Pepsi = Marketing Mix | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Pepsi = Marketing mix
  • doc
  • 12 trang
A GIỚI THIỆU VỀ PEPSI Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố Purchase bang New York, Mỹ. Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành tập PepsiCo( viết tắt: pep) Là một trong số các công ty sản xuất thức ăn và đồ uống lớn nhất thế giới,với thu nhập trong năm 2006 trên 35 tỉ đô la . PepsiCo có hệ thống phân phối và mạng lưới bán hàng đại lý dày đặc ở gần 200 quốc gia,và thuê hơn 185,000 nhân viên trên toàn thế giới. Tại thị trường Việt Nam công ty Pepsi gia nhập thị trường Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ trước và với lợi thế hùng hậu của mình Pepsi đã tung ra chiến lược “khuyến mãi đại hạ giá” và các hãng nước ngọt nhỏ lẻ khác ở Việt Nam lập tức lâm vào khủng hoảng.Với giá rẻ cộng thêm uy tín hàng đầu thế giới Pepsi đã đè bẹp các hãng nước giải khát nội địa chỉ trong vòng 1 tháng.. Sản phẩm của PepsiCo Vietnam với các nhãn hiệu Pepsi, 7-up, Mirinda, Evervest, Sting, Aquafina, Twister đạt tiêu chuẩn quốc tế và thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%. 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam. * PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up. * Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%. 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla. 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea. 2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Việt Nam. 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca) 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành. B. CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA PEPSI VIỆT NAM Trong nền kinh tế hiện đại, Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp trên toàn cầu. Các hoạt động Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và kích thích hệ thống bán hàng phát triển, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước giải khát đóng chai là một thức uống không thể thiếu của người dân Việt. Vì vậy, thị trường nước giải khát Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia. Trong số đó, người tiêu dùng biết đến Công ti Trách nhiệm Hữu hạn PEPSICO Viê êt Nam, với các sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu PEPSI, tiêu biểu là sản phẩm Pepsi-Cola là một doanh nghiệp có tiếng tăm trên thị trường. Nhắc đến thương hiệu Pepsi, người ta thường nghĩ đến tinh thần trẻ trung sôi động. Mặc dù Công ty Pepsi đã có lịch sử hơn một thế kỷ, nhưng tinh thần trẻ đó vẫn thấm sâu trong toàn Công ty, từ màu xanh tươi trẻ của logo, từ câu slogan nổi tiếng một thời “sự lựa chọn của thế hệ mới” đến những sản phẩm thiết kế bắt mắt, thời trang cho giới trẻ, những chiến dịch quảng cáo trẻ trung sôi động, những đại sứ nhãn hiệu trẻ, nổi tiếng và những chiến lược kinh doanh xông xáo của đội ngũ các nhà quản lý trẻ xuất sắc của Pepsi… Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của công ty là những hoạt động Marketing chuyên nghiệp và logic. Các hãng nước giải khát ra đời ngày càng nhiều cũng chính là nguyên nhân nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường giải khát và đẩy mạnh hoạt đô nê g Marketing. I. Phân tích môi trường marketing 1. Môi trường vi mô 1.1. Đối thủ cạnh tranh Tính trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì Coca luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Pepsi. Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn Pepsi, riêng tại Việt Nam, đặc biệt khu vực TP Hồ Chí Minh, tình hình như có vẻ... ngược lại. Chính vì vậy, Pepsi càng phải nâng cao vị thế của mình qua những chiến lược Marketing hiệu quả, nhằm mục đích chiếm thị phần tại Việt Nam cao hơn Coca – một kì tích đi ngược lại với thống kê trên toàn thế giới. 2. Khách hàng : Các sản phẩm của Pépi được định vị là giành cho thế hệ mới. Tuy nhiên các sản phẩm nước uống có ga thuộc dòng Pepsi Cola lại phù hợp với tất cả mội người 3. Nhà cung cấp : Là 1 thương hiệu lớn, Pepsi thể hiện được ưu thế của mình khi luôn có những nhà cung cấp mang tới sản phẩm chất lượng tốt với giá cả phù hợp. 2. Môi trường vĩ mô 2.1. Môi trường kinh tế Việt nam là nước có nên kinh tế phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất của người dân được nâng cao nhu cầu tiêu dùng cũng lớn hơn tạo động lực cho Pepsico Việt Nam ngày càng phát triển 2.2. Môi trường chính trị pháp luật Bằng việc tích lũy và bổ sung thêm các luật quốc tế: Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế…pháp luật Việt Nam dần hoàn thiện tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong và ngoài nước. Hiện nay, vị thế của người tiêu dùng Việt lại ngày một tăng do sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. 2.3. Môi trường văn hoá xã hội Người tiêu dùng Việt Nam có những điểm đặc trưng sau: Chú trọng đến sức khỏe: thói quen ăn uống của người Việt ta ngày một thay đổi theo xu hướng tích cực hơn. Ngoài chuyện ăn ngon, ăn no, người tiêu dùng Việt còn quan tâm đến việc ăn uống để giữ gìn sức khỏe. Pepsi cần đưa ra những chính sách cam đoan về độ an toàn chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chiến lược cần nhấn mạnh hơn về vấn đề sức khỏe. 2.4. Môi trường khoa học kĩ thuật Ngày nay, khoa học kĩ thuật được ứng dụng ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực. Riêng về ngành giải khát, các thương hiệu phần lớn chú trọng vào quy trình sản xuất và cải tiến bao bì, đồng thời nỗ lực giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như tái chế chai, lọ…Đây là mảng thiết yếu để tối đa hóa doanh thu. II. PHÂN TÍCH SWOT: ĐIỂM MẠNH Du nhập vào Việt Nam vào năm 1991, Pepsi mang theo những điểm mạnh vốn có của mình trên trường thế giới, đồng thời phát triển thêm những nét mới ở Việt Nam. Đây chính là một vũ khí mạnh mẽ giúp Pepsi nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần ngay khi bước vào thị trường và vượt qua cả đối thủ lớn nhất của mình là Coca Cola. Sức mạnh thương hiệu Thành lập vào năm 1898, Pepsi đã trải qua gần một thế kỉ phát triển trước khi vào Việt Nam. Cho đến khi gia nhập thị trường nước ta năm 1991, sản phẩm Pepsi-Cola đã mang tầm vóc là một sản phẩm của thế giới. Bước vào thị trường mới, tiếp xúc với khách hàng mới với thị hiếu và sở thích tiêu dùng cũng rất mới, thương hiệu chính là vốn mạnh nhất của PepsiCo, song song với lượng vốn tài chính của họ. Lượng vốn lớn Ngoài sức mạnh thương hiệu – một tên tuổi lớn trong ngành giải khát thế giới, PepsiCo còn mang theo hành trang là nguồn vốn khổng lồ. Chính vì điều đó, khi bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam, Pepsi không ngần ngại giảm giá trên toàn mặt trận để chiếm lĩnh thị trường. Nguồn vốn mạnh mẽ giúp sản phẩm Pepsi-Cola dễ dàng thực hiện chiến lược này và “đè bẹp” các hãng nước ngọt địa phương trong vòng chưa đầy một tháng. Ngày nay, nguồn tài chính vẫn là một điểm mạnh cho việc phát triển sản phẩm và chiến lược của Pepsi. ĐIỂM YẾU Cách thức phân phối hạn chế Chuỗi cửa hàng phân phối của Pepsi chủ yếu là những cửa hàng thức ăn nhanh, các tiệm coffe, hệ thống bán lẻ tại siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi. Thế nhưng, Pepsi lại bỏ qua hình thức bán dạo, đưa sản phẩm mình đến từng ngõ hẻm, ngóc ngách trong các khu phố, như đối thủ Coca Cola đã áp dụng. Đặc thù Việt Nam ta thì hình thức bán dạo khá phổ biến và tiếp cận cực tốt với đủ loại thành phần, tầng lớp người trong xã hội. Vẫn biết phân phối sản phẩm như thế không phải là thế mạnh mà Pepsi hướng tới, tuy nhiên, thị phần của Pepsi đã giảm rất nhiều khi không quan tâm đến hình thức bán dạo này. Giá cả không linh hoạt Pepsi là thương hiệu nước giải khát đã tạo được uy tín nhất định với