
  • 10 Ngủ
  • 11 An toàn
  • 12 Y tế
  • 13 Liên lạc
  • 14 Điểm tiếp theo
  • Trang
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
  • Chuyển sang bộ phân tích cũ
In/xuất ra
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Tải về bản in
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikipedia
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Tải xuống tệp GPX cho bài viết này Nhấp để xem trên bản đồ toàn màn hình Từ Wikivoyage Châu Âu > Pháp > Paris Paris

Mục lục

  • 1 Các khu vực
  • 2 Tổng quan
    • 2.1 Khí hậu
  • 3 Đến
    • 3.1 Bằng hàng không
    • 3.2 Bằng tàu điện/hỏa
    • 3.3 Bằng ô-tô
    • 3.4 Bằng buýt
    • 3.5 Bằng tàu thủy
  • 4 Đi lại
    • 4.1 Metro
    • 4.2 Taxi
    • 4.3 Xe đạp
    • 4.4 Ván trượt
    • 4.5 Đi bộ
  • 5 Xem
  • 6 Làm
    • 6.1 Sự kiện
    • 6.2 Xem phim
    • 6.3 Chụp ảnh
    • 6.4 Công việc
  • 7 Mua
  • 8 Ăn
  • 9 Uống
  • 10 Ngủ
  • 11 An toàn
  • 12 Y tế
  • 13 Liên lạc
  • 14 Điểm tiếp theo

Paris là thành phố thủ đô nước Pháp. Đây là thành phố lớn nhất, trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, kinh tế, du lịch của Pháp.

Các khu vực

[sửa]
Bản đồ Paris
Bản đồ Paris
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20  Hauts-de-Seine  Seine-Saint-Denis  Val-de-Marne 
20 quận của Paris ngày nay

Tổng quan

[sửa]

Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong 3 thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York và cũng là một trung tâm hành chính của vùng Île-de-France. Nằm ở phía Bắc nước Pháp, khu vực trung tâm của Châu Âu, Paris được xây dựng hai bên bờ sông Seine với tâm là đảo Île de la Cité. Đây cũng là nơi hợp lưu của sông Seine và sông Marne. Paris nằm ở điểm gặp nhau của các hành trình thương mại đường bộ và đường sông, và là trung tâm của một vùng nông nghiệp giầu có. Vào thế kỷ 10, Paris đã là một trong những thành phố chính của Pháp cùng các cung điện hoàng gia, các tu viện và nhà thờ. Từ thế kỷ 12, Paris trở thành một trong những trung tâm của Châu Âu về giáo dục và nghệ thuật. Thế kỷ 14, Paris là thành phố quan trọng bậc nhất của Cơ Đốc giáo và trong các thế kỷ 16, 17, đây là nơi diễn ra Cách mạng Pháp cùng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Pháp và Châu Âu. Đến thế kỷ 19 và 20, thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, thủ đô của nghệ thuật và giải trí. Năm 2005, nội ô Paris có dân số là 2.153.600 người, mật độ 20.408 người/km², thuộc hàng cao nhất trong các thủ đô Châu Âu. Nếu tính toàn bộ vùng đô thị Paris, vào năm 1999, dân số Paris là 11.174.740 người, đứng thứ ba Châu Âu sau Moskva, ngang với Luân Đôn và khoảng thứ 20 thế giới. Là thành phố thủ đô, Paris tập trung các hoạt động văn hóa, tài chính, thương mại... của toàn nước Pháp. Năm 2006, GDP của Paris cùng với toàn vùng Île-de-France đạt 500,839 tỷ euro, tương đương với nước Hà Lan.

Khí hậu

[sửa]
 Khí hậu T. Một T. Hai T. Ba T. Tư T. Năm T. Sáu T. Bảy T. Tám T. Chín T. Mười Mười một Mười hai
Cao ngày (°C) 67101317212323201597
Thấp đêm (°C) 1135912141311732
Giáng thủy (mm) 544449536555634355605259

Do nằm ở giữa Tây Âu, Paris có khí hậu biển với mùa đông lạnh và mùa hè ấm. Ảnh hưởng trung bình từ Đại Tây Dương giúp thời tiết cực đoan trở nên ôn hòa hơn ở nhiều nơi của Tây Âu, trong đó có Pháp Thậm chí vào tháng 1, là tháng lạnh nhất, nhiệt độ luôn cao hơn điểm đông trung bình khoảng 6 °C (43 °F). Tuyết không phổ biến ở Paris, mặc dù nó rơi vài lần trong năm. Hầu hết mưa rơi nhẹ suốt năm.

