Pascal Là Ai?
Có thể bạn quan tâm
Pascal là nhà khoa học thiên tài của thế giới, tác giả của chiếc máy tính cơ học đầu tiên, đồng thời là người đưa ra nhiều học thuyết khoa học nổi tiếng, trong đó có định luật Pascal và lý thuyết xác suất.
Blaise Pascal sinh ngày 19 tháng 6 năm 1623, tại Clermont Ferrand, miền Auvergne nước Pháp. Cha của Pascal, ông Etienne, trước kia là một luật gia tại thành phố Paris. Vào lúc Pascal chào đời, ông Etienne đang đảm nhận vai trò Chánh án tòa Hộ tại Clermont. Mẹ của Pascal qua đời khi ông chỉ mới được ba tuổi.
Ngay từ khi mới tập nói, Pascal đã tỏ ra là một đứa trẻ có năng khiếu khác thường, hay hỏi người lớn những câu hỏi hóc búa và bản thân cậu cũng trả lời được các câu hỏi khó. Biết được tố chất thiên tài của con nên ông Etienne quyết định giáo dục Pascal theo cách riêng của mình. Ông đặt ra nguyên tắc là khiến cho đứa trẻ phải làm các việc khó khăn hơn, tiến bộ hơn.
Vào năm 1631, ông Etienne dọn nhà lên thành phố Paris để chăm nom chuyện học hành cho con trai. Pascal được dạy cách quan sát, suy tưởng và thường tiếp thu kiến thức thông qua các cuộc đàm luận với cha. Trong lúc rảnh rỗi, ông Etienne kể cho con trai nghe các câu chuyện về Khoa học, nhưng những điều này không bao giờ làm cho Pascal thỏa mãn, cậu luôn luôn khao khát những lý lẽ cuối cùng của sự vật.
Khắp nơi trong nhà đều biến thành nơi thể hiện ý tưởng về hình học của Pascal. Một hôm, khi bước vào phòng, ông Etienne vô cùng ngạc nhiên khi thấy con trai đang loay hoay dùng phấn chứng minh trên nền nhà định luật thứ nhất trong 32 định luật của Euclide. Xưa nay, ông Etienne chưa từng dạy Toán học cho con bao giờ, hơn nữa định luật của Euclide là một bài toán rất khó đối với người lớn, không phải dành cho một đứa trẻ 12 tuổi. Pascal đã chứng minh được rằng tổng số các góc trong một tam giác bằng hai góc vuông, đúng như Euclide từng phát biểu. Nhưng vì chưa từng học môn Hình học nên Pascal đã gọi đường tròn là “cái tròn”, đường thẳng là “cái thước kẻ”.
Sau khi nghe con thuật lại cách chứng minh tổng số các góc trong một tam giác bằng hai góc vuông, ông Etienne đã bật khóc vì sung sướng.
Kể từ đó, cậu bé Pascal được cha hướng dẫn học toán. Do trí thông minh sẵn có, Pascal đọc đến đâu hiểu đến đó. Chẳng bao lâu, Pascal đã trở thành một nhà toán học trẻ trong nhóm nghiên cứu toán học. Cậu cũng tìm được cho mình một người thầy lý tưởng, đó là nhà hình học nổi tiếng Descarte. Dưới sự dìu dắt của nhà bác học lớn, Pascal nhanh chóng trưởng thành.
Từ đây, Pascal mới được cha cho phép đọc các cuốn khái luận của Euclide. Với trí thông minh sẵn có, Pascal đọc tới đâu, hiểu tới đó mà không cần một ai giảng giải. Cậu còn giải được nhiều bài toán khó. Sự mày mò tìm hiểu xuất phát từ niềm đam mê khiến Pascal chẳng bao lâu đã trở thành một nhà toán học trẻ có hạng.
Năm 16 tuổi, Pascal đã hoàn thành luận văn “Khảo cứu về thiết diện hình nón”. Với phương pháp lý luận vừa đơn giản vừa tổng quát, Pascal đã chứng minh được công trình về thiết diện hình nón mà nhà hình học Apollonius đưa ra. Ngay lập tức, luận văn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà toán học đương thời, và ai cũng khẳng định rằng đây là công trình của một bậc thầy chứ không phải là của một thiếu niên 16 tuổi.
Năm 1642, để giúp đỡ cha trong việc tính thuế, Pascal đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên mang tên “Pascaline”. Có thể nói, “Pascaline” đã mở ra một giai đoạn quyết định trong lịch sử của việc tính toán và lịch sử phát triển của máy tính. Đến nay, nguyên tắc của nó vẫn còn được áp dụng cho các loại máy tính tối tân, hiện đại. Phát minh này đã làm rạng danh tên tuổi của Pascal.