người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá cả cho một sản phẩm đến tay người dân Việt Nam cũng chưa hẳn hoàn toàn phù hợp với thu nhập bình quân như hiện nay. Trong khi ấy, ngày càng nhiều loại sản phẩm, thức uống có hương vị và chất lượng tốt xuất hiện với tần suất cao tại Việt Nam chỉ bằng mức giá ngang hoặc thấp hơn Pepsi (Dr Thanh, C2, V-fresh,…). Tuy đã có sự điều chỉnh giá theo từng mẫu mã, hình thức đóng chai hay lon khác nhau, nhưng có lẽ Pepsi cần linh hoạt hơn với bảng giá của mình để tiếp tục tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường màu mỡ nhưng lại không kém phần khắc nghiệt như Việt Nam. Sức mạnh thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm Một lưu ý đặc biệt: Nếu chịu khó tìm hiểu về Pepsi-Cola thì tên gọi và slogan quảng cáo cho sản phẩm này thường cố định và áp dụng cho mọi quốc gia mà mình đặt chân đến. Có lẽ Pepsi quyết giữ thương hiệu, tên gọi của mình để tạo nét riêng cho tất cả người tiêu dùng trên toàn thế giới. Điều đó vô hình chung lại tạo ra hạn chế cho Pepsi trong quá trình quảng cáo và quảng bá thương hiệu mình đến từng quốc gia riêng biệt. Mỗi quốc gia lại có đặc thù văn hóa, truyền thống xã hội khác nhau. Từ đấy, quá trình tiếp cận sản phẩm đến với khách hàng cũng ít nhiều có phần khó khăn. CƠ HỘI Chính sách mở cửa phát triển kinh tế thị trường Trong thời kì đổi mới, Việt Nam chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở rộng thúc đẩy thương mại. Đó là một cơ hội lớn cho Pepsi phát triển rộng rãi và truyền bá thương hiệu của mình trên khắp Việt Nam. Bên cạnh đó, phát triển thương mại góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn, con người cũng từ đó mà linh động và nhộn nhịp hơn. Điều này rất phù hợp với đối tượng giới trẻ mà sản phẩm Pepsi-Cola đã theo đuổi từ trước trên trường thế giới. Nét văn hóa ẩm thực Việt Mang âm hưởng văn hóa Á Đông, người Việt có khẩu vị ngọt hơn so với các quốc gia phương Tây. Đây cũng là một điểm góp phần cho thành công của Pepsi-Cola. Vị ngọt đậm cộng với gas làm tê đầu lưỡi mỗi khi thưởng thức vừa cho người Việt cảm giác thân quen, vừa tạo chút hứng khởi mới lạ. Vì thế, không phải tốn công quá nhiều cho việc thay đổi sản phẩm, Pepsi-Cola vẫn tạo được dấu ấn đẹp trong tâm hồn người tiêu dùng Việt. Sự chậm trễ và có phần yếu thế của đối thủ cạnh tranh Có vẻ phải e dè Coca Cola khá nhiều trên “mặt trận” quốc tế, nhưng ở Việt Nam, Pepsi hoàn toàn tự tin rằng mình chiếm thế thượng phong. Vào Việt Nam trước một bước, Pepsi đã giành được thị phần, làm chủ toàn ngành nước ngọt. Vì vậy việc giành thị phần và thấu hiểu tâm lí người Việt của Coca Cola phải chịu yếu thế so với Pepsi. Ngoài ra, những chiến dịch quảng cáo của hai bên mặc dù có tính chất ăn miếng trả miếng nhưng bao giờ Pepsi cũng đi trước Coca Cola một bước – mà tâm lí người Việt lại dễ tiếp thu những cái đến trước. Thế nên, những quảng cáo và chương trình của Pepsi vẫn thu hút và gây chú ý với người Việt hơn cả. Đó là một cơ hội lớn để sản phẩm Pepsi-Cola phát triển và mở rộng thị trường cho mình. THÁCH THỨC Xuất phát từ những điểm yếu của mình, cùng với sự cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ từ các đối thủ trực tiếp, Pepsi-Cola đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Đối thủ trực tiếp Coca-cola Phải sáng suốt thừa nhận Coca Cola là thương hiệu hàng đầu và Pepsi vẫn chưa vượt mặt được Coca Cola trên tầm thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, thị phần của Coca Cola lại yếu thế so với Pepsi. Chính vì thế, Coca Cola đang làm hết sức để giành lấy thị trường cho mình. Với nội lực mạnh mẽ, Coca Cola đang tiến hành triển khai nhiều dự án, kế hoạch lớn nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam. Coca Cola luôn là đối trọng thật sự với Pepsi trong mỗi quốc gia. Nếu lơ là, không tiếp tục cải thiện chất lượng hương vị hay mẫu mã sản phẩm, trong tương lai Pepsi sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự lớn mạnh của các nhãn hàng nước giải khát nội địa Chiến dịch kêu gọi “Người Việt dùng hàng Việt” đang đưa các nhãn hàng nước ngoài vào thế khó. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ những doanh nghiệp nước giải khát trong nước cũng đang phát triển lớn mạnh. Sản phẩm ngày càng được hoàn thiện và tạo thiện cảm tốt với người tiêu dùng. Đấy là chưa kể sự am hiểu tường tận nhu cầu, thị hiếu vẫn luôn là lợi thế của các doanh nghiệp trong nước. Sự thay đổi khẩu vị từ chính người tiêu dùng Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày một khắt khe hơn trong vấn đề chọn thức uống cho mình. Vấn đề hương vị được quan tâm hơn, nhưng phải đảm bảo về yêu cầu sức khỏe. Các thức uống giải khát có gas như Pepsi hay Coca-Cola đang dần mất đi trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam. Đây thật sự là một thách thức lớn trên con đường cải thiện thị phần hoặc hương vị đặc trưng mà Pepsi lâu nay vẫn tôn thờ và giữ vững. III. CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX I. Product - Chiến lược sản phẩm 1. Lợi ích cốt lõi của khách hàng khi mua sản phẩm Sản phẩm Pepsi-Cola phát triển trong bối cảnh xã hội công nghiệp mọi người ăn thịt mỡ và fast food rất nhiều nên Pepsi rất phù hợp. Sản phẩm tiện dụng, bật nắp là có thể thưởng thức ngay, giải khát tốt, giúp tiêu hóa tốt, chống đói, chống lại cảm giác thịt mỡ thừa trong miệng... mà lại không gây nghiện như rượu bia. Nền tảng thành công của Pepsi chính là sự cam kết lâu dài của hãng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Tất cả các sản phẩm Pepsi-Cola của PepsiCo đều được đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. 2.Chất lượng, độ bền sản phẩm Pepsi tuân theo một tiêu chuẩn chất lượng trên toàn cầu: tất cả các chai và lon Pepsi-Cola luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoái. Các thành phần của sản phẩm từ nước, hương vị, đường, CO2,… đươc pha chế với quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối của từng địa phương cũng được sắp xếp một cách hoàn chỉnh để đảm bảo việc dùng một chai/lon Pepsi ở nhà cũng khiến người uống cảm thấy mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay sau khi mua. 3. Chiến lược sản phẩm: 3.1 Chiến lược tái định vị sản phẩm Nhằm giữ vững vị thế công ty nước giải khát hàng đầu Việt Nam, PepsiCo phải tiến hành tái định vị sản phẩm Pepsi-Cola. Nắm bắt được nhu cầu uống không chỉ để giải khát mà còn để thể hiện mình của giới trẻ, công ty đã tung ra những phương thức khẳng định vị thế của sản phẩm Pepsi-Cola là “Một chọn lựa của thời đại mới, một Cola của thời đại mới”. Thông qua việc quảng bá và chương trình dùng thử sản phẩm để so sánh, PepsiCo đã khôn ngoan mượn Coca Cola làm đòn bẩy để khẳng định sức mạnh, sức mới của sản phẩm Pepsi-Cola. 3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm Với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì việc PepsiCo phát triển sản phẩm là tất yếu. Bộ phận R&D của PepsiCo Việt Nam đã cho ra các sản phẩm PepsiCola mẫu, sau đó mang các mẫu này đi thử nghiệm ở khách hàng để xem xét mức độ đạt yêu cầu của sản phẩm. Đó là thành tố quan trọng cho việc phát triển sản phẩm thích ứng với thị trường Việt Nam. 4. Chiến lược liên kết sản phẩm – thị trường PepsiCo chọn chiến lược sản phẩm hiện hữu – thị trường hiện hữu để mang sản phẩm Pepsi-Cola đến gần với người tiêu dùng Việt Nam. Chiến lược đó thể hiện ở: - Khai thác triệt để nhóm khách hàng trung thành của mình thông qua việc đảm bảo mức giá ổn định, lượng cung cấp đều đặn; củng cố và giữ vững hình ảnh, chất lượng sản phẩm cũng như hoàn thiện dịch vụ. - Tiến hành “tấn công” nhóm khách hàng hỗn hợp – nhóm khách hàng vừa tiêu thụ sản phẩm Pepsi-Cola, vừa tiêu thụ các nhãn hiệu khác như Coca Cola, Chương Dương…PepsiCo