Mùa hè ở Paris ấm và dễ chịu với nhiệt độ trung bình khoảng 23 °C (75 °F) trong suốt các tháng giữa hè. Mùa xuân và thu thường lạnh và ẩm ướt. Thời tiết dễ chịu trong hè nên đây là thời điểm du lịch lý tưởng.

Đến

[sửa]

Bằng hàng không

[sửa]

Paris có hai sân bay, trong đó sân bay Charles de Gaulle là sân bay chính. Air France và Vietnam Airlines có tuyến bay thẳng giữa sân bay Charles de Gaulle với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bằng tàu điện/hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thủy

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Metro

[sửa]

Ở Pháp, có thể nói rằng hệ thống métro là biểu tượng của cuộc sống Paris. Dù hiện nay, hệ thống métro ở Paris không hiện đại, mới mẻ, sạch sẽ như ở một số nước khác, nhưng điều này cũng hợp lý trong giải thích: hệ thống métro ở Paris đã bắt đầu từ năm 1900 với tuyến số 1 (ligne 1) nối 2 trạm Porte de Vincennes – Porte Maillot. Trong 13 năm từ 1900 đến 1913, hệ thống métro đã có 13 tuyến. Cho đến nay, hệ thống métro ở Paris gồm 16 tuyến với 381 trạm dừng trong đó đã có 10 tuyến có lịch sử hoạt động hơn 100 năm. Vì vậy, người Pháp đã có thói quen dùng tàu điện ngầm từ khi mới sinh cho đến khi lớn tuổi, họ cũng đã hình thành văn hóa đi phương tiện giao thông công cộng: nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em. Hiện nay, nhiều người Pháp phàn nàn về việc văn hóa ứng xử nơi công cộng này có vẻ đang dần dần bị giảm chất lượng.

Với lịch sử hơn 100 năm như vậy, việc bảo dưỡng và hiện đại hóa cả hệ thống không thể một sớm một chiều thực hiện như ở các nước xây dựng hệ thống métro sau này. Hơn nữa, còn có những trạm dừng bị bỏ hoang, được gọi là những « bến ma » như: Arsenal tuyến 5, Porte Molitor tuyến 9 và 10, Haxo tuyến 3bis và 7bis... Về tổng số trạm tàu điện ngầm, métro Paris xếp thứ 3 thế giới, sau hệ thống tàu điện ngầm ở New York và ở Seoul. có vé mỗi lượt, vé ngày, vé thuê bao tháng hoặc năm. Khách du lịch thường khi qua cổng vào métro sẽ bỏ vé đi, vì họ không biết rằng có thể sẽ có cảnh sát kiểm tra vé trên tàu hoặc trên bến tàu và nếu không có vé, họ sẽ bị phạt với lý do đi tàu lậu. Vì vậy, vé tàu nên giữ cẩn thận cho đến hết ngày, cho mỗi lượt đi. Điểm bất tiện của métro là rất đông người, nhất là trong mùa hè khi số lượng du khách đến Paris tăng vọt. Vì vậy, nạn móc túi, cướp giật diễn ra phổ biến trong métro cũng như các tai nạn do chạy, trượt chân té. Người đi tàu nên cẩn thận đề phòng. Đối với trẻ em dưới 4 tuổi và áp dụng nửa giá vé với trẻ em dưới 10 tuổi. Người già và các gia đình đông người cũng được giảm giá khi mua vé tàu. Các đối tượng hưởng chính sách xã hội như người hưởng trợ cấp tối thiểu, người hưởng trợ giúp y tế của Nhà nước được đi lại miễn phí trong vùng Île-de-France. Người lần đầu đi métro nên ghi nhớ 3 yếu tố: tên trạm mình muốn đến, số của tuyến tàu đi qua trạm đó và tên trạm cuối của tuyến tàu sẽ qua đó. Vì các bảng hiệu trong métro chỉ ghi tên hai trạm đầu-cuối của một tuyến tàu, và số của tuyến tàu đó. Do đó, đối với người lần đầu dùng métro, nên ghi ra tàu số nào sẽ chạy qua trạm mình cần đi, và từ vị trí mình lấy métro, tàu sẽ chạy về hướng nào, với tên trạm cuối là gì.

