(PDF) ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN ...

  • Home
  • Bacteria
  • Bacteriology
  • Vibrionaceae
  • Proteobacteria
  • Gammaproteobacteria
  • Biology
  • Microbiology
  • Vibrio
ArticlePDF AvailableỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH Ở CÁ
  • October 2019
  • HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE NATURAL SCIENCE 128(1E):39
DOI:10.26459/hueuni-jns.v128i1E.5398
  • License
  • CC BY-SA 4.0
Authors: Huỳnh Văn ChươngHuỳnh Văn ChươngHuỳnh Văn Chương
  • This person is not on ResearchGate, or hasn't claimed this research yet.
Dang Thanh Long at Institute of Biotechnology, Hue UniversityDang Thanh Long
  • Institute of Biotechnology, Hue University
Hoang Thi Kim Hong at Kyushu UniversityHoang Thi Kim Hong
  • Kyushu University
Huỳnh Thị LệHuỳnh Thị LệHuỳnh Thị Lệ
  • This person is not on ResearchGate, or hasn't claimed this research yet.
Show all 7 authorsHide Download full-text PDFDownload full-text PDFRead full-textDownload full-text PDFDownload full-text PDFRead full-textDownload citation Copy link Link copied Read full-text Download citation Copy link Link copiedReferences (5)

Abstract

Dựa trên đặc điểm sinh hóa và phân tử của vi khuẩn, kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu và giải trình tự gen 16S-rRNA, kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 chủng vi khuẩn có khả năng gây bệnh xuất huyết lở loét trên cá phân lập từ các mẫu cá bệnh ở Thừa Thiên Huế, bao gồm 02 chủng vi khuẩn thuộc loài Vibrio parahaemolyticus và 02 chủng vi khuẩn non - V. parahaemolyticus, đó là Vibrio vulnificus. Có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng phương pháp phát hiện nhanh vi khuẩn này trong các mẫu hải sản, phát triển vaccine điều trị các bệnh do Vibrio gây ra, cũng như cho những nghiên cứu tiếp theo về độc tố của các hemolysin từ Vibrio ở Việt Nam. ResearchGate Logo