Việt Nam mở rộng thị phần bằng cách phấn đấu giành thị phần khống chế. Ngày nay, thị phần sản phẩm Pepsi-Cola ở Việt Nam là 14.9%, sản phẩm Coca Cola của hãng Coca đứng sau với 12.7%. Thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh thông qua việc nắm bắt thông tin, thị hiếu người Việt Nam, để từ đó PepsiCo Việt Nam chọn thời cơ thích hợp, tung ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả, kết hợp tốt với chất lượng ưu việt, dịch vụ thuận lợi. II. Price – Chiến lược giá Chiến lược giá của Pepsi-Cola chỉ nổi bật ở hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là khi Pepsi khi mới tiếp cận thị trường Việt Nam và giai đoạn thứ hai là khi Coca vào Việt Nam, Pepsi phải điều chỉnh giá thành để tăng sức cạnh tranh. Khoảng đầu thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường thì trong nước hầu như không có một nhãn hiệu nước ngọt nào có thương hiệu ngoài thương hiệu “xá xị” có từ trước 1975 và thương hiệu Tribeco (một hãng nước ngọt liên doanh với Ðức); thị trường nước giải khát Việt Nam đa phần là các loại nước giải khát không nhãn hiệu, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu,sản xuất gia công tại hộ gia đình. Vào thời điểm đó, Pepsi ký hợp đồng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Với nguồn lực dồi dào cùng sức mạnh thương hiệu, ngay lập tức sản phẩm PepsiCola thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc. Bằng hình thức khuyến mãi hạ giá thành sản phẩm, trong một tháng đầu triển khai, Pepsi-Cola đã nhanh chóng hạ gục các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước cũng như đẩy Tribeco xuống đà phá sản, buộc phải chuyển đồi hình thức kinh doanh thành sữa đậu nành. Đến cuối thập niên 90, Coca Cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cũng là một hãng nước giải khát có uy tín, chất lượng trên thế giới, Coca nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm để chạy đua thị phần với Pepsi-Cola. Nhưng tại thời điểm này, pháp luật Viện Nam đã có những điều khoản trong việc hạn chế sự chạy đua giá để giành thị phần, đồng thời lúc bấy giờ Pepsi cũng kịp điều chỉnh giá tương tự Coca Cola. Do đó, giá cả của sản phẩm Pepsi-Cola đủ sức cạnh tranh linh hoạt và cuộc chiến giá không còn là yếu tố quyết đinh đến thị phần của PepsiCola tại Việt Nam. III. Place – Phân phối Các doanh nghiệp hiện nay đều mang sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các trung gian phân phối. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô. Những trung gian phân phối này hợp thành một hệ trống kênh phân phối – tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. PepsiCo cũng tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các trung gian như vậy. Dù là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính nhưng PepsiCo không trực tiếp mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp. Nối tiếp bước ngoặt ngoạn mục đánh tan các đại lí nước ngọt nội địa của Việt Nam, PepsiCo tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam, nhằm giúp sản phẩm Pepsi-Cola có sức ăn sâu, bám rễ lớn vào thị trường. Bên cạnh các đại lý và tổng đại lý, PepsiCo còn xâm nhập hầu hết các quán cà phê, quán cóc (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn sản phẩm Pepsi-Cola). Vậy, PepsiCo có những kênh phân phối chủ yếu là: kênh marketing truyền thống - sản phẩm sẽ được chuyển đến tay người tiêu dùng thông qua những trung gian bán hàng, tức là các nhà bán lẻ và các đại lí. IV. Promotion – Xúc tiến thương mại Sản phẩm nước giải khát Pepsi dù có hệ thống sản xuất hiện đại, hương vị truyền thống, ngọt nồng, phù hợp với người Việt Nam đến mấy, thì chiến lược xúc tiến, quảng bá sản phẩm mới chính là phương tiện hữu hiệu đưa Pepsi đến gần hơn với người tiêu dùng, và đạt được doanh số khổng lồ như hiện nay. Trong quá trình triển khai chiến lược, Pepsi đã nắm