Bạn có thể tham khảo thêm về bản đồ mạng lưới tàu điện ngầm tại link này:

Taxi

[sửa]

Taxi khá thuận tiện cho những người mới đến đây lần đầu. Tài xế sẽ chở bạn đến bất cứ đâu bạn muốn. Tuy nhiên, vào một giờ cao điểm, bạn sẽ khá khó khăn để đón được một chiếc taxi. Taxi thường chỉ tập trung tại các khu vực gần văn phòng vào thời điểm đó và tại các quán bar, club vào tối thứ sáu và thứ bảy. Giá cả đi taxi cũng khá đắt đỏ. Tại Paris, nếu nhóm của bạn có 3 người trở xuống, cước phí đầu tiên là 2.20 euro. Nếu xe của bạn chỉ đi trong phạm vi thành phố, bạn phải trả từ 0.86 euro đến 1.35 euro cho 1 km, tùy theo ngày và giờ. Giá cả vào chủ nhật và các buổi sáng là rẻ nhất. Ngoài ra, bạn cần phải trả tip cho tài xế của mình. 1euro cho chuyến đi có cước dưới 15 euro. Nếu bạn đi đường dài, hãy trả từ 5% đến 10% tiền tip.

Xe đạp

[sửa]

VÉLIB’ là một từ ghép từ một nửa của hai từ: "VE" là phần đầu của từ VÉLO nghĩa là XE ĐẠP, "LIB" là phần đầu của từ LIBRE nghĩa là TỰ DO. Đây là một phương tiện khá phổ biến tại Pháp. Chiếc xe năng 22 kg, có 3 vận tốc và rất tiện dụng. Riêng tại thành phố Paris, 20 nghìn chiếc xe đạp với gần 1.500 điểm đậu xe công cộng đang được đưa vào sử dụng. Gần 400 km làn đường được xây dựng và tu sửa cho phù hợp với loại phương tiện giao thông hai bánh này. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các trạm tự động cung cấp Velib thường được bố trí ở các vị trí thuận tiện như gần ga tàu, bến xe, khu vực công viên, khu danh lam thắng cảnh, khu thể thao, trung tâm mua sắm…các trạm này được trang bị những cột dựa chắc chắn có đèn nhấp nháy xanh đỏ. Du khách nước ngoài từ 14 tuổi trở lên có thể dễ dàng thuê xe vì tại đây có bảng hướng dẫn bằng 8 thứ tiếng khác nhau và bạn có thể thanh toán phí thuê xe bằng thẻ tín dụng. Khoảng cách giữa các trạm cho thuê Vélib trung bình chỉ khoảng 500 mét và bạn không cần phải trả tiền nếu sử dụng xe đạp vòng trong 30 phút, và phí thuê xe trọn gói 1.70 euro/ ngày, 8 euro / tuần và 29 euro/năm. Chính vì với nhiều đặc điểm tiện lợi như vậy, theo thống kê tới nay đã có hơn 40 triệu lượt người sử dụng Vélib, trong đó có khoảng 150.000 người đăng ký thuê bao xe với thời gian 1 năm. (số liệu 10/2009).

Ván trượt

[sửa]

Paris được coi là thánh địa của ván trượt.

Đi bộ

[sửa]

Đi bộ ở Paris là một trong những thú vui tuyệt vời nhất của quý khách khi đến thăm Kinh đô ánh sáng. Có thể đi qua toàn bộ thành phố chỉ trong một vài giờ, nhưng bạn có thể dừng tại nhiều quán cà phê và cửa hàng. Trong thực tế trong vòng một vài năm đi bộ kết hợp với đi xe đạp và Metro có thể là cách duy nhất để đi vòng quanh trung tâm của Paris trong kế hoạch phát triển để lưu lượng của xe ô tô ở trung tâm thành phố.