Discover the world's research

  • 25+ million members
  • 160+ million publication pages
  • 2.3+ billion citations
Join for freePublic Full-texts 22019. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO (2).pdfContent available from Hoang Thi Kim Hong:2019. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO (2).pdfContent available from CC BY-SA 4.0:ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH Ở CÁ.pdfContent uploaded by Hoang Thi Kim HongAuthor contentAll content in this area was uploaded by Hoang Thi Kim Hong on Oct 30, 2021 Content may be subject to copyright.ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH Ở CÁ.pdfContent available from Hoang Thi Kim Hong:2019. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO (2).pdfContent available from CC BY-SA 4.0:ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH Ở CÁ.pdfAvailable via license: CC BY-SA 4.0Content may be subject to copyright. Tạp chí Khoa học Đại hc Huế: Khoa hc TnhiênVol. 128, No. 1E, 3946, 2019 pISSN 18591388 eISSN 26159678 DOI: 10.26459/hueuni-jns.v128i1E.539839 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS GÂY BỆNH Ở CÁApplication of PCR-based method for detection of Vibrio parahaemolyticus in fish Huỳnh Văn Chương1, Đặng Thanh Long1, Hoàng Thị Kim Hồng2, Huỳnh Thị Lệ2Nguyễn Văn Hiệp2, Hoàng Thị Hồng Vân3, Phạm Trí Thuận41Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế, Tỉnh lộ 10, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam3Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam4Trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ, Thôn 16, Bờ Ngoong, Chư Se, Gia Lai, Việt Nam* Tác giả liên hệ Huỳnh Văn Chương (Thư điện tử: hvanchuong@hueuni.edu.vn) (Ngày nhận bài: 298–2019; Ngày chấp nhận đăng: 23–102019)Tóm tắt. Dựa trên đặc điểm sinh hóa và phân tử của vi khuẩn Vibrio sp., ứng dụng phương pháp PCR với cặp mồi 16S-rRNA và giải trình tự gen rDNA 16S để xác định vi khuẩn Vibrio sp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đã xác định được 2 chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticusvà 2 chủng vi khuẩn là Vibrio vulnificus. Kết quả của chúng tôi cho thấy tiềm năng cao của phương pháp PCR để xác định nhanh và cung cấp thông tin về mối quan hệ di truyền giữa các chủng vi khuẩn Vibrio ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Cá, gen rDNA 16S,Vibrio parahaemolyticus Abstract. The application of the PCR method with primers 16S-rRNA and sequence analysis of the rDNA 16S gene for the detection of Vibrio sp.in fish is presented in this paper.The results show that two strains areVibrio parahaemolyticus, and two strains areVibrio vulnificus. The PCR-based method is suita-ble for rapid identification and provides information on the genetic relationship of theVibriobacteria strains found inThua Thien Hue province. Keywords: fish, rDNA 16S gene, Vibrio parahaemolyticus 1 Đặt vấn đềXuất huyết lở loét ở cá là một bệnh lây lan nhanh và xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới.Bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủysản. Bệnh do nhiều tác nhân gây ra, nhưng trong đó nguyên nhân đầu tiên là do nấm Aphanomyces invadans, virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh lở loét ở cá đã được xác định thuộc các chi Aeromonas, Vibrio, Plesiomonas, và Pseudomonas. Loài A. hydrophilaA. sobriathuộc chi Aeromonas xuất hiện với tần suấtlớnnhất, tiếp theo là chi VibrioPlesiomonas