Peru – Wikipedia Tiếng Việt

Cộng hòa Perú
Tên bản ngữ
  • República del Perú (tiếng Tây Ban Nha) Các tên bản địa khác[a]
    • Tiếng Quechua:Piruw Republika
      Tiếng Aymara:Piruw Suyu
Quốc kỳ Peru Quốc kỳ Quốc huy Peru Quốc huy
Tiêu ngữ: Firme y feliz por la unión (Tây Ban Nha)"Vững vàng và Hạnh phúc cho Sự thống nhất"
Quốc ca: (Tây Ban Nha) "Quốc ca Peru"
Vị trí của Peru (xanh) trên thế giới.Vị trí của Peru (xanh) trên thế giới.
Location of Peru
Tổng quan
Thủ đôvà thành phố lớn nhất Lima12°2.6′N 77°1.7′T / 12,0433°N 77,0283°T / -12.0433; -77.0283
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Tây Ban Nha
Ngôn ngữ địa phương[a]
  • Tiếng Quechua
  • Tiếng Aymara
Sắc tộc (2013) Các chủng tộc
  • 45% Thổ dân châu Mỹ
  • 37% Mestizo
  • 15% Người da trắng
  • 3% khác[1]
Tôn giáo chính Các tôn giáo
  • 76,03% Giáo hội Công giáo Rôma
  • 18,48% Kháng Cách
  • 14,07% Chủ nghĩa phúc âm
  • 1,64% Phong trào Cơ Đốc giáo phi hệ phái
  • 1,52% Phong trào Phục lâm
  • 0,75% Nhân Chứng Giê-hô-va
  • 0,49% Mặc Môn
  • 5,09% Không tôn giáo
  • 0,41% Khác
Tên dân cưNgười Peru
Chính trị
Chính phủTổng thống chế cộng hòa dân chủ đại nghị[2][3]
• Tổng thống Dina Boluarte
• Phó tổng thống thứ nhất Không có
• Phó tổng thống thứ hai Không có
• Thủ tướng Gustavo Adrianzén
Lập phápQuốc hội Cộng hòa
Lịch sử
Độc lập từ Vương quốc Tây Ban Nha
• Tuyên bố 28 tháng 7 năm 1821
• Thống nhất 9 tháng 12 năm 1824
• Được công nhận 14 tháng 8 năm 1879
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng1.285.216 km2 (hạng 19)496.225 mi2
• Mặt nước (%)0.41
Dân số 
• Ước lượng 201832.553.697[4] (hạng 43)
• Điều tra 200728.220.764
• Mật độ23/km257/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2018
• Tổng số449.153 tỷ USD[5] (hạng 38)
• Bình quân đầu người13,962 USD[5] (hạng 92)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2018
• Tổng số221.710 tỷ USD[5] (hạng 49)
• Bình quân đầu người6,892 USD[5] (hạng 87)
Đơn vị tiền tệSol (PEN)
Thông tin khác
Gini? (2015)Tăng theo hướng tiêu cực 44,3[6]trung bình
HDI? (2015)Tăng 0,740[7]cao · hạng 87
Múi giờUTC−5 (PET)
Cách ghi ngày thángnn.tt.nnnn (CE)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+51
Mã ISO 3166PE
Tên miền Internet.pe
  1. ^ Quechua, Aymara và các ngôn ngữ thiểu số khác là ngôn ngữ đồng chính thức tại các địa phương mà chúng chiếm ưu thế.

Perú (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [peˈɾu], cũng thường viết không dấu là Peru), tên chính thức là Cộng hòa Perú (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú, phát âm [reˈpuβlika ðel peˈɾu]  ( nghe)), là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Về phía bắc, Perú có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, phía tây Perú là Thái Bình Dương.

Lãnh thổ Perú là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại, trải dài từ văn minh Norte Chico – một trong các nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, đến Đế quốc Inca – quốc gia lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo. Đế quốc Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ XVI và thiết lập một phó vương quốc với thủ đô tại Lima. Sau khi giành được độc lập vào năm 1821, Perú trải qua các giai đoạn bất ổn định chính trị và khủng hoảng ngân sách, cũng như các giai đoạn ổn định và kinh tế tiến bộ.

Perú là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị, được chia thành 25 vùng. Địa lý Perú biến đổi từ các đồng bằng khô hạn ở vùng duyên hải Thái Bình Dương đến các đỉnh của dãy Andes và các khu rừng nhiệt đới ở bồn địa Amazon. Perú là một quốc gia đang phát triển, có chỉ số phát triển con người ở mức cao và mức nghèo là khoảng 25,8%.[8] Các hoạt động kinh tế chính của quốc gia gồm có khai mỏ, chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp.

Perú là quốc gia đa sắc tộc, với dân số ước tính là 30,4 triệu, thành phần dân tộc bao gồm người da đỏ, người gốc Âu, người gốc Phi và người gốc Á. Ngôn ngữ chính được nói là tiếng Tây Ban Nha, song một lượng đáng kể người Perú nói tiếng Quechua hay các ngôn ngữ bản địa khác. Sự kết hợp của các truyền thống văn hóa khiến cho Perú có sự đa dạng lớn trên các lĩnh vực như nghệ thuật, ẩm thực, văn chương và âm nhạc.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Tên gọi Peru

Từ Perú có khởi nguyên trong các ngôn ngữ khác nhau ở nam bộ Pháp và tây bắc bộ Tây Ban Nha và cũng tìm thấy tại xứ Corse, tuy nhiên đối với người châu Âu, từ Perú là phù hợp nhất để thay thế tên gọi nguyên bản Birú, là tên của một quân chủ bản địa sống vào đầu thế kỷ XVI gần vịnh San Miguel thuộc Panama ngày nay.[9] Khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến thăm lãnh thổ của ông vào năm 1522, đó là phần cực nam của Tân Thế giới mà người châu Âu biết đến.[10] Do đó, khi Francisco Pizarro khám phá khu vực ở xa hơn về phía nam, chúng được đặt tên là Birú hay Perú.[11]

Vương quốc Tây Ban Nha trao cho tên gọi này địa vị pháp lý trong Capitulación de Toledo năm 1529, theo đó gọi tên Đế quốc Inca là tỉnh Perú.[12] Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, quốc gia nhận tên gọi Phó vương quốc Perú, và trở thành nước Cộng hòa Perú sau chiến tranh giành độc lập.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Địa lý Peru
Bản đồ địa hình Perú

Perú là một quốc gia trên bờ biển phía tây trung tâm của Nam Mỹ đối diện với Thái Bình Dương. Nó nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu, cực bắc của nó đạt tới 1,8 phút vĩ độ hoặc khoảng 3,3 km (2,1 mi) về phía nam của đường xích đạo. Perú có chung biên giới đất liền với Ecuador, Colombia, Brasil, Bolivia và Chile, với biên giới đất liền dài nhất được chia sẻ với Brasil.