Bạn có thể đã nghe nói về vấn đề phân chó ở Paris. Vấn đề bây giờ là hầu như không tồn tại do mức phạt cao, lên tới € 180 và một hoạt động làm sạch đường phố triệt để đã được triển khai.

Xem

[sửa]
  • Nhà hát Opera: Đây là điểm đầu tiên trong hành trình tham quan các địa danh nổi tiếng xứ sở gà trống Gaulois là xây dựng từ thế kỷ 19 mang tên vị kiến trúc sư Palais Garnier, một trong những công trình nổi bật nhất thủ đô Paris. Để vào trong nhà hát nguy nga này, khách tham quan bước qua một sảnh lớn với cầu thang dẫn đến các tầng trên.
  • Nhà thờ Đức Bà Paris: là nhà thờ Thiên Chúa giáo nằm ở phía tây của đảo Ile de la Cité (giữa dòng sông Seine), thuộc quận 4 của thành phố Paris. Công trình mang biểu trưng cho kiến trúc Gothic, được xây dựng từ năm 1163 do ông Maurice de Sully, Giám mục của thành phố Paris khởi xướng vào năm 1160, dưới thời trị vì của vua Louis XII. Năm 1831, văn hào Victor Hugo đã viết cuốn chuyện Chàng Gù Nhà thờ Đức Bà và tạo nên một động lực để kêu gọi chính quyền tu bổ di tích lịch sử quan trọng này của thành phố Paris.
  • Lăng mộ Napoleon (điện Invalides) được vua Louis XIV cho xây dựng vào cuối thế kỷ 17. Cung điện này chính là hình mẫu cho một số công trình nổi tiếng khác như điện Capitol và Tòa thị chính San Francisco ở Mỹ. Hiện nay, điện Invalides thuộc Viện Thương binh quốc gia, là nơi điều dưỡng cho khoảng 100 thương bệnh binh. Đây cũng là bảo tàng vũ khí nổi tiếng, sở hữu những bộ sưu tập của các vị vua Pháp và các hiện vật quan trọng của lịch sử quân sự nước này.
  • Khải hoàn môn: tọa lạc tại đầu phía tây của đại lộ Champs-Elysées, giữa quảng trường Étoile - khu vực tập trung khách du lịch. Công trình do kiến trúc sư Jean-Francois Chalgrin (1739-1811) vẽ kiểu theo các đài chiến thắng của thành phố Rome cổ. Bốn tác phẩm điêu khắc lớn nhất là Xuất quân 1792 và Khải hoàn 1810 phía Champs-Elysées, Kháng chiến 1814 và Hòa bình 1815 phía Grande-Armée. Tác phẩm của nhà điêu khắc François Rude cao 11,6 m, rộng 6 m. Mặt phía trong bốn chân của Khải Hoàn Môn được trang trí bằng các bức phù điêu miêu tả những trận đánh nổi tiếng. 6 bức phù điêu, 4 phía trên các tượng đài và 2 ở các cạnh bên mô tả những giai đoạn, sự kiện của cách mạng Pháp và đế chế.
  • Tháp Eiffel: Đến Paris, du khách không thể không ghé thăm tháp Eiffel. Công trình nổi tiếng thế giới này được xây dựng để chào mừng lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp (1789-1889). Tháp cao 324 m và là công trình cao nhất nước Pháp hiện nay. Ban đầu, biểu tượng Paris có màu sơn vàng. Từ năm 1953 đến 1961, người ta sử dụng màu nâu đỏ cho kiến trúc này. Cứ 7 năm một lần, toàn bộ tháp sẽ khoác lớp sơn mới để tránh gỉ, mỗi lần như vậy, tháp Eiffel sẽ tiêu tốn khoảng 60 tấn sơn. Bạn có thể lên tầng 2 của tháp để ngắm toàn cảnh Paris.
  • Sông Seine: Du ngoạn trên dòng sông Seine là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đặt chân tới xứ sở gà trống Gaulois. Con sông này dài hơn 770 km, chảy qua nhiều khu vực hành chính của Pháp, nổi tiếng nhất là đoạn chảy qua thành phố Paris. Du ngoạn trên dòng sông Seine và treo khóa tình nhân là một trong những trải nghiệm đầy lãng mạn không thể bỏ qua khi đặt chân tới Paris.
  • Đại lộ Champs-Élysées lớn và nổi tiếng nhất thành phố Paris. Tuyến đường này nối hai quảng trường Concorde và Étoile, vị trí của Khải Hoàn Môn. Champs-Élysées là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất với nhiều cửa hàng kinh doanh sang trọng và là nơi tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng của Pháp như duyệt binh ngày 14/7, là chặng cuối của cuộc đua xe đạp Tour de France, địa điểm các cuộc ăn mừng, chào đón năm mới...
  • Bảo tàng Lourve: Nằm bên hữu ngạn sông Seine, Louvre là một trong những bảo tàng lớn và nổi tiếng nhất thế giới với khối kiến trúc tráng lệ. Đây còn là nơi lưu trữ những kiệt tác nghệ thuật vô giá của Pháp, chính thức mở cửa đón khách tham quan từ tháng 8/1793. Bảo tàng Louvre là một cung điện đồ sộ với tổng diện tích là 210.000 m2, trong đó diện tích trưng bày 60.600 m2. Bảo tàng luôn đông đúc du khách trong và ngoài nước xếp hàng vào tham quan. Một trong những vị trí thu hút nhất là phòng treo bức tranh nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci, được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence vào thế kỷ 16, trong thời kỳ phục hưng Italy. Bức tranh nàng Mona Lisa được trưng bày ở Louvre từ năm 1797. Mỗi năm có hàng triệu du khách đến đây để ngắm kiệt tác này. Trong khuôn viên bảo tàng còn có một kim tự tháp bằng kính, do kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa, Leoh Ming Pei thiết kế, xây dựng năm 1983, hoàn thành cuối tháng 3/1989 (dưới thời Tổng thống Francois Mitterand).
  • Điện Pantheon: Nơi yên nghỉ của Voltare, Victor Hugo và Marie Curie.