spp. Huỳnh Văn Chươngvà CS. 40 Ở Việt Nam, bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây ra cho cá nuôi kéo dài từ Bắc vào Nam, lây lan nhanh, đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết, xuất huyết và tổn thương da, trong đó có nhiều chủng Vibrio parahaemolyticus mang độc lực cao, có thể gây chết đến 30% đàn cá nuôi [1, 2]. Theo khóa phân loại của Bergey, V. parahaemolyticuslà vi khuẩn gram âm, hình dấu phẩy, có tiêm mao ở một đầu, di động, kỵ khí tùy tiện và ưa môi trường kiềm mặn. Chúng thường sống ở các cửa sông và ven biển của hầu hết các vùng trên thế giới. Người ta đã phân lập được chúng trongcát, bùn, nước biển, cũng như ở hải sản [3]. V. parahaemolyticus có thể gây bệnh ở người thông qua tiêu thụ hải sản nấu chưa chín. Tuy nhiên, không phải chủng V. parahaemolyticusnào cũng gây bệnh do chúng mang các gen độc tố khác nhau. Trong số đó, hemolysin là độc tố phổ biến nhất ở các loài Vibrio gây bệnh. Đây là ngoại độc tố làm phân giải tế bào hồng cầu và giải phóng hemoglobin. Ở loài V. parahaemolyticus, có ba gen độc tố hemolysin chính bao gồm tdhtrhmã hóa các hemolysin bền nhiệt và tlhmã hóa hemolysin không bền nhiệt.Hai gen tdhvà trh đều nằm trên operon độc tố Vp-toxRS, được điều hòa bởi gen toxR có trình tự bảo tồn cao trong loài [4]. Trong nghiên cứu này, một số vi khuẩn Vibriophân lập từ cá có biểu hiện lở loét được định danh bằng phương pháp kỹ thuật phân tử, làm nguyên liệu để xác định một số gen độc tố của vi khuẩn.2 Vật liệu và phương pháp2.1 Vật liệu Mẫu cá bị bệnh có biểu hiện xuất huyết lở loét thu được tại các lồng và ao nuôi ven biển Thừa Thiên Huế. Hóa chất tách chiết DNA,một số môi trường và vật liệu thường dùng trong phòng thí nghiệmHóa chất: CTAB (Sigma, Mỹ), Sodium dodecyl sulfate 10% (Merck, Đức), lysozyme, PCI (phenol:chloroform:isoamyl alcohol), ethanol, hóa chất thực hiện phản ứng PCR (DNA khuôn, mồi xuôi, mồi ngược, master mix, nước cất), hóa chất điện di (agarose, ethydium bromide, đệm TAE (1X))Môi trường ChromoGelTM Vibrio agar, môi trường Alkaline Peptone Water (APW): 1% pepton, 1% NaCl, pH: 8,38,5 2.2 Phương pháp Thu và xử lý mẫu, phân lập vi khuẩn trên môi trường ChromoGelTM Vibrio agarMẫu cá mắc bệnh được cho vào túi vô trùng và bảo quản trong đá trước khi đưa về phòng thí nghiệm. Các vùnglở loét, nội tạng và não của cá được đồng nhất bằng cối chày sứ và pha với nước muối sinh lý thành huyền dịch chứa vi khẩn. Sau đó pha loãng dịch theo hệ số nhân 101, 102, 103, ... 107, rồi cấy dàn đều lên bề mặt môi trường ChromoGelTM Vibrio agar trong đĩa Petri. Nuôi ở tủ ấm 37°C trong 24 giờ. Chọn lọc những khuẩn lạc có hình thái giống của vi khuẩn V. parahaemolyticustrên môi trường ChromoGelTMVibrio agar (khuẩn lạc hình tròn, bóng, có màu xanh) tăng sinh trong môi trường APW để thực hiện nhuộm Gram với mục đích bước đầu xác định vi khuẩn V. parahaemolyticus. Các chủng vi khuẩn có hình thái giống với hình thái của vi khuẩn V. parahaemolyticusnhư: gram âm, hình que hoặc Tạp chí Khoa học Đại hc Huế: Khoa hc TnhiênVol. 