PGS-TS Võ Đại Lược: Thể Chế đẻ Ra Khuyết Tật Của DN - PLO

PGS-TS Võ Đại Lược: Thể chế đẻ ra khuyết tật của DN ảnh 1

Tại sao doanh nghiệp tư nhân chết hàng loạt mà không anh doanh nghiệp nào thuộc khu vực nhà nước phá sản cả? Cái tên Vinashin như một điển hình “tồi tệ nhất” mà vẫn không phá sản. Hệ lụy của doanh nghiệp này là khoản nợ 600 triệu đôla Mỹ, nếu tính lãi thêm chừng 20 năm nữa thì số tiền lên đến gần 1 tỉ đôla Mỹ. Nếu không cho phá sản thì tiếp tục phải trả nợ, rồi phải thêm cả chi phí không nhỏ cho sự hồi sinh thì rõ ràng “không thị trường một tí nào”.

Nhìn rộng hơn, chính thể chế đẻ ra khuyết tật của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tự có. Bởi vậy, cần phải tái cơ cấu nền kinh tế từ việc giải quyết “tồn kho thể chế” thì mới mong có kết quả. Mà điều này lại phụ thuộc vào sự đổi mới tư duy ở cấp cao. (Sài Gòn Tiếp Thị, 11-4)

TS Lê Đăng Doanh: Vẫn không thấy DNNN nào tuyên bố phá sản

PGS-TS Võ Đại Lược: Thể chế đẻ ra khuyết tật của DN ảnh 2

Lực cản đã thể hiện quá rõ ở chỗ cho đến nay Đề án tái cấu trúc đã được thông qua nhưng chưa thấy làm gì cả. Mọi người đều thấy thất vọng. Ngay cả việc thực hiện tái cấu trúc ở các ngân hàng cũng rất chậm. Đầu tư công đến nay vẫn chưa có đề án. Nếu không có lực cản, phải làm từ lâu chứ sao lại như vậy?

Đó là những điều mà bất cứ một người nào cũng có thể thấy và không cần phải bàn gì thêm.

Một lực cản khác rất rõ đó là bất động sản. Rất nhiều người đòi phải có gói cứu trợ. Đến khi có ý kiến nói rằng không cần phải cứu trợ thì phản đối nhao nhao lên. Trong khi đó người nông dân gặp khó khăn, hạn hán, bão lũ, đói nghèo nhưng đâu thấy có ai nói cứu trợ cho họ, mặc dù con số này rất đông.

Điển hình như các doanh nghiệp nhà nước cho rằng phải phá sản, không thể cứu được nhưng đến nay vẫn không thấy doanh nghiệp nhà nước nào tuyên bố phá sản.

Vinashin hứa tái cấu trúc nhưng cũng không thấy động thái tích cực. Từ năm 2008 ban tái cấu trúc hứa rằng đến năm 2013 sẽ có lãi và trả hết nợ. Thế nhưng đến nay Vinashin cũng không thấy lãi đâu.

Rồi đến Vinalines cũng vậy. Không thấy lãi đâu. Những thiệt hại này ai chịu?

Từ đây có thể thấy lợi ích nhóm chi phối rất nhiều đến công cuộc tái cấu trúc, từ khi hình thành chính sách đến việc thực hiện.

Tại sao không ra được nghị quyết về đầu tư công? Là bởi vì không ai muốn cắt giảm đi cái gì cả mặc dầu ngân sách hiện nay đang rất khó khăn.

Ngoài ra, các biểu hiện khác tinh vi hơn ví dụ như hiện tượng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại không có cơ chế nào giám sát việc này.

Tất cả điều này làm cho người ta khẳng định lợi ích nhóm đang là lực cản của công cuộc tái cấu trúc hiện nay. (Đất Việt, 9-4)

Từ khóa » Tiến Sĩ Võ đại Lược