Perú có diện tích 1.285.216 km2 (496.225 dặm vuông Anh), nằm ở tây bộ Nam Mỹ. Quốc gia này có biên giới với Ecuador và Colombia ở phía bắc, Brasil ở phía đông, Bolivia ở phía đông nam, Chile ở phía nam, và phía tây là Thái Bính Dương. Dãy núi Andes chạy song song với Thái Bình Dương; dãy núi này phân quốc gia thành ba khu vực về mặt địa lý. costa (duyên hải) ở phía tây là một đồng bằng hẹp, phần lớn là khô hạn ngoại trừ các thung lũng hình thành từ các sông theo mùa. sierra (đất cao) là khu vực Andes; gồm có cao nguyên Altiplano và đỉnh cao nhất quốc gia là Huascarán với cao độ 6.768 m (22.205 ft).[13] Vùng thứ ba là selva (rừng rậm) với địa hình bằng phẳng trải rộng với các rừng mưa Amazon mở rộng về phía đông. Khoảng 60% diện tích quốc gia thuộc vùng thứ ba này.[14]

Vườn quốc gia Manú, một khu dự trữ sinh quyển tại phần bồn địa Amazon thuộc Perú

Hầu hết sông tại Perú bắt nguồn từ các đỉnh của dãy Andes và chảy vào một trong ba lưu vực. Những sông đổ về Thái Bình Dương có đặc điểm là dốc và ngắn, dòng chảy không liên tục. Các chi lưu của sông Amazon có chiều dài lớn hơn, có dòng chảy lớn hơn nhiều, và có độ dốc nhỏ hơn khi ra khỏi khu vực sierra. Các sông đổ vào hồ Titicaca thường có chiều dài ngắn và có dòng chảy lớn.[15] Các sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Perú là Ucayali, Marañón, Putumayo, Yavarí, Huallaga, Urubamba, Mantaro, và Amazon.[16]

Ảnh hưởng của dãy Andes và hải lưu Humboldt khiến quốc gia này có sự đa dạng rất lớn về khí hậu. Khu vực costa có nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa thấp, độ ẩm cao, trừ phần phía bắc ấm hơn và có lượng mưa lớn hơn.[17] Khu vực sierra có mưa thường xuyên vào mùa hạ, nhiệt độ và ẩm độ giảm theo cao độ cho đến các đỉnh núi đóng băng của dãy Andes.[18] Khu vực selva có đặc trưng là lượng mưa lớn và nhiệt độ cao, ngoại trừ phần cực nam- là nơi có mùa đông lạnh và có mưa theo mùa.[19] Do địa hình và khí hậu đa dạng, Perú có đa dạng sinh học cao với 21.462 loài thực vật và động vật ghi nhận được tính đến năm 2003; 5.855 trong số đó là loài đặc hữu.[20]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử Peru
Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca

Các bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người tại lãnh thổ Perú có niên đại khoảng 9.000 năm TCN.[21] Xã hội phức tạp cổ nhất được biết đến tại Perú là văn minh Norte Chico, nền văn minh này hưng thịnh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong khoảng từ 3.000 đến 1.800 TCN.[22] Theo sau những phát triển ban đầu này là các nền văn hóa khảo cổ học như Cupisnique, Chavin, Paracas, Mochica, Nazca, Wari, và Chimú. Vào thế kỷ XV, người Inca nổi lên thành một quốc gia hùng mạnh, tạo thành đế quốc lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo, Đế quốc Inca tồn tại gần một thế kỷ.[23] Các xã hội Andes dựa vào nông nghiệp, sử dụng các kỹ thuật như thủy lợi và ruộng bậc thang; chăn nuôi lạc đà và ngư nghiệp cũng là hoạt động quan trọng. Tổ chức xã hội dựa trên sự hỗ thù và tái phân phối do các xã hội này không có khái niệm về thị trường hay tiền tệ.[24]

Vào tháng 12 năm 1532, một toán conquistador dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro đánh bại và bắt giữ Hoàng đế Inca Atahualpa. Mười năm sau, Vương quốc Tây Ban Nha thiết lập Phó vương quốc Perú để quản lý hầu hết các thuộc địa tại Nam Mỹ của họ.[25] Phó vương Francisco de Toledo tái tổ chức quốc gia trong thập niên 1570, hoạt động kinh tế chính là khai mỏ bạc và nguồn lao động chính là những lao động cưỡng bức người da đỏ.[26]

Machu Picchu, một di chỉ thuộc văn minh Inca
Tập tin:Juan Mauricio Rugendas - Study for Lima's Main Square - Google Art Project.jpg
Quảng trường chính của Lima khoảng năm 1843.

Các thoi bạc của Perú cung cấp thu nhập cho Vương quốc Tây Ban Nha và thúc đẩy một mạng lưới mậu dịch phức tạp trải rộng đến tận châu Âu và Philippines.[27] Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, sản lượng bạc suy giảm và kinh tế đa dạng hóa khiến cho thu nhập của vương thất Tây Ban Nha giảm mạnh.[28] Nhằm phản ứng, triều đình ban hành các cải cách Bourbon, với một loạt các chiếu chỉ nhằm tăng thuế và phân chia Phó vương quốc.[29] Các luật mới kích động các cuộc nổi dậy như của Túpac Amaru II, song tất cả đều bị đàn áp.[30]

Vào đầu thế kỷ XIX, trong khi hầu hết Nam Mỹ bị cuốn vào các cuộc chiến giành độc lập, thì Perú vẫn là một thành trì của những người bảo hoàng. Do giới tinh hoa dao động giữa giải phóng và trung thành với chế độ quân chủ Tây Ban Nha, Perú chỉ giành được độc lập sau khi bị chiếm đóng do chiến dịch quân sự của José de San Martín và Simón Bolívar.[31] Trong những năm đầu cộng hòa, đấu tranh cục bộ nhằm giành quyền lực giữa các lãnh đạo quân sự khiến cho chính trị bất ổn định.[32]

Đặc tính dân tộc Perú được rèn luyện trong giai đoạn này, khi mà các kế hoạch của Simón Bolívar nhằm thành lập một Liên minh Mỹ Latinh gặp khó khăn và một liên minh với Bolivia sớm tàn.[33] Từ thập niên 1840 đến thập niên 1860, Perú trải qua một giai đoạn ổn định trong nhiệm kỳ tổng thống của Ramón Castilla nhờ thu nhập quốc gia tăng lên từ xuất khẩu phân chim.[34] Tuy nhiên, đến thập niên 1870, tài nguyên này bị cạn kiệt, quốc gia lâm vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng, và đấu tranh chính trị lại nổi lên.[35]

Perú chiến bại trước Chile trong Chiến tranh Thái Bình Dương 1879–1883, phải nhượng hai tỉnh Arica và Tarapacá theo các hiệp ước Ancón và Lima. Tiếp sau đấu tranh nội bộ hậu chiến là một giai đoạn ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng Bình dân, giai đoạn này kéo dài đến khi bắt đầu chế độ độc tài của Augusto B. Leguía.[36] Đại khủng hoảng khiến Leguía bị hạ bệ, hồi phục rối loạn chính trị, và Đảng Nhân dân Cách mạng châu Mỹ (APRA) nổi lên.[37] Trong ba thập niên sau đó, chính trị Perú có đặc điểm là tình trạng kình địch giữa tổ chức này và một liên minh của giới tinh hoa và quân sự.[38]