Không dừng lại ở những thành công đó, Pascal lại bắt tay vào việc thực hiện lại các thí nghiệm của nhà toán học, nhà vật lý người Italia Torricelli, và công bố các khám phá của mình trong tác phẩm “Các thí nghiệm mới liên quan tới khoảng chân không”, trong đó ông bác bỏ các quan niệm cổ xưa của Aristotle về chân không, đồng thời ông chỉ ra rằng càng lên cao, áp suất của không khí càng giảm đi. Nhờ khám phá này của Pascal, các nhà khoa học đã chế tạo được các phong vũ biểu và các cao độ kế.
Qua nghiên cứu về chất lỏng, Pascal đưa ra định luật Pascal nổi tiếng. Định luật này đã mở ra một chương mới trong thực tế đời sống sản xuất, và nhiều sản phẩm mới đã ra đời như: con đội ô tô, hệ thống truyền và dẫn động phanh dầu trên xe hơi hiện đại, các loại máy thủy lực… Chính vì vậy, Pascal đã được nhiều nhà khoa học coi là một trong những người sáng lập ra môn thủy động học.
Năm 1654, Pascal nhận được bức thư của nhà quý tộc Pháp De Mere, nhờ ông giải quyết các rắc rối nảy sinh trong trò chơi đánh bạc. Pascal đã toán học hóa các trò chơi đánh bạc này, nâng lên thành những bài toán phức tạp hơn và trao đổi với nhà toán học Pierre de Fermat. Những cuộc trao đổi đó đã làm nảy sinh lý thuyết xác suất – một lý thuyết toán học về các hiện tượng ngẫu nhiên được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay.
Với lối hành văn lôi cuốn và một tư duy sắc bén, Pascal đã viết một số sách bình luận về tôn giáo nổi tiếng như: Những bức thư của Louis de Montale viết cho những người bạn ở tỉnh nhỏ, Luận về Ân Chúa, Tư tưởng… trong đó tác phẩm Tư tưởng được coi là một tác phẩm triết học và văn chương bậc thầy.
Bên cạnh những vấn đề thần học, tác phẩm này nêu một cách sinh động các vấn đề về phận người, những vấn đề mà con người ở thời nào, nơi nào cũng phải đặt ra khi tách khỏi miếng cơm, manh áo, lợi danh và chính trị…
Cùng với việc viết sách, Pascal cũng đã đưa ra một số luận điểm nổi tiếng như: Luận điểm “Hai vô cực”, luận điểm “Cây sậy biết suy nghĩ”, luận điểm “Sự giải trí”…, trong đó ông chỉ ra rằng con người rất nhỏ bé trong vũ trụ, hay con người luôn phải giải trí để giải thoát trí óc khỏi mối bận tâm về phận người… Nhiều luận điểm của ông còn giá trị đến ngày nay.
Năm 31 tuổi, do sức khỏe giảm sút nghiêm trọng sau một tai nạn xe ngựa, Pascal buộc phải nghỉ ngơi. Vì vậy, các nghiên cứu khoa học của ông thưa dần rồi dừng hẳn vào năm 1659. Năm 1662, Blaise Pascal ốm nặng và qua đời khi mới ở tuổi 39. Mặc dù qua đời đã 351 năm, nhưng những kết quả nghiên cứu của Blaise Pascal vẫn được ứng dụng và phát triển.
Cây sậy biết tư duy
Là một nhà triết học, Pascal rất nổi tiếng với câu nói “Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ”. Tương truyền, có một người bạn đã khuyên Pascal từ bỏ khoa học để đi theo tôn giáo, với lý do: “Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên. Làm sao anh có thể đương đầu nổi với giông tố cuộc đời”. Pascal đã tự tin trả lời: “Đúng, con người chỉ là một cây sậy mềm yếu, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ. Vì thế, nó không bao giờ chịu cho giông tố dập vùi…”.
Năm 1654, Pascal tới thăm em gái trong một tu viện tại Port Royal. Chuyến viếng thăm này đã khiến Pascal càng thêm “ghê tởm sự giả dối cực độ của người đời”. Cũng năm đó, sau một lần thoát chết trong vụ tai nạn xe cộ, Pascal đã có nhiều chuyển hướng trong nhận thức. Ông bắt đầu quan tâm tới tôn giáo và thần học. Các tác phẩm của ông trong thời kỳ này gồm “Những bức thư của Louis de Montalte” viết cho một người bạn ở tỉnh nhỏ (1656 – 1657), được coi là một áng văn kinh điển; tác phẩm “Suy nghĩ” (xuất bản năm 1669, sau khi tác giả qua đời), được xem là một tác phẩm triết học và văn chương bậc thầy.