128, No. 1E, 3946, 2019 pISSN 18591388 eISSN 26159678 DOI: 10.26459/hueuni-jns.v128i1E.539841 phẩy khuẩn, bắt màu thuốc nhuộm màu hồng thì được tiến hành tạo dòng thuần và nuôi tăng sinh trong môi trường APW để tách chiết DNA tổng số.Tách chiết DNA tổng số của các chủng vi khuẩnCác chủng vi khuẩn được nuôi trên môi trường APW, lắc ở 150 vòng/phút trong 18 giờ. Dịch nuôi cấy được ly tâm ở 13.000 vòng/phút ở 4°C để thu tế bào. DNA tổng số được tách chiết theo phương pháp CTAB (cetyl trimethylammonium bromide): phá vỡ tế bào bằng cách bổ sung 500µL CTAB, 30µL Sodium dodecyl sulfate 10%, 25µL lysozyme vào ống eppendorf chứa tế bào, votex, ủ nhiệt 70°C trong 30 phút.Kết tủa DNA bằng ethanol 100% và bảo quản trong tủ lạnh 20°C trong 60 phút. Kếttủa DNA bằng cách ly tâm 15.000 vòng/phút trong 10 phútrửa DNA lại 2 lần bằng ethanol 70%. Sau đó, để khô tại nhiệt độ phòng và tái huyền phù DNA bằng cách cho thêm vào 50 µL Tris- Ethylene diamine tetraacetic acid. DNA tổng số được điện di kiểm tra trên agarose gel 1,5%. Định danh các chủng vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tửDNA tổng số được sử dụng làm khuôn để tiến hành định danh bằng kỹ thuật phân tử dựa trên sự tương đồng của gen rDNA 16S với cặp mồi 16S-rRNA: F: 5’-CGTGCCAGCAGCCGCGGTAA-3’, R: 5’-GCCCGGGAACGTATTCACCG-3’ [5].Thành phần phản ứnggồm50 ng DNA tổng số, 10 pmol mồi xuôi, 10 pmol mồi ngược, 5 µL đệm PCR (10X), 20 µL Master Mix 2X và bổ sung nước cất vô trùng cho đủ thể tích 50 µL. Thực hiện chu trình nhiệt: 95°C/5 phút; tiếp đến là 30 chu kỳ: 95°C/45 giây, 57°C/30 giây, và 72 °C/1 phút; cuối cùng là 72 °C/7 phút. Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên agarose gel 1,5% và nhuộm bằng ethydiumbromide (EtBr 0,5 µg/L) và quan sát hình ảnh điện di dưới ánh sáng tử ngoại bằng hệ thống Gel Documentation (BioRad).Giải và phân tích trình tựSản phẩm PCR sau khi kiểm tra được tinh sạch bằng bộ KIT Isolate II PCR and Gel (BioLine) theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng làm khuôn trực tiếp cho phản ứng tiền giải trình tự gen theo nguyên tắc dye-labelled dideoxy terminator. Các chủng vi khuẩn được định danh bằng phương pháp sinh học phân tử với cặp mồi 16S-rRNA. Mức độ tương đồng của đoạn gen rDNA 16S ở các chủng trong nghiên cứu này được so sánh với trình tự Nucleotide của các đoạn rDNA 16S của các chủng vi khuẩn khác đã được đăng ký trên ngân hàng gen bằng cách BLAST (Basic Local Alighment Search Tool) trên GenBank (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/) và xây dựng cây phát sinh bằng phần mềm Mega 7.3 Kết quả và thảo luận3.1 Phân lập vi khuẩn trên môi trường ChromoGelTM Vibrio Agar Tiến hành phân lập vi khuẩn Vibrio sp. trên môi trường ChromoGelTMVibrio agar (Hình1)đối với mẫu cá có biểu hiện xuất huyết và lở loét. Kết quả cho thấy các khuẩn lạc mọc lên trên môi trường Huỳnh Văn Chươngvà CS. 42 ChromoGelTMVibrio agar có 3 loại màu sắc khác nhau như: khuẩn lạc màu hồng đỏ đại diện cho V. cholerae, màu trắng hơi vàng đại diện cho V. Alginolyticusvà màu xanh đậm đại diện cho V. parahaemolyticus. Dựa trên cơ sở đó chúng tôi đã thu được 25 khuẩn lạc có đặc điểm giống với vi khuẩn V. parahaemolyticus như khuẩn lạc màu xanh đậm, tròn đều và bóng. Từ 25 chủng vi khuẩn thu được đó, chúngtôi tiến hành nhuộm Gram và quan sát dưới kính hiển vi để bước đầu sàng lọc và chọn những vi khuẩn có khả năng cao là vi khuẩn V. parahaemolyticus. Hình 1.Hình thái khuẩn lạc được phân lập trên môi trường ChromoGelTMVibrio agar 3.2 Nhuộm Gram vi khuẩn Các khuẩn lạc được chọn tiến hành nhuộm Gram để xác định hình thái, kích thước và một số đặc điểm cơ bản để xác định vi khuẩn V. parahaemolyticus. Kết quả quan sát dưới kính hiển vi (Hình 2) cho thấy được hình thái của các chủng vi khuẩn thu được có đặc điểm như: hình que hoặc phẩy khuẩn gram (–), đứng riêng lẻ, bắt màu hồng. Qua kết quả nhuộm gram thì từ 25 chủng vi khuẩn ban đầu chúng tôi xác định được 6 chủng vi khuẩn có khả năng bắt màu đặc trưng của vi khuẩn gram (–) khi nhuộm với các đặc điểm như hìnhque, đứng riêng lẻ, bắt màu hồng. Tiến hành tạo dòng thuần 6 chủng thu được để tiếp tục tách chiết DNA tổng số. Hình2.