Năm 1968, Lực lượng vũ trang Perú dưới sự chỉ huy của Tướng General Juan Velasco Alvarado tiến hành đảo chính chống Tổng thống Fernando Belaunde. Chế độ mới cam kết cải cách triệt để nhằm thúc đẩy phát triển, song không nhận được ủng hộ rộng rãi.[39] Năm 1975, Tướng Francisco Morales Bermúdez thay thế Velasco, làm tệ liệt các cải cách, và giám thị việc tái lập chế độ dân chủ.[40] Trong thập niên 1980, Perú phải đối mặt với nợ nước ngoài lớn, lạm phát ngày càng tăng, buôn bán ma túy nổi lên, và bạo lực chính trị quy mô lớn.[41] Trong nhiệm kỳ tổng thống của Alberto Fujimori (1990–2000), quốc gia bắt đầu phục hồi; tuy nhiên, các cáo buộc độc đoán, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền buộc Fujimori phải từ nhiệm sau cuộc bầu cử năm 2000 gây tranh cãi.[42] Từ khi chế độ của Fujimori kết thúc, Perú cố gắng chống tham nhũng trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế.[43]

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Phủ Tổng thống Perú tại Lima.
Bài chi tiết: Chính trị Peru

Perú là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị tổng thống với một hệ thống đa đảng. Theo hiến pháp hiện nay, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chính phủ; người này được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định Thủ tướng, và cố vấn trong việc bổ nhiệm các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị viện theo nhất viện chế với 130 thành viên được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm. Các dự luật có thể được nhánh hành pháp hoặc lập pháp đệ trình, chúng sẽ thành luật sau khi được Nghị viện thông qua và được Tổng thống ban hành. Bộ máy tư pháp độc lập trên danh nghĩa, song sự can thiệp của chính quyền đối với các vấn đề pháp luật đã phổ biến trong suốt lịch sử và được cho là vẫn tiếp tục đến nay.[44]

Chính phủ Perú được bầu cử trực tiếp, và bầu cử là bắt buộc đối với tất cả công dân từ 18 đến 70 tuổi. Cuộc bầu cử tổ chức vào năm 2011 kết thúc với chiến thắng của ứng cử viên tổng thống Ollanta Humala thuộc liên minh Gana Perú trước Keiko Fujimori thuộc Fuerza 2011.[45] Nghị viện hiện gồm có Gana Perú (47 ghế), Fuerza 2011 (37 ghế), Alianza Parlamentaria (20 ghế), Alianza por el Gran Cambio (12 ghế), Solidaridad Nacional (8 ghế) và Concertación Parlamentaria (6 ghế).[46]

Các xung đột biên giới với các quốc gia láng giềng chi phối quan hệ đối ngoại của Perú, hầu hết chúng đều được giải quyết xong trong thế kỷ XX.[47] Hiện nay, Perú có tranh chấp giới hạn hàng hải với Chile trên Thái Bình Dương.[48] Perú là một thành viên tích cực của một số tổ chức khu vực và là một trong số các quốc gia sáng lập Cộng đồng các quốc gia Andes. Quốc gia này cũng tham gia các tổ chức quốc tế như Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Liên Hợp Quốc. Quân đội Perú gồm có lực lượng lục quân, hải quân và không quân; nhiệm vụ chính của quân đội Perú là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.[49] Các lực lượng vũ trang trực thuộc Bộ Quốc phòng và Tổng thống với vai trò là Tổng tư lệnh. Chế độ cưỡng bách tòng quân bị bãi bỏ vào năm 1999, thay thế là phục vụ quân sự tự nguyện.[50]

Phân cấp hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Amazonas Ancash Apurímac Arequipa Ayacucho Cajamarca Cusco Huánuco Huancavelica Ica Junín La Libertad Lambayeque Lima tỉnh Lima Callao Loreto Madre de Dios Moquegua Pasco Piura Puno Tacna Tumbes San Martín Ucayali info Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Peru

Perú được chia thành 25 vùng và tỉnh Lima. Mỗi vùng có một chính phủ được bầu gồm có Thống đốc và hội đồng, họ phục vụ theo các nhiệm kỳ 4 năm. Các chính phủ này đặt kế hoạch phát triển vùng, thực hiện các dự án đầu tư công, xúc tiến hoạt động kinh tế, và quản lý tài sản công. Tỉnh Lima được quản lý bởi một hội đồng thành phố. Mục tiêu của việc ủy thác quyền cho các chính phủ địa phương và thành phố, cùng với các hành động khác, là nhằm cải thiện sự tham gia của quần chúng. Các tổ chức phi chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tán quyền lực và vẫn có ảnh hưởng đến chính trị địa phương.[51]

Vùng
  • Amazonas
  • Ancash
  • Apurímac
  • Arequipa
  • Ayacucho
  • Cajamarca
  • Callao
  • Cuzco
  • Huancavelica
  • Huánuco
  • Ica
  • Junín
  • La Libertad
  • Lambayeque
  • Lima
  • Loreto
  • Madre de Dios
  • Moquegua
  • Pasco
  • Piura
  • Puno
  • San Martín
  • Tacna
  • Tumbes
  • Ucayali
Tỉnh
  • Lima

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn] Các tòa nhà tại quận tài chính San Isidro của Lima; và hải cảng Callao, cửa ngõ xuất khẩu chính của Peru. Bài chi tiết: Kinh tế Peru

Kinh tế Perú được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao[52] và lớn thứ 52 thế giới và lớn thứ 7 khu vực Mỹ Latin.[53] Năm 2011, Perú là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000.[54] Perú có chỉ số phát triển con người 0,752 theo số liệu năm 2011. Về mặt lịch sử, kinh tế quốc gia gắn liền với xuất khẩu, thu về ngoại tệ mạnh để chi cho nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài.[55] Mặc dù chúng đem đến thu nhập đáng kể, song tăng trưởng độc lập và phân bổ thu nhập công bằng hơn tỏ ra khó đạt được.[56] Theo dữ liệu năm 2010, 31,3% tổng dân số Perú là người nghèo.[57]

Chính sách kinh tế của Perú thay đổi nhiều trong những thập niên qua. Chính phủ của Juan Velasco Alvarado (1968–1975) tiến hành các cải cách triệt để, trong đó có cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty ngoại quốc, mở đầu hệ thống kinh tế kế hoạch, và thiết lập một khu vực quốc doanh lớn. Mục tiêu của các chính sách này là tái phân phối thu nhập và chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phát triển song kết quả là thất bại.[58]

