(PDF) 2018: GS.TS Lý Vận Phú: HÁN TỰ HỌC TÂN LUẬN (漢字學新 ...

2018: GS.TS Lý Vận Phú: HÁN TỰ HỌC TÂN LUẬN (漢字學新論 New Perspectives on the Theory of Chinese Characters)Profile image of Tuấn-Cường NGUYỄNTuấn-Cường NGUYỄN

2018

visibility

description

16 pages

link

1 file

Lý Vận Phú, HÁN TỰ HỌC TÂN LUẬN, (Bùi Anh Chưởng, Dương Văn Hà, Nguyễn Đình Hưng dịch, Nguyễn Tuấn Cường tổ chức phiên dịch và xuất bản, đồng hiệu đính), Hà Nội: NXB Thế giới, 2018, ISBN: 978-604-77-5185-3. Li Yunfu, New Perspective on the Theory of Chinese Characters, (Bùi Anh Chưởng, Dương Văn Hà, Nguyễn Đình Hưng translated; Nguyễn Tuấn Cường organized the translation and co-editors), Hanoi: World Publishing House, 2018. ---------------- Xuất bản lần đầu năm 2012 tại Bắc Kinh bằng tiếng Trung Quốc, Hán tự học tân luận (漢字學新論) của GS.TS Lý Vận Phú (李運富) đã sớm nhận được sự hoan nghênh từ các nhà Hán tự học Trung Quốc cũng như giới văn tự học Đông Á. Nội dung cuốn sách rất toàn diện, bao gồm 10 chương lần lượt trình bày về các vấn đề: thuộc tính của chữ Hán; khởi nguyên của chữ Hán; nguồn tài liệu nghiên cứu chữ Hán (bao gồm cổ văn tự và kim văn tự); chỉnh lý chữ Hán; hình thể chữ Hán; cấu trúc chữ Hán; công dụng của chữ Hán; các mối quan hệ của chữ Hán; văn hoá chữ Hán. Cách cấu trúc này cho thấy cuốn sách đã bao quát hầu như toàn bộ các vấn đề then chốt nhất trong lĩnh vực Hán tự học, dưới một cách trình bày hệ thống, lớp lang, logic. Điểm nhấn của cuốn sách là về mặt lý luận, đặt trọng tâm vào phân tích ba bình diện Hình thể, Cấu trúc và Công dụng (tức chức năng) của chữ Hán, xây dựng hệ thống mới cho Hán tự học với “một thể ba mặt” gồm Hình thể học, Cấu trúc học và Công dụng học. Chính vì lý do này nên bản dịch tiếng Hàn Quốc xuất bản đầu năm 2018 đã đổi nhan đề cuốn sách thành Hán tự học ba bình diện (三維漢字學). Cuốn sách là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về Hán tự học nói riêng và văn tự học Đông Á nói chung. Đặc biệt đối với độc giả Việt Nam, cuốn sách cung cấp một cách luận giải mới về chữ Hán trên cả bình diện lý thuyết và tư liệu, là nền tảng để nghiên cứu về lịch sử chữ Hán ở Việt Nam cũng như các loại văn tự phái sinh từ chữ Hán như chữ Nôm Việt, chữ Nôm Tày, chữ Nôm Dao, chữ Nôm Ngạn. (Trích Lời giới thiệu của TS Nguyễn Tuấn Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Tự Học Hán Nôm Pdf