Ảnh nhuộm gram của các chủng vi khuẩn quan sát dưới kính hiển vi (40×) Tạp chí Khoa học Đại hc Huế: Khoa hc TnhiênVol. 128, No. 1E, 3946, 2019 pISSN 18591388 eISSN 26159678 DOI: 10.26459/hueuni-jns.v128i1E.539843 3.3 Tạo dòng thuần các chủng vi khuẩn trên môi trường ChromoGelTMVibrio agar Sau ba lần cấy chuyền liên tiếp trên môi trường ChromoGelTMVibrio agar, chúng tôi thu được dòng thuần của 6 chủng vi khuẩn dự đoán V. parahaemolyticus.Các chủng vi khuẩn sau khi tạo dòng thuần được tiến hành tăng sinh trong các ống nghiệm chứa 5 mL dung dịch APW nuôi ở 37°C và lắc ở 150 vòng/phút. Kết quả cho thấy cả 6 chủng vi khuẩn đều cho sinh khối tốt (Hình 3).Tiến hành thu sinh khối và tách chiết DNA tổng số.3.4 Tách DNA tổng số DNA tổng số được tách chiết từ 6 chủng vi khuẩn, mỗi mẫu hòa tan trong 50L TE. Chất lượng DNA tổng số được kiểm tra bằng điện di trên diagarose gel 1,5%. Trong 6 chủng vi khuẩn phân lập được(Hình 4) có 4 chủng vi khuẩn (Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4). DNA tổng số sau khi tách chiết không bị đứt gãy, sạch và có nồng độ cao. Các chủng còn lại (Vp1.5, Vp1.6) DNA sau khi tách chiết thu được nồng độ thấp hơn so với chủng Vp1.1,2,3,4. Nguyên nhân có thể do quá trình tách chiết DNA, sinh khối tế bào thấp dẫn đến nồng độ DNA chưa cao. Từđó chúng tôi chọn các chủng Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4 để thực hiện PCR định danh vi khuẩn. Hình 3.Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn trên môi trường ChromoGelTM Vibrio agar Chú thích: 1, 2, 3, 4, 5, 6: tương ứng với các chủng Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4, Vp1.5, Vp1.6 của mẫu cá phân lập. Hình 4.Kết quả tách chiết DNA tổng số của 6 chủng vi khuẩn sau khi phân lậpChú thích: 1, 2, 3, 4, 5, 6: tương ứng với các chủng Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4, Vp1.5, Vp1.6 của mẫu cá phân lập. Huỳnh Văn Chươngvà CS. 44 3.5 Định danh vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR Vi khuẩn có băng DNA khuếch đại với kích thước gen nằm trong khoảng 800–900 bp. Băng DNA rõ chứng tỏ tính đặc hiệu cao (Hình 5).Sau khi có kết quả PCR với cặp mồi 16S-rRNA thì chúng tôi tiến hành tinh sạch sản phẩm bằng bộ kit PCR clean up system (Promega) theo hướng dẫn của nhà sản xuất và sử dụng làm khuôn trực tiếp cho phản ứng tiền giải trình tự theo nguyên tắc dye-labelled dideoxy terminator và định danh với cặp mồi 16S-rRNA. 3.6 Giải trình tự gen và xây dựng cây phả hệ Các chủng vi khuẩn được phân lập trên môi trường ChromoGelTMVibrioagar, nhuộm Gram và đồng thời định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên việc giải trình tự gen rDNA 16S. Sản phẩm PCR với cặp mồinhận biết đoạn gen có kích thước khoảng 878 bp của rDNA 16S (Hình5) được tinh sạch và giải trình tự Nucleotide. Kết quả giải trình tự của các chủng Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4 không được trình bày ở đây.3.7 Định danh loài và xây dựng cây phả hệ Trình tự nucleotide của đoạn gen rDNA 16Scủa các chủng Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4 được chúng tôi so sánh với dữ liệu trên ngân hàng GenBank cho kết quả như