Làm

[sửa]

Sự kiện

[sửa]

Có rất nhiều sự kiện diễn ra ở Paris diễn ra vào mỗi năm:

  • Tuần lễ Thời trang Mùa xuân: Diễn ra vào tháng 3 ở Paris, kéo dài 2 tuần lễ
  • Giải quần vợt Roland Garros: Diễn ra vào tháng Năm và là giải Grand Slam đất nện duy nhất trong năm.
  • Ngày Quốc khánh Pháp: 14/7, sẽ có một buổi diễu hành trên đại lộ Champs-Élysées lúc 10:00 và được truyền hình trực tiếp khắp châu Âu. Ngoài ra có thể còn có tiết mục pháo hoa.
  • Cinema en Plein Air: Sự kiện điện ảnh ngoài trời diễn ra hàng năm Paris vào tháng 7.
  • Tour de France: Cuộc đua xe đạp nổi tiếng thế giới, chặng cuối kêt thúc ở Khải hoàn môn Paris vào tháng 7
  • Rock en Seine: Sự kiện âm nhạc diễn ra vào tháng 8 quy tụ nhiều ca sĩ nhạc rock và nhạc pop trên toàn thế giới.
  • Jazz à la Villette: Sự kiện nhạc jazz lớn nhất thế giới, diễn ra vào tháng 9.
  • Cafe Philo in English: Tổ chức vào thứ tư đầu tiên của mỗi tháng trong năm trên lầu quán cà phê Cafe de Flore nổi tiếng. Tiệm Cà Phê Philo đầu tiên được khai trương là vào năm 1992. Ai cũng có thể tham gia, nói lên và bảo vệ lập trường của mình về một vấn đề triết học. Tuy nhiên nếu bạn không có kiến thức triết học bạn vẫn có thể tham gia nếu biết Tiếng Anh. Các vấn đề triết học sẽ được thảo luận sôi nổi trong vòng 2 giờ. Miễn phí

Xem phim

[sửa]

Hằng tuần ở Paris sẽ có tới nửa tá liên hoan phim diễn ra. Có rất nhiều những rạp chiếu phim hiện đại ở Paris để bạn có thể thưởng thức phim bất cứ khi nào bạn muốn. Rất nhiều phim không có phụ đề tiếng Pháp được (gọi là "phiên bản originale" "VO" hoặc "VOstfr" trái ngược với "VF" cho phiên bản có phụ đề Tiếng Pháp).