Bất chấp kết quả này, hầu hết các cải cách vẫn được thực hiện cho đến thập niên 1990, khi chính phủ tự do hóa của Alberto Fujimori chấm dứt việc kiểm soát giá, bảo hộ mậu dịch, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài, và hầu hết quyền sở hữu nhà nước trong các công ty.[59] Các cải cách dẫn đến tăng trưởng kinh tế liên tục từ 1993, ngoại trừ một sự sụt giảm sau Khủng hoảng tài chính châu Á 1997.[60]

Các ngành dịch vụ chiếm 53% tổng sản phẩm quốc nội của Perú, kế tiếp là ngành chế tạo (22,3%), công nghiệp khai khoáng (15%), và các loại thuế (9,7%).[61] Tăng trưởng kinh tế gần đây được thúc đẩy thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện các điều kiện thương mại, tăng đầu tư và tiêu dùng.[62] Mậu dịch dự kiến sẽ tăng hơn nữa sau khi thực hiện một thỏa thuận mậu dịch tự do với Hoa Kỳ được ký vào năm 2006.[63] Các mặt hàng xuất khẩu chính của Perú là đồng, vàng, thiếc, hàng dệt may, và bột cá; Các đối tác mậu dịch chính của Perú là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brasil và Chile.[64]

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Nhân khẩu Peru
Thành phần chủng tộc và dân tộc tại Peru (nghiên cứu năm 2006)[65]Instituto Nacional de Estadística e Informática (INEI)
Chủng tộc/Dân tộc
Mestizo (lai da trắng-đỏ)    59.5%
Quechua    22.7%
Aymara    2.7%
Da đỏ Amazon    1.8%
Da trắng    4.9%
Da đen/Mulatto (lai da trắng-đen)    1.6%
Khác    6.7%
Tôn giáo tại Peru (điều tra 2007)
Tôn giáo Tỷ lệ
Công giáo Rôma    81.3%
Tin Lành    12.5%
giáo phái khác    3.3%
không tôn giáo    2.9%
Một phụ nữ người da đỏ tại vùng núi Andes.

Perú là một quốc gia đa dân tộc, hình thành từ các nhóm dân tộc khác nhau trong năm thế kỷ. Người da đỏ sống ở lãnh thổ Perú ngày nay từ hàng thiên niên kỷ trước khi người Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ XVI; theo sử gia Noble David Cook thì dân số của họ giảm từ khoảng 5–9 triệu vào thập niên 1520 xuống khoảng 600.000 vào năm 1620 với nguyên nhân chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm.[66] Người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi đến với số lượng lớn trong thời thuộc địa, họ hỗn chủng trên quy mô lớn với nhau và với người bản địa. Những người Âu đến từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh Quốc, và Đức dần nhập cư đến Perú sau khi quốc gia này độc lập.[67] Perú giải phóng nô lệ da đen vào năm 1854.[68] Người Hoa đến vào thập niên 1850, họ thay thế các công nhân nô lệ, và từ đó có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Perú.[69]

Cuộc điều tra dân số năm 1940 là cuộc điều tra dân số cuối cùng tại Perú nỗ lực phân loại các cá nhân theo dân tộc, khi đó 53% dân số nhận là người da trắng hoặc mestizo (lai da trắng và da đỏ) và 46% nhận là người da đỏ.[70] Theo CIA World Factbook, phần lớn dân cư Perú là người da đỏ, hầu hết là Quechua và Aymara, sau đó là người mestizo.[53] Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2006 của Cơ quan quốc gia về Thống kê và Tin học (INEI), dân cư Perú phần lớn nhận là mestizo (59,5%), sau đó là Quechua (22,7%), Aymara (2,7%), Amazon (1,8%), đen/Mulatto (1,6%), trắng (4,9%), và "khác" (6,7%).[65]

Với khoảng 29,5 triệu cư dân, Perú là quốc gia đông dân thứ 5 tại Nam Mỹ.[71] Mức tăng trưởng dân số giảm từ 2,6% xuống 1,6% trong giai đoạn 1950 đến 2000; dân số Perú dự kiến đạt khoảng 42 triệu vào năm 2050.[72] Năm 2007, 75,9% dân cư Perú sống tại các khu vực đô thị và 24,1% tại các khu vực nông thôn.[73] Các thành phố chính là Lima, Arequipa, Trujillo, Chiclayo, Piura, Iquitos, Cusco, Chimbote, và Huancayo; các thành phố này đều có trên 250.000 cư dân theo điều tra dân số năm 2007.[74] Có 15 bộ lạc da đỏ chưa tiếp xúc tại Perú.[75]

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ nhất của 83,9% người Perú 5 tuổi hoặc lớn hơn theo số liệu năm 2007. Tiếng Tây Ban Nha cùng tồn tại với một số ngôn ngữ bản địa, thông dụng nhất là tiếng Quechua được 12% dân số nói. Các ngôn ngữ bản địa và ngoại quốc khác được nói nhiều vào thời điểm đó lần lượt chiếm 2,7% và 0,1% dân số Perú.[76]

Theo điều tra dân số năm 2007, 81,3% dân số trên 12 tuổi mô tả bản thân là tín hữu Công giáo, 12,5% là tín hữu Tin Lành, 3,3% theo các giáo phái khác, và 2,9% không tôn giáo.[77] Tỷ lệ biết chữ ước tính là 92,9% trong năm 2007; mức này tại các khu vực nông thôn (80,3%) thấp hơn các khu vực thành thị (96,3%).[78] Giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc và các trường công miễn học phí.[79]

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Ceviche là một món ăn truyền thống phổ biến của Perú
Bài chi tiết: Văn hóa Peru
Bài viết này nằm trong loạt bài về
Văn hóa Peru
Lịch sử
  • Văn minh Norte Chico 3500 TCN-1800 TCN
  • Văn hóa Chavín 900 TCN-200 TCN
  • Văn hóa Moche 100-700
  • Đế chế Tiwanaku 550-1000
  • Đế chế Wari 6th century-1438
  • Vương quốc Cusco 1197-1438
  • Đế quốc Inca 1438-1572
  • Phó vương quốc Peru 1542-1821
  • Peru độc lập 1821-present
Gần đây
Tổng thống Martín Vizcarra (2018-hiện tại)
Nghệ thuật và văn hóa
  • Nghệ thuật Tiền Columbus
  • Nghệ thuật Peru
    • Nghệ thuật song song
  • Kiến trúc Inca
  • Kiến trúc
  • Văn học
    • Văn học thời thuộc địa
    • Văn học hiện đại
    • Truyện tranh
  • Tác giả
    • Mario Vargas Llosa
Giải trí
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Taekwondo
    • Lướt ván
    • Quần vợt
  • Truyền thông
    • Đài phát thanh
    • Rạp chiếu phim
    • Truyền hình
    • Báo chí
Ẩm thực
  • Nông nghiệp
    • Diêm mạch
    • Khoai tây
    • Ngô tím
    • Maca
    • Trái cây
  • Regional differences
    • Coastal
    • Andes
    • Amazon
  • Ẩm thực Chifa
  • Tráng miệng
    • Alfajores
    • Arroz con leche
    • Flan
    • Lucuma
  • Thức uống
    • Inca Kola
    • Chicha morada
    • Pisco
  • Đầu bếp Peru
    • Gastón Acurio
Âm nhạc
  • Peruvian rock
  • Peruvian cumbia
  • Música criolla
  • Huayno
  • Festejo
  • Âm nhạc Andes
  • Peruvian salsa
  • Marinera
Dân tộc
  • Mestizo
  • Amerindian
    • Quechua
    • Aymara
  • Người Peru gốc Âu
  • Người Peru gốc Nhật Bản
  • Người Peru gốc Trung Quốc
Truyền thống
  • Chúa tể Phép màu
  • Fiestas Patrias
  • Inti Raymi
  • Catholic Church in Peru
  • Quốc kỳ
  • Tôn giáo tại Peru
Chủ đề Peru
  • x
  • t
  • s