sau:Trình tự nucleotide của chủng Vp1.1 tương đồng cao với trình tự nucleotide của các chủng Vibrionhư Vibrio sp. (mã số: MH997742.1), Vibrio sp. (mã số: LC420075.1), Vibrio parahaemolyticus(mã số: MG 386391.1), Vibrio harveyi(mã số: KF607036.1) (Hình 6). Do đó, chủng Vp1.1 được đặt tên là Vibrio parahaemolyticus 1.1. Hình 5.Kết quả chạy PCR của 4 chủng vi khuẩn với cặp mồi 16S-RrnaChú thích: M là thang chuẩn khối lượng (100–1000 bp); 1,2,3,4: là số thứ tự của 4 chủng tương ứng Vp1.1, Vp1.2, Vp1.3, Vp1.4. Hình6.Cây phả hệ di truyền của chủngVp1.1 so với một số chủng Vibrio spp.trên ngân hàng GenBank Tạp chí Khoa học Đại hc Huế: Khoa hc TnhiênVol. 128, No. 1E, 3946, 2019 pISSN 18591388 eISSN 26159678 DOI: 10.26459/hueuni-jns.v128i1E.539845 Tương tự, trình tự nucleotide của chủng Vp1.2 tương đồng cao với trình tự nucleotide của các chủng Vibrionhư Vibrio sp. (mã số: MH997742.1), Vibrio sp. (mã số: LC420075.1), Vibrio parahaemolyticus(mã số: MG 386391.1), Vibrio harveyi(mã số: KF607036.1) (Hình 7). Do đó, chủng Vp1.2 đặt tên là Vibrio parahaemolyticus 1.2. Tương tự, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả trình tự nucleotide của hai chủng còn lại là chủng Vp1.3, Vp1.4 với dữ liệu trên ngân hàng GenBank. Kết quả cho thấy chủng Vp1.3, Vp1.4 có mức độ tương đồng cao với các chủng Vibrio vulnificus(mã số: CP037931.1), V. vulnificus(mã số: C(718)(X76334.1)), Vibrio vulnificus (mã số: CP037932.1), Vibrio mediterranei (mã số: HF541930.1), Vibrio aestuarianus (mã số: GQ372983.1) (Hình8 và Hình 9). Do đó, các chủng Vp1.3, Vp1.4 được đặt tên lần lượt là Vibrio vulnificus 1.3 và Vibrio vulnificus 1.4. Hình7.Cây phả hệ di truyền của chủng Vp1.2 so với một số chủng Vibrio spptrên ngân hàng GenBank Hình 8.Cây phả hệ di truyền của chủng Vp1.3 so với một số chủng Vibrio spptrên ngân hàng GenBank Hình9.Cây phả hệ di truyền của chủng Vp1.4 so với một số chủng Vibrio spp. trên ngân hàng GenBank Huỳnh Văn Chươngvà CS. 46 4 Kết luậnMẫu cá mắc bệnh có biểu hiện sung huyết, xuất huyết và lở loét được thu tại các lồng và ao nuôi đã được chúng tôi phân lập trên môi trường chọn lọc ChromoGelTMVibrioagar cho các khuẩn lạc màu xanh đậm, tròn đều và bóng. Khuếch đại vùng gen rDNA 16S có kích thước khoảng 878 bp.Gen sau khi giải trình tự và so sánh với trình tự gen được công bố trên ngân hàng GenBank có mức độ tương đồng 98–100%. Từ đó đã xác định được 2 trong 4 chủng vi khuẩn phân lập được là Vibrio parahaemolyticus 1.1 1.2 và 2 chủng là Vibrio vulnificus 1.3 1.4. Chúng là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu liên quan đến một số độc tố của vi khuẩn.Lời cảm ơnNghiên cứuđược thực hiện bằng kinh phí của đề tài thuộc chương trình Cấp bộ mã số CT-2018-DHH-03.Tài liệu tham khảo1. Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ. Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học, Công nghệ Thủy sản. 2008;20(2): 1624. 2. Bùi Quang Tề. Bệnh của cá mú nuôi lồng ở vịnh Hạ Long. Báo cáo tại hội nghị Nuôi Trồng Thủy sản toàn quốc.3. Westh T, Wassenaar T M, Hallin PF, Snipen L, Lagesen K, Ussery DW. On the origins of a Vibrio species. Microb Ecol. 2010; 59: 113. 4. Nishibuchi M, Kaper JB. Thermostable direct hemolysin gene of Vibrio parahaemolyticus: a virulence gene acquired by a marine bacterium.Infect Immun.1995; 63(6): 20932099. 5. Đặng Thị Lụa, Nguyễn Viết Khuê, Phan Thị Vân. Non Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam.2016; 14 (5): 690698.