và hiểu rõ từng trại thái Biết – Hiểu – Thích – Chuộng – Tin và Mua của người tiêu dùng, để từ đó áp dụng một cách hiệu quả các công cụ hỗ trợ đầy sáng tạo. Chúng ta hãy cùng xem rõ, họ đã áp dụng chúng như thế nào. 1.Quảng cáo PepsiCo là mô êt trong số ít các công ti dành mô êt số tiền tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng thương hiê êu ngay từ khi mới thành lâ êp. Tiêu biểu là viê êc đổi tên bài hát thành “Pepsi-Cola Hits The Spot” – năm 1940 được tạp chí LIFE đánh giá là bài hát bất hủ ; “Be Sociable, Have A Pepsi”; “Thế hê ê Pepsi” – từ năm 1946-1964;”Joy of Pepsi” – năm 1999; và gần đây nhất là “ Say bão Pepsi”, “ Đã quá Pepsi ơi!” ở thị trường Việt Nam. PepsiCo còn đến với khách hàng qua các phương tiê ên như phiếu thưởng, kì thi có thưởng, những cuô êc triển lãm thương mại và các hoạt đô nê g khuyến mãi khác….Trong nhiều năm, Pepsi còn tiến hành “Lời mời Pepsi” mô êt kiểu quảng cáo về khẩu vị mời gọi khách hàng dùng thử Pepsi-Cola để so sánh với Coca Cola. Khách hàng đã bị thu hút bởi những trò phiếu thưởng, sổ xố của PepsiCo… 2. Quan hê êvới công chúng Pepsi rất am hiểu tâm lý của Người Viê êt, vì vậy chiến lược “công nghê ê tiếp thị” của họ luôn rất thành công. Cũng nhờ vâ êy mà Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giâ êt thị trường nào của các hãng cạnh tranh trong thị trường nước giải khát. Mô ôt ví dụ điển hình đó là viêcô “đánh” vào tâm lý yêu thích bóng đá và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua show quảng cáo trên truyền hình, với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới. Khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế” cùng show quảng cáo lập tức khiến doanh số bán ra của Pepsi “tăng vọt” , đồng thời chiếm cảm tình của người tiêu dùng. Mă êt khác , những người tài giỏi làm việc cho Pepsi cũng gắn niềm tự hào cá nhân của họ cùng với thương hiệu Pepsi,vì vâ êy họ sẽ bảo vệ thương hiệu này tới cùng (đó cũng là một đặc điểm tâm lý của người Việt). Và chắc chắn Pepsi không bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”, cuộc chiến toàn cầu giữa các đối thủ “truyền kiếp” giúp Pepsi đủ kinh nghiệm để luôn “đề cao cảnh giác”. Với tình hình cạnh tranh trên, Pepsico cũng đẩy nhanh chiến lược bằng viê êc sử dụng hình ảnh những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê… 1. Hô êi chợ triển lãm thương mại Các hội chợ thương mại là thành tố chủ chốt trong những nỗ lực marketing của hầu hết các công ti. Mă êt khác, các hội chợ thương mại đặc biệt có lợi vì chúng cho PepsiCo cơ hội tiếp cận vô số khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, nhà phân tích trong ngành và nhà báo chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. PepsiCo đã sớm nhâ nê biết được các lợi ích mà hô êi chợ triển lãm mang lại nên đã tham gia vào rất nhiều hô êi chợ triển lãm, tiêu biểu là: hội chợ ở Quảng trường D, Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) – diễn ra một chương trình ca nhạc mang chủ đề "Pepsi với âm nhạc". Chương trình là một mắt xích quan trọng trong chiến dịch khuyến mãi rầm rộ của PepsiCo VN trong năm 2004. Đây cũng là một cách để PepsiCo được các phương tiê ên thông tin đại chúng để mắt tới mà không cần thiết phải tốn quá nhiều chi phí cho viê êc này 2. Văn minh thương mại Đây chính là vấn đề quan trọng nhất để chiếm được “thiê ên cảm” của khách hàng. PepsiCo đã không ngừng cải thiê ên và nâng cao viê êc kinh doanh theo đúng chuẩn văn minh thương mại. Cụ thể: o Giúp các chủ đại lý phân phối sản phẩm hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình. o Bán hàng với mức giá phù hợp với người tiêu dùng. o Thường xuyên thực hiê ên các phương pháp để tiếp câ nê nhằm mục đích tìm hiểu phản hồi của khách hàng. o Thống nhất quan điểm về sản phẩm của người bán đối với khách hàng…. Tải về bản full

Từ khóa » Chiến Lược 4p Pepsi