Văn hóa Perú chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống của người da đỏ và người Tây Ban Nha,[80] tuy nhiên nó cũng chịu ảnh hưởng từ các dân tộc Á, Phi, và Âu khác. Truyền thống nghệ thuật của Perú có truy nguyên từ những đồ gốm, đồ dệt may, trang sức, và công trình điêu khắc của văn hóa tiền Inca. Người Inca duy trì các nghề thủ công này và đạt được những thành tựu về kiến trúc như xây dựng Machu Picchu. Baroque chi phối nghệ thuật Perú thuộc địa, song cũng có cải biến theo truyền thống bản địa.[81]

Trong giai đoạn thuộc địa, nghệ thuật hầu hết tập trung vào chủ đề tôn giáo; biểu hiện là số lượng nhà thờ đông đảo trong thời kỳ này và các bức họa của trường phái Cuzco.[82] Nghệ thuật đình đốn sau khi độc lập, kéo dài cho đến khi ý thức hệ Indigenismo nổi lên vào đầu thế kỷ XX.[83] Từ thập niên 1950, nghệ thuật Perú được chiết trung hóa và định hình bởi cả dòng chảy nghệ thuật ngoại quốc và địa phương.[84]

Văn chương Perú bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu của các nền văn minh thời kỳ tiền Colombo. Người Tây Ban Nha đem đến chữ viết vào thế kỷ XVI; văn chương thuộc địa bao gồm các biên niên sử và văn chương tôn giáo. Sau khi độc lập, chủ nghĩa phong tục và chủ nghĩa lãng mạn trở thành những thể loại văn học phổ biến nhất, minh chứng qua các tác phẩm của Ricardo Palma.[85] Phong trào Indigenismo vào đầu thế kỷ XX do các nhà văn như Ciro Alegría[86] và José María Arguedas lãnh đạo.[87] Văn chương Perú hiện đại được thừa nhận là nhờ vào các tác gia như Mario Vargas Llosa, ông là một thành viên quan trọng của phong trào Mỹ Latinh bùng nổ.[88]

Ẩm thực Perú pha trộn giữa các món ăn da đỏ và Tây Ban Nha, với ảnh hưởng mạnh của cách nấu ăn kiểu Trung Hoa, châu Phi, Ả Rập, Ý, và Nhật Bản.[89] Các món ăn phổ biến là anticuchos, ceviche, và pachamanca. Khí hậu đa dạng của Perú tạo diều kiện cho sự phát triển của các loại thực vật và động vật khác nhau, là một điều tốt cho ẩm thực.[90]

Âm nhạc Perú có nguồn gốc Andes, Tây Ban Nha và châu Phi.[91] Vào thời kỳ tiền Tây Ban Nha, biểu hiện âm nhạc có sự khác biệt lớn giữa các vùng; quenatinya là hai nhạc cụ phổ biến.[92] Người Tây Ban Nha đưa đến nhiều nhạc cụ mới, chẳng hạt như ghi-ta và hạc, kéo theo sự phát triển của các nhạc cụ tạp giao như charango.[93] Đóng góp của người gốc Phi cho âm nhạc Perú gồm các nhịp điệu của họ và cajón, một nhạc cụ gõ.[94] Vũ đạo dân gian Perú gồm có marinera, tondero, zamacueca, diablada và huayno.[95]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử Perú
  • Văn hóa Perú
  • Ẩm thực Perú