Chụp ảnh

[sửa]

Paris được cho là nơi khai sinh ra nhiếp ảnh và là nơi bắt buộc phải đặt chân đến của bất cứ nhiếp ảnh giá nào. Có quá nhiều những địa điểm ngoạn mục cho du khách chụp ảnh (Arc de Triomphe, Tháp Eiffel, đài tưởng niệm tại Concorde, bảo tàng Louvre, nhà thờ Đức Bà hay những con phố lãng mạn, những khu vực bạn có thể chụp toàn cảnh thành phố như Marais, Montmartre và Belleville...) Khi bạn mệt mỏi với việc tự chụp ảnh, hãy thăm quan một trong những địa điểm như Bảo tàng Nhiếp ảnh Châu Âu, Bảo tàng Paume de Jeu hoặc Henri Cartier Bresson Foundation).

Công việc

[sửa]

Mua

[sửa]

Ăn

[sửa]

Uống

[sửa]

Ngủ

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Liên lạc

[sửa]
  • Úc, 4, rue Jean Rey, "+33 1 40 59 33 00FORMATNOCC, fax: +33 1 40 59 33 10.  
  • Trung Quốc, 11, Avenue George V and consular office at 20, rue Washington, +33 1 49 52 19 50, fax: +33 1 47 20 24 22, consular office +33 1 47 36 34 46FORMATNOCC, e-mail: chinaemb_fr@mfa.gov.cn.  
  • Ai Cập, 56, Avenue d'Iena", "+33 1 53678830FORMATNOCC, fax: +33 1 47230643, e-mail: paris_emb@mfa.gov.eg.9:30 AM - 17:30 PM.  
  • Greece, 17, Rue Auguste Vacquerie, +33 1 47 23 72 28, Emergencies: +33 1 47 23 98 92FORMATNOCC, fax: +33 1 47 23 73 85, e-mail: gremb.par@mfa.gr. >. 
  • Indonesia, 49 Rue Cortambert(Nearest Metro is La Muette on Line 9), +33 1 45 03 07 60, fax: +33 1 45 04 50 32. >. 
  • Japan, 7, Avenue Hoche, +33 1 48 88 62 00, fax: +33 1 42 27 50 81.  
  • Philippines, 4 Hameau de Boulainvilliers 45 rue du Ranela, +33 1 44 14 57 00.  
  • [www.saudiembassy.netSaudi Arabia], 5, avenue Hoche, +33 1 56 79 40 00, fax: +33 1 56 79 40 01, e-mail: ambsaudi@club-internet.fr.  
  • Taiwan(Taipei Representative Office), 78, rue de l'Université, +33 1 44 39 88 20, fax: +33 1 44 39 88 12, e-mail: fra@boca.gov.tw.  
  • Turkey, 44 rue de Sevres

92100 Boulogne - Billancourt, +33 1 47 12 30 30, fax: +33 1 47 12 30 50, e-mail: consulat.paris@mfa.gov.tr.08.30 -13.00.  

  • United Kingdom, 35, rue du Faubourg St Honoré, +33 1 44 51 31 00, fax: +33 1 44 51 32 34.  
  • United States, +33 1 43 12 22 22, fax: +33 1 42 66 97 83, e-mail: citizeninfo@state.gov. 2, Avenue Gabriel  
  • Vietnam, 62, rue Boileau, +33 1 44 14 64 00, e-mail: vnparis.fr@gmail.com.  

Điểm tiếp theo

[sửa]
Bài hướng dẫn cẩm nang du lịch thành phố này còn ở dạng sơ khainên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có một dàn bài mẫu, nhưng có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!
Lấy từ “https://vi.wikivoyage.org/w/index.php?title=Paris&oldid=108946” Thể loại:
  • Pháp
  • Sơ khai thành phố
  • Bài viết về thành phố
Thể loại ẩn:
  • Có banner tùy chỉnh
  • Địa điểm có vấn đề định dạng số điện thoại
  • Địa điểm với số điện thoại không có mã nước
  • Mọi điểm đến
  • Có tham số tọa độ
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Giới Thiệu Về Paris