Citations (0)

References (5)

ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.Thermostable Direct Hemolysin Gene ofVibrio parahaemolyticus: a Virulence Gene Acquired by a Marine BacteriumArticleFull-text available
  • Jul 1995
  • Mitsuaki NishibuchiMitsuaki Nishibuchi
  • James B. Kaper
evidence for the importance of TDH in the enteropathogenic- ity of V. parahaemolyticus has only recently been obtained by using genetically altered strains and more-sensitive assays. The molecular studies of the gene encoding TDH (tdh) have also revealed other interesting features regarding sequence diver- gence, mobility, and regulation. In this review, we summarize the results of these genetic studies of the tdh gene which indicate that TDH is a major virulence determinant of KP-positive V. parahaemolyticus strains and that the KP-positive phenotype results from high- levelexpressionofaparticulartdhgene.Theseattributesmake the KP phenotype a good marker for a virulent strain. We also speculate about the origin and variation of the tdh gene and about why the virulence genes, thetdhandtdh-related hemo- lysin (trh) genes, are present in only a small population of V. parahaemolyticus.Theextensivedataavailableforthetdhgene help us to better understand potentially pathogenic bacteria such asV. parahaemolyticusin the natural environment.ViewShow abstractPhan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ. Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học, Công nghệ Thủy sản
  • Jan 2008
  • 16-24
  • Trần Đỗ Thị Hòa
  • Nguyễn Thị Thùy Vỹ Hích
  • Giang
Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ. Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học, Công nghệ Thủy sản. 2008;20(2): 16-24.Bệnh của cá mú nuôi lồng ở vịnh Hạ Long. Báo cáo tại hội nghị Nuôi Trồng Thủy sản toàn quốc
  • Tề Bùi Quang
Bùi Quang Tề. Bệnh của cá mú nuôi lồng ở vịnh Hạ Long. Báo cáo tại hội nghị Nuôi Trồng Thủy sản toàn quốc.On the origins of a Vibrio species
  • Jan 2010
  • MICROB ECOL
  • 1-13
  • T Westh
  • T M Wassenaar
  • P F Hallin
  • L Snipen
  • K Lagesen
  • D W Ussery
Westh T, Wassenaar T M, Hallin PF, Snipen L, Lagesen K, Ussery DW. On the origins of a Vibrio species. Microb Ecol. 2010; 59: 1-13.Nguyễn Viết Khuê, Phan Thị Vân. Non -Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam
  • Jan 2016
  • 690-698
  • Lụa Đặng Thị
Đặng Thị Lụa, Nguyễn Viết Khuê, Phan Thị Vân. Non -Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam.2016; 14 (5): 690-698.

Recommended publications

Discover more about: VibrioArticleFull-text available

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PA...

August 2019 · HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
  • Mac Nhu BinhMac Nhu Binh
  • Lê Thị Kim Anh
  • Tran ThaoTran Thao
  • [...]
  • Dang Dinh Kim
TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công ... [Show full abstract] nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa: TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPNSView full-textArticleFull-text available

PHÂN LẬP VÀ TẠO DÒNG GENE THERMOLABILE HEMOLYSIN CỦA VI KHUẨN VIBRIO TỪ CÁ HỒNG MỸ Ở THỪA THIÊN HUẾ

October 2019 · HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE NATURAL SCIENCE
  • Dang Thanh LongDang Thanh Long
  • Hoang Thi Kim HongHoang Thi Kim Hong
  • Nguyễn Thái Hoàng
  • [...]
  • Nguyễn Văn Hiệp
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập và định danh được một chủng Vibrio parahaemolyticus 01 gây bệnh xuất huyết lở loét ở cá hồng mỹ nuôi tại Thừa Thiên Huế. Gene thermolabile hemolysin (tlh) mã hóa tạo kháng nguyên độc tố không bền nhiệt TLH có kích thước 1257 bp, hoàn toàn tương đồng với trình tự gene được công bố trên Genebank (mã số: AY289609.1). Gene tlh mã hóa tạo chuỗi polypeptide ... [Show full abstract] hoàn chỉnh dài 418 acid amin và hoàn toàn tương đồng với chuỗi polypeptide được công bố trên Genebank (mã số: AAP41840.1). Kết quả của chúng tôi cho thấy tiềm năng ứng dụng lớn của phương pháp PCR để xác định nhanh chóng và cung cấp thông tin về mối quan hệ di truyền và phân lập gene độc tố từ vi khuẩn Vibrio ở tỉnh Thừa Thiên Huế.View full-textArticleFull-text available

Study on cloning and expressing trh gene (thermostable direct hemolysinrelated hemolysin) of Vibrio...

