Pefloxacin 400mg Hộp 20 Viên điều Trị Nhiễm Khuẩn-Nhà Thuốc An ...
Có thể bạn quan tâm
- Thận trọng khi sử dụng
* Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương.
Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau của cơ thể. Các phản ứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng bệnh nhân. Các phản ứng có hại thường được ghi nhận gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi và các tác dụng bất lợi trên hệ thống thần kinh trung ương (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn). Các phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân ở bất kỳ tuổi nào hoặc không có yếu tố nguy cơ tổn tại từ trước đểu có thể gặp những phản ứng có hại trên.
Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào. Thêm vào đó, tránh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon.
* Nhiễm liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn:
- Do liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn đề kháng với pefloxacin nên pefloxacin không phải là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên để điều trị liên cầu khuẩn hoặc phế cầu khuẩn.
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể do chủng Neisseria gonorrhoeae đề kháng với fluoroquinolon.
* Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Sự đề kháng của Escherichia coli với các thuốc nhóm fluoroquinolon (tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu) đa dạng trong Liên minh châu Âu. cần xem xét khả năng đề kháng của Escherichia coli với các thuốc nhóm fluoroquinolon tại địa phương.
* Suy gan: Giảm liều ở bệnh nhân suy gan.
* Nhạy cảm ánh sáng: Pefloxacin có thể gây phản ứng nhạy cảm ánh sáng. Nên khuyến cáo bệnh nhân tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia cực tím trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau khi ngưng dùng thuốc. Nếu có thể, nên dùng trang phục chống nắng hoặc kem chống nắng.
* Hệ cơ xương:
- Viêm gân thường xuất hiện khi dùng các thuốc nhóm fluoroquinolon, có thể gây đứt gân, chủ yếu tác dụng trên gân Achille và đặc biệt ở người cao tuổi. Viêm gân và đứt gân, có thể là cả hai, có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ khi bắt đầu điều trị và đã có báo cáo hơn vài tháng sau khi ngưng điều trị.
- Đứt gân thường xuất hiện khi dùng corticosteroid lâu dài.
- Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về gân, nên thận trọng khi dùng pefloxacin:
+ Ở những bệnh nhân cao tuổi, nên cân nhắc giữa lợi ích điều trị và sự xuất hiện nguy cơ. Để làm giảm nguy cơ này, nên giảm liều pefloxacin xuống một nửa ở những bệnh nhân này.
+ Tránh dùng pefloxacin ở những người có tiền sử viêm gân, đang dùng corticosteroid hoặc những người tham gia vào các môn thể thao vận động mạnh.
Nguy cơ đứt gân tăng trong thời gian bình phục ở những bệnh nhân nằm liệt giường. Khi khởi đầu điều trị với pefloxacin, nên theo dõi sự khởi phát của đau hoặc phù ở gân Achille, đặc biệt là ở những người có nguy cơ. Ngưng dùng pefloxacin khi các dấu hiệu này xuất hiện, bệnh nhân cần nghỉ ngơi khi gân chịu lực nặng và/hoặc gót chân bị tổn thương. Cần có khuyến cáo chuyên biệt ở một số bệnh nhân có hiệu quả điều trị chậm (đến vài tháng) hoặc xuất hiện các di chứng.
* Nhược cơ: Thận trọng khi dùng pefloxacin ở những bệnh nhân bị nhược cơ.
* Hệ thần kinh:
- Thận trọng khi dùng pefloxacin ở những bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc có các yếu tố nguy cơ của co giật.
- Đã có báo cáo về bệnh thần kinh cảm giác và vận động xuất hiện sớm ở những bệnh nhân dùng fluoroquinolon, kể cả pefloxacin. Ngưng dùng pefloxacin nếu bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh thần kinh, làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn của các biến chứng không hồi phục.
- Thận trọng khi dùng pefloxacin ở người cao tuổi vì nguy cơ giảm lưu lượng máu não, tổn thương não hoặc đột quỵ.
* Rối loạn thị lực: Tư vấn bác sỹ chuyên khoa nếu có các triệu chứng của mất thị lực hoặc rối loạn khác ở mắt.
* Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, đặc biệt nếu nặng, dai dẳng và/hoặc có xuất huyết xảy ra trong hoặc vài tuần sau khi điều trị với pefloxacin, có thể ĩâ triệu chứng của viêm đại tràng có liên quan Clostridium difficile do dùng kháng sinh. Viêm đại tràng do Clostridium difficile có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng, dạng nặng nhất là viêm đại tràng màng giả. Do đó, cẩn xem xét chẩn đoán này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi điều trị với pefloxacin. Nếu nghi ngờ hoặc xác định là viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile, ngưng dùng pefloxacin ngay lập tức và bắt đầu ngay liệu pháp khác thích hợp. Trong trường hợp này, chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc ức chế nhu động ruột.
* Rối loạn tim mạch: Các thuốc nhóm fluoroquinolon có thể làm kéo dài khoảng QT.
* Quá mẫn: Đã có báo cáo của phản ứng quá mẫn và dị ứng, kể cả phản ứng kiểu phản vệ khi dùng pefloxacin và có thể đe dọa đến tính mạng. Nếu xuất hiện những phản ứng này, ngưng dùng pefloxacin và tiến hành điều trị thích hợp.
* Rối loạn đường huyết: Giống như các thuốc nhóm quinolon, rối loạn đường huyết có thể xuất hiện khi dùng pefloxacin. Đã có báo cáo các trường hợp hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường dùng đồng thời với các thuốc chống đái tháo đường dùng uống (glibenclamid) hoặc insulin. Nên theo dõi cẩn thận đường huyết ở những bệnh nhân đái tháo đường.
* Thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase: Phản ứng tan huyết cấp tính đã được báo cáo ở những bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase điều trị fluoroquinolon. Mặc dù không có trường hợp nào được báo cáo khi dùng pefloxacin, nhưng không khuyến cáo dùng pefloxacin ở những bệnh nhân này và nên thực hiện liệu pháp thay thế. Nếu cần thiết phải dùng thuốc này, cẩn theo dõi phản ứng tan huyết.
* Kháng thuốc: Giống như với các kháng sinh khác, khi dùng pefloxacin, đặc biệt dùng lâu dài có thể thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn đề kháng. Nên đánh giá khả năng tái phát của bệnh nhân. Nếu nhiễm khuẩn thứ phát tiến triển trong khi điều trị, cần tiến hành các liệu pháp thích hợp.
Sự xuất hiện đề kháng hoặc chủng vi khuẩn đề kháng chọn lọc trong quá trình điều trị lâu dài và/hoặc nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm Staphylococcus và Pseudomonas.
* Thuốc chứa tinh bột mì: người bệnh dị ứng với bột mì (trừ bệnh coeliac) không nên dùng thuốc này.
* Các xét nghiệm:
- Ở những bệnh nhân dùng pefloxacin, có thể cho kết quả dương tính giả đối với xét nghiệm opioid trong nước tiểu. Nếu cần thiết phải xác nhận sự hiện diện của opioid, nên tiến hành phương pháp phát hiện opioid đặc hiệu hơn.
- Pefloxacin không ảnh hưởng đến lượng glucose trong nước tiểu.
Không sử dụng thuốc đã quá hạn ghi trên nhãn.
- Thai kỳ và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Vì không có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng pefloxacin ở phụ nữ mang thai nên không dùng pefloxacin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Vì các thuốc fluoroquinolon vào sữa mẹ và gây nguy cơ về khớp đối với trẻ bú sữa, nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng pefloxacin.
- Tương tác thuốc
Tương tác của thuốc:
Phải cẩn thận khi sử dụng pefloxacin đồng thời với:
- Corticosteroid: Do nguy cơ viêm gân, không nên dùng đóng thời pefloxacin với corticosteroid.
- Theophyllin: Dùng đồng thời pefloxacin với theophyllin làm tăng nồng độ theophyllin trong huyết thanh. Gây ra các tác dụng không mong muốn liên quan đến theophyllin, hiếm khi đe dọa tính mạng hoặc gây tử vong. Cần theo dõi nồng độ theophyllin trong máu và giảm liều theophyllin nếu cần thiết.
- Hình thành phức chelat hóa: Sự hấp thu pefloxacin giảm khi dùng đồng thời pefloxacin với muối sắt hoặc thuốc kháng acid chứa magnesi hoặc nhôm hoặc didanosin (chế phẩm didanosin có hệ đệm chứa nhôm hoặc magnesi). Khuyến cáo nên uống pefloxacin trước ít nhất 2 giờ hoặc 4 - 6 giờ sau khi uống các chế phẩm có chứa các cation kim loại hóa trị 2 hoặc hỏa trị 3 như muối sắt hoặc thuốc kháng acid có chứa magnesi hoặc nhôm hoặc didanosin (chế phẩm didanosin có hệ đệm chứa nhôm hoặc magnesi). Không có tương tác thuốc giữa pefloxacin với calci carbonat.
-Thuốc chống đông đường uống:Tăng tác dụng chống đông của thuốc khi dùng đồng thời pefloxacin và warfarin. Hiệu quả của thuốc chống đông đường uống tăng ở hầu hết bệnh nhân dùng kháng sinh, bao gồm các thuốc nhóm fluoroquinolon. Nguy cơ này thay đổi phụ thuộc vào loại nhiễm khuẩn, tuổi tác và thể trạng của bệnh nhân và rất khó để xác định nồng độ các thuốc nhóm fluoroquinolon khi tăng INR (tỷ lệ chuẩn hóa quốc tế) trong những bệnh nhân này. Khuyến cáo nên theo dõi định kỳ INR trong và ngay sau khi dùng đồng thời pefloxacin và thuốc chống đông đường uống.
Tương kỵ của thuốc:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc dùng đường uống, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Từ khóa » Vỉ Khuẩn
-
Nhiễm Trùng Do Vi Khuẩn Và Virus: Nguyên Nhân Và Phương Pháp ...
-
Vi Khuẩn HP Là Gì? Lây Qua đường Nào? | Vinmec
-
Thuốc Lyncomycin 500Mg Thanhhoa Kháng Viêm, Điều Trị Nhiễm ...
-
Thuốc Volexin 500 Boston Điều Trị Nhiễm Khuẩn (Hộp 2 Vỉ X 10 Viên)
-
Thuốc Kháng Sinh Ospexin 250mg Vỉ 10 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc điều Trị Nhiễm Khuẩn Novofungin 250mg (2 Vỉ X 10 Viên/hộp)
-
LINCOMYCIN 500mg - DOMESCO
-
Doxycycline 100mg - Mekophar
-
Thuốc Trị Ho, Sát Khuẩn đường Hô Hấp Eugica (10 Vỉ X 10 Viên/hộp)
-
Viên Uống Cho Người Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Takeda Vĩ X10 Viên
-
Bổ Sung Lợi Khuẩn Enteropromina Hộp 4 Vỉ X 5 ống X 5ml | Medigo
-
Sữa Chua Uống Lợi Khuẩn Probi Vỉ 5 Lọ 65ml - Kids Plaza
-
Sữa Chua Uống Lợi Khuẩn Probi Vỉ 4 Chai X 130ml | Shopee Việt Nam