Tháng 6 năm 1662, Pascal quyết định tặng căn hộ mình đang ở cho một gia đình nghèo mắc bệnh đậu mùa và dọn đến ở với người chị gái tên Gilberte. Tại đây, Pascal bị bệnh tật hành hạ suốt hai tháng trời. Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19 tháng 8 năm 1662, hưởng thọ 39 tuổi. Để ghi nhớ bậc Vĩ nhân Khoa học này, người ta đã phát hành tem thư, tổ chức các buổi thuyết trình về Triết học, Toán học và Văn chương. Nhiều phòng triển lãm đã trưng bày các tác phẩm của Pascal cùng chiếc máy tính là phát minh lừng danh của nhà toán học thiên tài này.
Một số câu nói nổi tiếng của Pascal:
Ít người nói về sự khiêm tốn một cách khiêm tốn, về nhân đức một cách đức hạnh, về sự hoài nghi một cách ngờ vực.
Few men speak humbly of humility, chastely of chastity, skeptically of skepticism.
Bạn muốn người ta nghĩ tốt về mình không? Vậy đừng nói tốt về bản thân mình.
Do you wish people to think well of you? Don’t speak well of yourself.
Chẳng mấy tình bạn sống sót nổi nếu mỗi người biết người kia nói gì về mình sau lưng mình.
Few friendships would survive if each one knew what his friend says of him behind his back.
Trái tim có lý lẽ mà lý trí không biết đến.
The heart has its reasons which reason knows not.
Tôi càng nhìn nhân loại, tôi càng thích chú chó của mình hơn.
The more I see of Mankind, the more I prefer my dog.
Trong thời gian khó khăn, hãy mang theo điều gì đó đẹp đẽ trong tim.
In difficult times carry something beautiful in your heart.
Tính kiêu căng tự đại neo chắc trong trái tim con người đến nỗi một người lính, một thường dân đi theo quân đội, một người đầu bếp hay một người gác cổng cũng sẽ khoe khoang và muốn sự thán phục, và thậm chí ngay cả các triết gia cũng muốn nó; những người viết chống lại nó muốn có được danh vọng vì đã viết hay, những người đọc muốn có được danh vọng vì đã đọc, và có lẽ chính tôi người viết những dòng này cũng muốn điều đó.
Vanity is so firmly anchored in man’s heart that a soldier, a camp follower, a cook or a porter will boast and expect admirers, and even philosophers want them; those who write against them want to enjoy the prestige of having written well, those who read them want the prestige of having read them, and perhaps I who write this want the same thing.
Những lời tử tế không tốn bao nhiêu. Chúng không bao giờ làm bỏng giộp môi lưỡi. Chúng khiến người khác tốt lành. Chúng cũng tạo nên hình ảnh của chính chúng trong tâm hồn con người, và đó là một hình ảnh tươi đẹp.
Kind words do not cost much. They never blister the tongue or lips. They make other people good-natured. They also produce their own image on men’s souls, and a beautiful image it is.
Từ khóa: blaise pascalblaise pascal inventionscâu chuyện về pascalcây sậy biết tư duyđịnh luật pascal trong toán họcPascal là aipascal là gìtam giác pascalthánh pascalTừ khóa » Tiểu Sử ông Pascal
-
Blaise Pascal – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Của Blaise Pascal, Người Phát Minh Ra Máy Tính ở Thế Kỷ 17
-
Blaise Pascal: Tiểu Sử, Cuộc đời, Chiến Công Và Công Trình
-
Tiểu Sử Của Blaise Pascal Và Pascaline - EFERRIT.COM
-
Tiểu Sử, đóng Góp Và Phát Minh Của Blaise Pascal - Thpanorama
-
Blaise Pascal | Tiểu Sử, Sự Kiện & Phát Minh
-
Tìm Hiểu Tiểu Sử... - Điều Tuyệt Vời đến Từ Lập Trình Pacsal | Facebook
-
Tiểu Sử Blaise Pascal - Góc Nhỏ
-
Blaise Pascal: Cuộc Sống Và Công Việc - ATOMIYME.COM
-
Blaise Pascal: Tiểu Sử, Sự Sáng Tạo, Sự Nghiệp, Cuộc Sống Cá ...
-
Blaise Pascal - Nhà Khoa Học Vĩ Đại Phát Minh Máy Tính ... - YouTube
-
Blaise Pascal (Triết Gia) - Tuổi, Sinh Nhật, Tiểu Sử ...
-
Blaise Pascal - Wikipedia
-
Blaise Pascal đã đạt được Gì?