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ở Peru, có những ngôn ngữ được chính thức công nhận là ngôn ngữ bản địa. Trong mỗi tiếng này, tên chính thức của Peru (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú, phát âm: [reˈpuβlika ðel peˈɾu]) là như sau:
    • tiếng Quechua: Piruw Republika
    • tiếng Aymara: Piruw Suyu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ethnic groups of Perú”. CIA Factbook. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ Shugart, Matthew Søberg (tháng 9 năm 2005). “Semi-Presidential Systems: Dual Executive and Mixed Authority Patterns” (PDF). Graduate School of International Relations and Pacific Studies. United States: University of California, San Diego. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  3. ^ Shugart, Matthew Søberg (tháng 12 năm 2005). “Semi-Presidential Systems: Dual Executive And Mixed Authority Patterns” (PDF). French Politics. Palgrave Macmillan UK. 3 (3): 323–351. doi:10.1057/palgrave.fp.8200087. ISSN 1476-3427. OCLC 6895745903. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017. Only in Latin America have all new democracies retained a pure presidential form, except for Peru (president-parliamentary) and Bolivia (assembly-independent).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  4. ^ https://www.populationpyramid.net/peru/2018/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ a b c d “Peru”. International Monetary Fund.
  6. ^ “Gini Index”. World Bank. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “2016 Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. 2016. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ UN: Peru Posts One of Region’s Best Reductions in Poverty in 2011 Lưu trữ 2016-10-18 tại Wayback Machine. Andean Air Mail and Peruvian Times, 28 tháng 11 năm 2012.
  9. ^ Porras Barrenechea, tr 83.
  10. ^ Porras Barrenechea, tr 84.
  11. ^ Porras Barrenechea, tr 86.
  12. ^ Porras Barrenechea, tr 87.
  13. ^ Andes Handbook, Huascarán Lưu trữ 2016-10-08 tại Wayback Machine. 2 tháng 6 năm 2002.
  14. ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 16.
  15. ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr 31.
  16. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perú: Compendio Estadístico 2005, tr. 21.
  17. ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 24–25.
  18. ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 25–26.
  19. ^ Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú, El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico, tr. 26–27.
  20. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perú: Compendio Estadístico 2005, tr 50.
  21. ^ Dillehay, Tom, Duccio Bonavia and Peter Kaulicke. "The first settlers". In Helaine Silverman (ed.), Andean archaeology. Malden: Blackwell, 2004, ISBN 0631234012, p. 20.
  22. ^ Haas, Jonathan, Creamer, Winifred and Ruiz, Alvaro (2004). “Dating the Late Archaic occupation of the Norte Chico region in Peru”. Nature. 432: 1020–1023. doi:10.1038/nature03146. ISSN 0028-0836. PMID 15616561.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ D'Altroy, Terence. The Incas. Malden: Blackwell, 2002, ISBN 1405116765, các trang 2–3.
  24. ^ Mayer, Enrique. The articulated peasant: household economies in the Andes. Boulder: Westview, 2002, ISBN 081333716X, các trang 47–68
  25. ^ Recopilación de leyes de los Reynos de las Indias. Madrid: Cultura Hispánica, 1973, vol. II, các trang 12–13.
  26. ^ Bakewell, Peter. Miners of the Red Mountain: Indian labor in Potosi 1545–1650. Albuquerque: University of New Mexico, 1984, ISBN 0826307698, p. 181.
  27. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Suárez, Margarita. Desafíos transatlánticos. Lima: FCE/IFEA/PUCP, 2001, các trang 252–253.
  28. ^ Andrien, Kenneth. Crisis and decline: the Viceroyalty of Peru in the seventeenth century. Albuquerque: University of New Mexico Press, 1985, ISBN 1597403237, các trang 200–202.
  29. ^ Burkholder, Mark. From impotence to authority: the Spanish Crown and the American audiencias, 1687–1808. Columbia: University of Missouri Press, 1977, ISBN 0826202195, các trang 83–87.
  30. ^ O'Phelan, Scarlett. Rebellions and revolts in eighteenth century Peru and Upper Peru. Cologne: Böhlau, 1985, ISBN 3412010855, 9783412010850, p. 276.
  31. ^ Anna, Timothy. The fall of the royal government in Peru. Lincoln: University of Nebraska Press, 1979, ISBN 0803210043, các trang 237–238.
  32. ^ Walker, Charles. Smoldering ashes: Cuzco and the creation of Republican Peru, 1780–1840. Durham: Duke University Press, 1999, ISBN 0822382164, các trang 124–125.
  33. ^ Gootenberg (1991) tr 12.
  34. ^ Gootenberg (1993) tr 5–6.
  35. ^ Gootenberg (1993) tr 9.
  36. ^ Mücke, Ulrich. Political culture in nineteenth-century Peru. Pittsburgh: University of Pittsburgh Press, 2004, ISBN 0822942291, các trang 193–194.
  37. ^ Klarén, tr 262–276.
  38. ^ Palmer, David. Peru: the authoritarian tradition. New York: Praeger, 1980, ISBN 0030461162, p. 93
  39. ^ Philip, George. The rise and fall of the Peruvian military radicals. London: University of London, 1978, các trang 163–165.
  40. ^ Schydlowsky, Daniel and Juan Julio Wicht. "Anatomy of an economic failure". In Cynthia McClintock and Abraham Lowenthal (ed.), The Peruvian experiment reconsidered. Princeton: Princeton University Press, 1983, ISBN 0691076480, các trang 94–143 (106–107).
  41. ^ Klarén, tr 406–407.
  42. ^ BBC News, Fujimori: Decline and fall. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007.
  43. ^ The Economist, Peru. Truy cập 18 tháng 7 năm 2007.
  44. ^ Clark, Jeffrey. Building on quicksand. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2007.
  45. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Oficina Nacional de Procesos Electorales, [1]. Truy cập 28 tháng 7 năm 2011.
  46. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Congreso de la República del Perú, [2] Lưu trữ 2019-10-04 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2011.
  47. ^ St John, Ronald Bruce. The foreign policy of Peru. Boulder: Lynne Rienner, 1992, ISBN 1555873049, các trang 223–224.
  48. ^ BBC News, Peru–Chile border row escalates. Truy cập 16 tháng 5 năm 2007.
  49. ^ Ministerio de Defensa. Libro Blanco de la Defensa Nacional. Lima: Ministerio de Defensa, 2005, p. 90.
  50. ^ Ley N° 27178, Ley del Servicio Militar, Các điều số 29, 42 và 45.
  51. ^ Monika Huber, Wolfgang Kaiser (tháng 2 năm 2013). “Mixed Feelings”. dandc.eu.
  52. ^ Ngân hàng Thế giới, Data by country: Peru. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  53. ^ a b Peru Lưu trữ 2016-11-05 tại Wayback Machine. CIA, The World Factbook
  54. ^ BBC, Peru country profile. Truy cập 1 tháng 10 năm 2011.
  55. ^ Thorp, tr 4.
  56. ^ Thorp, tr 321.
  57. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Evolución de la Pobreza en el Perú al 2010, tr 38.
  58. ^ Thorp, các trang 318–319.
  59. ^ Sheahan, John. Searching for a better society: the Peruvian economy from 1950. University Park, Pennsylvania: The Pennsylvania State University Press, 1999, ISBN 0271018720, p. 157.
  60. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Producto bruto interno por sectores productivos 1951–2006. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
  61. ^ số liệu năm 2006. (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Memoria 2006, p. 204. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2010.
  62. ^ (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Memoria 2006, tr. 15, 203. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
  63. ^ Office of the U.S. Trade Representative, United States and Peru Sign Trade Promotion Agreement, 12 tháng 4 năm 2006. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
  64. ^ số liệu năm 2006. (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva, Memoria 2006, tr 60–61. Truy cập 27 tháng 12 năm 2010.
  65. ^ a b The Socioeconomic Advantages of Mestizos in Urban Peru Lưu trữ 2016-03-12 tại Wayback Machine. princeton.edu. tr 4–5.
  66. ^ Cook, Noble David. Demographic collapse: Indian Peru, 1520–1620. Cambridge: Cambridge University Press, 1981, ISBN 0521523141, p. 114.
  67. ^ Vázquez, Mario. "Immigration and mestizaje in nineteenth-century Peru". In: Magnus Mörner, Race and class in Latin America. New York: Columbia University Press, 1970, ISBN 0231032951, các trang 79–81.
  68. ^ "Peru apologises for abuse of African-origin citizens". BBC News. 29 tháng 11 năm 2009
  69. ^ Mörner, Magnus. Race mixture in the history of Latin America. Boston: Little, Brown and Co., 1967, p. 131
  70. ^ Galindo, Alberto Flores (2010). In Search of an Inca: Identity and Utopia in the Andes. Cambridge University Press. tr. 247. ISBN 0521598613.
  71. ^ United Nations, World Population ProspectsPDF (2.74 MB), các trang 44–48. Truy cập 29 tháng 7 năm 2007.
  72. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perú: Estimaciones y Proyecciones de Población, 1950–2050, tr 37–38, 40.
  73. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 13.
  74. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 24.
  75. ^ "Isolated Peru tribe threatened by outsiders". USATODAY.com. 31 tháng 1 năm 2012
  76. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 111.
  77. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 132.
  78. ^ Instituto Nacional de Estadística e Informática, Perfil sociodemográfico del Perú, tr 93.
  79. ^ Constitución Política del Perú, điều thứ 17.
  80. ^ Belaunde, Víctor Andrés. Peruanidad. Lima: BCR, 1983, p. 472.
  81. ^ Bailey, tr 72–74.
  82. ^ Bailey, tr 263.
  83. ^ Lucie-Smith, Edward. Latin American art of the 20th century. Luân Đôn: Thames and Hudson, 1993, ISBN 0500203563, các trang 76–77, 145–146.
  84. ^ Bayón, Damián. "Art, c. 1920–c. 1980". In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, ISBN 0521626269, các trang 425–428.
  85. ^ Martin, "Literature, music and the visual arts, k. 1820–1870", tr. 37–39.
  86. ^ Martin, "Narrative since c. 1920", các trang 151–152.
  87. ^ Martin, "Narrative since c. 1920", các trang 178–179.
  88. ^ Martin, "Narrative since c. 1920", tr 186–188.
  89. ^ Custer, tr. 17–22.
  90. ^ Custer, tr 25–38.
  91. ^ Romero, Raúl "Andean Peru", tr 385–386.
  92. ^ Olsen, Dale. Music of El Dorado: the ethnomusicology of ancient South American cultures. Gainesville: University Press of Florida, 2002, ISBN 0813029201, các trang 17–22.
  93. ^ Turino, Thomas. "Charango". In: Stanley Sadie (ed.), The New Grove Dictionary of Musical Instruments. New York: MacMillan Press Limited, 1993, vol. I, ISBN 0333378784, p. 340.
  94. ^ Romero, Raúl "La música tradicional y popular", tr 263–265.
  95. ^ Romero, Raúl "La música tradicional y popular", tr 243–245, 261–263.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bailey, Gauvin Alexander. Art of colonial Latin America. Luân Đôn: Phaidon, 2005, ISBN 0714841579.
  • Constitución Política del Perú Lưu trữ 2007-03-24 tại Wayback Machine. 29 tháng 12 năm 1993.
  • Custer, Tony. The Art of Peruvian Cuisine. Lima: Ediciones Ganesha, 2003, ISBN 9972920305.
  • Garland, Gonzalo. "Perú Siglo XXI", series of 11 working papers describing sectorial long-term forecasts, Grade, Lima, Peru, 1986-1987.
  • Garland, Gonzalo. Peru in the 21st Century: Challenges and Possibilities in Futures: the Journal of Forecasting, Planning and Policy, Volume 22, Nº 4, Butterworth-Heinemann, Luân Đôn, England, May 1990.
  • Gootenberg, Paul. (1991) Between silver and guano: commercial policy and the state in postindependence Peru. Princeton: Princeton University Press ISBN 0691023425.
  • Gootenberg, Paul. (1993) Imagining development: economic ideas in Peru's "fictitious prosperity" of Guano, 1840–1880. Berkeley: University of California Press, 1993, 0520082907.
  • Instituto de Estudios Histórico–Marítimos del Perú. El Perú y sus recursos: Atlas geográfico y económico. Lima: Auge, 1996.
  • Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perú: Compendio Estadístico 2005PDF (8.31 MB). Lima: INEI, 2005.
  • Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perfil sociodemográfico del Perú. Lima: INEI, 2008.

  • Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perú: Estimaciones y Proyecciones de Población, 1950–2050. Lima: INEI, 2001.
  • Klarén, Peter. Peru: society and nationhood in the Andes. New York: Oxford University Press, 2000, ISBN 0195069285.
  • Bản mẫu:DOClink. ngày 28 tháng 9 năm 1999.
  • Ley N° 27867, Ley Ley Orgánica de Gobiernos Regionales. ngày 16 tháng 11 năm 2002.
  • Martin, Gerald. "Literature, music and the visual arts, c. 1820–1870". In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, các trang 3–45.
  • Martin, Gerald. "Narrative since c. 1920". In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, pp. 133–225.
  • Porras Barrenechea, Raúl. El nombre del Perú. Lima: Talleres Gráficos P.L. Villanueva, 1968.
  • Romero, Raúl. "La música tradicional y popular". In: Patronato Popular y Porvenir, La música en el Perú. Lima: Industrial Gráfica, 1985, pp. 215–283.
  • Romero, Raúl. "Andean Peru". In: John Schechter (ed.), Music in Latin American culture: regional tradition. New York: Schirmer Books, 1999, pp. 383–423.
  • Thorp, Rosemary and Geoffrey Bertram. Peru 1890–1977: growth and policy in an open economy. New York: Columbia University Press, 1978, ISBN 0231034334

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Kinh tế
  • (tiếng Tây Ban Nha) Banco Central de Reserva. Cuadros Anuales Históricos.
  • (tiếng Tây Ban Nha) Instituto Nacional de Estadística e Informática. Perú: Perfil de la pobreza por departamentos, 2004–2008. Lima: INEI, 2009.
  • Concha, Jaime. "Poetry, c. 1920–1950". In: Leslie Bethell (ed.), A cultural history of Latin America. Cambridge: University of Cambridge, 1998, pp. 227–260.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tìm hiểu thêm vềPerútại các dự án liên quan
Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Perú.
  • Website chính thức Sửa đổi này tại Wikidata
  • Hồ sơ quốc gia từ BBC News
  • Peru từ Encyclopædia Britannica
  • Mục “Peru” trên trang của CIA World Factbook.
  • Peru Lưu trữ 2008-06-07 tại Wayback Machine trên UCB Libraries GovPubs
  • Perú trên DMOZ
  • Wikimedia Atlas của Peru
  • Hướng dẫn du lịch Peru từ Wikivoyage
  • (tiếng Tây Ban Nha) Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Peru
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNC: 000013220
  • BNE: XX4575398
  • BNF: cb11865316b (data)
  • CiNii: DA03138194
  • GND: 4045312-1
  • HDS: 003398
  • ICCU: Italy
  • ISNI: 0000 0001 2290 392X
  • KulturNav: 42f0b683-6034-4a55-ae8e-35d0a65b8e4f
  • LCCN: n79055130
  • MBAREA: 719f6082-95c7-3dd5-9503-e143010a6cc1
  • NARA: 10035732
  • NBL: 003527258
  • NDL: 00569096
  • NGV: 25927
  • NKC: ge130394
  • NLA: 35418389
  • NLI: 000975401
  • NLP: a0000001017332
  • NSK: 000238150
  • PLWABN: 9810637538305606
  • RERO: 02-A000129557
  • SNAC: w6b9071c
  • SUDOC: 026398206
  • Trove: 945797
  • UKPARL: UaoqGBuo
  • VcBA: 497/16809
  • VIAF: 159434034
  • WorldCat Identities (via VIAF): 159434034
  • x
  • t
  • s
Các quốc gia và lãnh thổ tại Nam Mỹ
Quốc gia có chủ quyền
  • Argentina
  • Bolivia
  • Brasil
  • Chile
  • Colombia
  • Ecuador
  • Guyana
  • Paraguay
  • Perú
  • Suriname
  • Trinidad và Tobago
  • Uruguay
  • Venezuela
Bộ phận của Quốc gia có chủ quyền
  • Hà Lan
    • Aruba
    • Bonaire
    • Curaçao
  • Pháp
    • Guyane thuộc Pháp
Lãnh thổ phụ thuộc
Anh Quốc
  • Quần đảo Falkland
  • Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich
  • x
  • t
  • s
Nam Mỹ
Quốc giacó chủ quyền
  • Argentina
  • Bolivia
  • Brasil
  • Chile
  • Colombia
  • Ecuador
  • Guyana
  • Paraguay
  • Peru
  • Suriname
  • Uruguay
  • Venezuela
Lãnh thổ phụ thuộcvà vùng tự trị
  • Aruba
  • Bonaire
  • Curaçao
  • Quần đảo Falkland
  • Guyane thuộc Pháp
  • Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich
  • x
  • t
  • s
Các quốc gia và lãnh thổ tại Châu Mỹ
Quốc gia có chủ quyền
  • Antigua và Barbuda
  • Argentina
  • Bahamas
  • Barbados
  • Belize
  • Bolivia
  • Brasil
  • Canada
  • Chile
  • Colombia
  • Costa Rica
  • Cuba
  • Dominica
  • Cộng hòa Dominica
  • Ecuador
  • El Salvador
  • Grenada
  • Guatemala
  • Guyana
  • Haiti
  • Hoa Kỳ
  • Honduras
  • Jamaica
  • México
  • Nicaragua
  • Panama
  • Paraguay
  • Peru
  • Saint Kitts và Nevis
  • Saint Lucia
  • Saint Vincent và Grenadines
  • Suriname
  • Trinidad và Tobago
  • Uruguay
  • Venezuela
Bộ phận củaQuốc gia có chủ quyền
  • Hà Lan
    • Bonaire
    • Saba
    • Sint Eustatius
  • Pháp
    • Guyane thuộc Pháp
    • Guadeloupe
    • Martinique
Lãnh thổ phụ thuộc vàlãnh thổ khác
Anh Quốc
  • Anguilla
  • Bermuda
  • Quần đảo Virgin thuộc Anh
  • Quần đảo Cayman
  • Quần đảo Falkland
  • Montserrat
  • Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich
  • Quần đảo Turks và Caicos
Đan Mạch
  • Greenland
Hà Lan
  • Aruba
  • Curaçao
  • Sint Maarten
Hoa Kỳ
  • Đảo Navassa
  • Puerto Rico
  • Quần đảo Virgin thuộc Mỹ
Pháp
  • Saint-Barthélemy
  • Saint-Martin
  • Saint-Pierre và Miquelon
  • x
  • t
  • s
Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ
   