October 2021 · Journal of Veterinary Science & Technology
  • Huỳnh Văn Chương
  • Dang Thanh LongDang Thanh Long
  • Hoang Thi Kim HongHoang Thi Kim Hong
In this study, we have successfully cloned and expressed the trh gene encoding for a thermostable direct hemolysin-related hemolysin of Vibrio parahaemolyticus, which caused ulcer disease in snapper (Sciaenops ocellatus) raising in coastal areas of Thua Thien-Hue province. The full-length of trh gene was 462 bp (including start codon ATG and termination codon TGA). Similarity level of this ... [Show full abstract] gene sequence was 100% compared to the trh gene sequence published on the GenBank (accession number KP836471.1). The trh gene created an entire polypeptide sequence consisting of 154 amino acids and its similarity level was 100% compared to the polypeptide chain published on the GenBank (accession number ALZ44850). The result of analyzing SDS electrophoresis showed that 6xHis-TRH fusion protein had a molecular weight of approximately 21 kDa (including 3.7 kDa of 6xHis fusion tail).View full-textArticleFull-text available

NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE MÃ HÓA KHÁNG NGUYÊN GLYCOPROTEIN C CỦA VIRUS DỊCH TẢ VỊT PHÂN...

September 2018 · HUE UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE NATURAL SCIENCE
  • Dang Thanh LongDang Thanh Long
  • Huỳnh Văn Chương
  • Hoang Thi Kim HongHoang Thi Kim Hong
  • [...]
  • Võ Phước Khánh
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành công gene UL44 mã hóa tạo glycoprotein C (gC) của virus gây bệnh dịch ở tả vịt. Vùng mã hóa tạo kháng nguyên gC được phân lập từ mẫu bệnh phẩm gan vịt có kích thước 1296 bp, tương đồng 100 % với trình tự gene được công bố trên Genebank (mã số: EU076811.1). Vùng gene UL44 mã hóa tạo chuỗi polypeptide hoàn chỉnh dài 431 acid amin và ... [Show full abstract] tương đồng 100 % với chuỗi polypeptide được công bố trên Genebank (mã số: ABW82653.1). Kết quả phân tích điện di SDS cho thấy protein dung hợp 6xHis-gC có khối lượng phân tử xấp xỉ khoảng 50 kDa.View full-textArticle

PHÂN LẬP THỰC KHUẨN THỂ TỪ NƯỚC THẢI AO NUÔI TÔM CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN Pseudomonas aeruginosa...

April 2024 · TNU Journal of Science and Technology
  • Truong Thi Bich Van
  • Tran Thi Lieu
Sáu dòng thực khuẩn thể (Bacteriophage; TKT) ФPVtH, ФPCK1, ФPVCt3, ФPVCt4, ФPDT4, ФPDT3 có thể ly giải Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 được xác định bằng phương pháp agar hai lớp. Kết quả khảo sát phổ ký chủ với năm loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus NCTC 10884, Vibrio parahaemolyticus NCTC 10885, Vibrio furnissii NCTC 11218, Vibrio parahaemolyticus ATCC 17802, Vibrio vulnificus ATCC 29307, ... [Show full abstract] cho kết quả cả sáu dòng thực khuẩn thể này đều tạo vết tan trên vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus NCTC 10885. Kết quả cả sáu dòng thực khuẩn thể đều lây nhiễm và có ảnh hưởng lên sự phát triển của Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 thông qua phương pháp đo OD600 và phương pháp trải đếm mật số vi khuẩn. Sáu dòng thực khuẩn thể làm giảm mật số vi khuẩn ký chủ lên đến 90%, trong đó ФPCK1 làm giảm mật số vi khuẩn cao nhất đạt 98%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thực khuẩn thể có khả năng kiểm soát mầm bệnh và vi khuẩn gây hại như Pseudomonas spp. và Vibrio spp..Read moreLast Updated: 22 Oct 2024Interested in research on Vibrio?Join ResearchGate to discover and stay up-to-date with the latest research from leading experts in Vibrio and many other scientific topics.Join for free RG LogoResearchGate iOS AppGet it from the App Store now.InstallKeep up with your stats and moreAccess scientific knowledge from anywhere

Từ khóa » Khuẩn Lạc Vibrio Parahaemolyticus