 Argentina  Colombia  Peru

 Bolivia  Ecuador  Suriname

 Brasil  Guyana  Uruguay

 Chile  Paraguay  Venezuela

Bank of the South · Nghị viện Nam Mỹ · Mercosur · Cộng đồng dãy Andes · Tuyên bố Cuzco · Hội nghị Năng lượng Nam Mỹ
  • x
  • t
  • s
Liên minh Latinh
Quốc gia thành viênAndorra • Angola • Bolivia • Brasil • Bồ Đào Nha • Cabo Verde • Chile • Colombia • Costa Rica • Bờ Biển Ngà • Cuba • Cộng hoà Dominica • Đông Timor • Ecuador • El Salvador • Guatemala • Guiné-Bissau • Haiti • Honduras • Moldova • Monaco • Mozambique • Nicaragua • Panama • Paraguay • Perú • Pháp • Philippines • România • San Marino • São Tomé và Príncipe • Sénégal • Tây Ban Nha • Uruguay • Venezuela • Ý
Quan sát viên thường trựcArgentina • Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta • México • Tòa Thánh
Các ngôn ngữ chính thứcTiếng Bồ Đào Nha • Tiếng Catalunya • Tiếng Ý • Tiếng Pháp • Tiếng România • Tiếng Tây Ban Nha
  • x
  • t
  • s
Thành viên và Quan sát viên Phong trào không liên kết
Thành viên

Afghanistan · Algérie · Angola · Bahamas · Bahrain · Bangladesh · Barbados · Belarus · Belize · Bénin · Bhutan · Bolivia · Botswana · Brunei · Burkina Faso · Burundi · Campuchia · Cameroon · Cabo Verde · Cộng hòa Trung Phi · Tchad · Chile · Colombia · Comoros · Cộng hòa Congo · Bờ Biển Ngà · Cuba · Cộng hòa Dân chủ Congo · Djibouti · Cộng hòa Dominica · Ecuador · Ai Cập · Eritrea · Eswatini · Ethiopia · Gabon · Gambia · Ghana · Grenada · Guatemala · Guinea Xích Đạo · Guinée · Guiné-Bissau · Guyana · Honduras · Ấn Độ · Indonesia · Iran · Jamaica · Jordan · Kenya · Kuwait · Lào · Liban · Lesotho · Liberia · Libya · Madagascar · Malawi · Malaysia · Maldives · Mali · Maroc · Mauritanie · Mauritius · Mông Cổ · Mozambique · Myanmar · Namibia · Nepal · Nicaragua · Niger · Nigeria · Bắc Triều Tiên · Oman · Pakistan · Palestine · Panama · Papua New Guinea · Perú · Philippines · Qatar · Rwanda · St. Lucia · St. Vincent và Grenadines · São Tomé và Príncipe · Ả Rập Xê Út · Sénégal · Seychelles · Sierra Leone · Singapore · Somalia · Nam Phi · Sri Lanka · Sudan · Suriname · Syria · Tanzania · Thái Lan · Đông Timor · Togo · Trinidad và Tobago · Tunisia · Turkmenistan · Uganda · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Uzbekistan · Vanuatu · Venezuela  · Yemen · Zambia · Zimbabwe

Quan sát viên

Quốc gia

Antigua và Barbuda · Armenia · Azerbaijan · Bosna và Hercegovina · Brasil · Việt Nam · Costa Rica · Croatia · Síp · Dominica · El Salvador · Kazakhstan · Kyrgyzstan · Mexico · Montenegro · Serbia · Ukraina · Uruguay

Tổ chức

châu Phi · Liên đoàn Ả Rập · Liên Hợp Quốc

  • x
  • t
  • s
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Các nền kinh tế thành viên
  • Úc
  • Brunei
  • Canada
  • Chile
  • Trung Quốc
  • Hồng Kông
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Malaysia
  • Mexico
  • New Zealand
  • Papua New Guinea
  • Peru
  • Philippines
  • Nga
  • Singapore
  • Đài Loan1
  • Thái Lan
  • Hoa Kỳ
  • Việt Nam
Các năm Hội nghị
  • 1989
  • 1990
  • 1991
  • 1992
  • 1993
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2002
  • 2003
  • 2004
  • 2005
  • 2006
  • 2007
  • 2008
  • 2009
  • 2010
  • 2011
  • 2012
  • 2013
  • 2014
  • 2015
  • 2016
  • 2017
  • 2018
Khác
  • APEC xanh
  • Trung tâm Khí hậu APEC
  • Ngày hội Khoa học Tuổi trẻ APEC
1 Dưới tên gọi Trung Hoa Đài Bắc

Từ khóa » đất Nước Peru