PH Là Gì? Cách Kiểm Tra Độ PH? - Tin Cậy

pH Là Gì? Cách Kiểm Tra Độ pH?

Khái niệm độ pH là một kiến thức cơ bản trong hóa học, tuy nhiên trong đời sống nhiều người còn chưa biết tầm quan trọng của chỉ số pH ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người, đất, nước. Xác định độ pH có trong đất, nước, thực phẩm, mẫu thí nghiệm,…là việc làm phổ biến hiện nay bởi nồng độ pH có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như là công việc thường xuyên tại các phòng y tế, thí nghiệm hiện nay.

Độ pH là gì?

Độ pH còn được gọi là chỉ số nồng độ ion hydro và giá trị pH, là thước đo hoạt động của ion hydro trong dung dịch, là thước đo mức độ axit và độ kiềm của dung dịch theo nghĩa thông thường.

Khái niệm này lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà hóa sinh người Đan Mạch Soren Peter Lauritz Sorensen vào năm 1909. Đôi khi độ pH cũng được viết dưới dạng tiếng Latin là Pondus hydroii. Tường thì độ ph được chia thành 3 thang như sau:

  • Nếu pH = 7 được gọi là nồng độ pH trung tính.
  • Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit.
  • Nếu pH > 7 dung dịch có tính kiềm (bazơ).

Có nhiều cách xác định chỉ số pH với độ chính xác khác nhau gồm:

Sử dụng giấy quỳ tím:

Sử dụng giấy quỳ tím
Cách Kiểm Tra Độ pH bằng giấy quỳ

Giấy quỳ tím là phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra độ ph trong dung dịch. Chỉ cần bỏ 1 mẫu giấy quỳ tím vào nếu dung dịch và đợi một vài phút nếu:

  • Dung dịch chuyển sang màu đỏ thì pH < 7 và mang tính axit.
  • Dung dịch chuyển sang màu xanh thì pH > 7 và mang tính kiềm.
  • Nếu dung dịch không đổi màu thì độ pH = 7.

Cách này tuy đơn giản nhưng không xác định chính xác chỉ số ph cụ thể, nhưng ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp và dễ sử dụng.

Sử dụng chất chỉ thị màu:

Một chỉ số pH được thêm vào dung dịch cần kiểm tra và các chỉ số khác nhau thay đổi màu sắc theo các giá trị pH khác nhau và phạm vi của các giá trị pH có thể được xác định theo kết quả của chỉ thị. Việc chuẩn độ có thể được sử dụng để tạo ra các tiêu chuẩn pH chính xác.

Một số chất chỉ thị màu đo độ pH phổ biến gồm:

  • Phenolphtalein: Làm dung dịch không màu đến màu hồng với khoảng pH từ 8,2 đến 10,0.
  • Bromthymol blue: Làm dung dịch chuyển màu vàng đến màu xanh lam với khoảng pH từ 6,0 đến 7,6.
  • Test pH Sera: Là loại thuốc thử giúp test nhanh chỉ số pH trong nhiều môi trường nước.

Sử dụng máy đo pH hoặc bút đo độ pH:

Đây là cách thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, nhà máy sản xuất, hộ gia đình…và cho kết quả có độ chính xác cao đến từng chữ số thập phân. Nhược điểm của bút đo pH là chi phí cao và khó sử dụng hay cần hiệu chuẩn máy đo thường xuyên.

Có 3 loại thiết bị đo pH:

  • Máy đo pH để bàn: Chuyên dùng trong phòng thí nghiệm, tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số hơn.
  • Máy đo pH cầm tay: Với các loại máy này, người ta có thể thao tác một cách nhanh gọn do máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo.
  • Bút đo pH: Có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng chống nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.

Ứng dụng của pH trong thực tế:

1. Nông nghiệp:

Độ pH đất trồng hay còn gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH–  có trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu không xử lý, điều chỉnh pH trước khi bón phân thì cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, hay nói cách khác là lãng phí phân bón. Làm thế nào để biết pH đất và có biện pháp điều chỉnh phù hợp? Ngày nay, điều đó đã không còn khó khăn, chỉ cần một máy đo pH đất nhỏ gọn, bà con nông dân có thể kiểm tra pH đất trồng mọi lúc mọi nơi.

Máy đo pH đất DM13 của hãng Takemura
Máy đo pH đất DM13 của hãng Takemura – Cách Kiểm Tra Độ pH
Máy đo pH và độ ẩm đất DM15 của hãng Takemura
Máy đo pH và độ ẩm đất DM15 của hãng Takemura – Cách Kiểm Tra Độ pH
Bút đo pH trong đất và nước HI981030         Bút Đo pH Trong Thủy Canh HI98115
Bút đo pH trong đất và nước HI981030         Bút Đo pH Trong Thủy Canh HI98115

 2. Thủy sản:

Các loại thủy sản, thủy sinh đều cần một độ pH nhất định, việc giám xác và kiểm soát độ pH là yếu tố then chốt giúp thủy sản phát triển tốt.

Bút đo pH cầm tay Hi98107 của hãng Hanna 
Bút đo pH cầm tay Hi98107 của hãng Hanna – Cách Kiểm Tra Độ pH

Bút đo pH cầm tay Hi98107 của hãng Hanna – Bút đo gọn nhẹ, dễ dàng bỏ túi, phù hợp cho việc mang đi hiện trường như đo pH ao nuôi tôm, ao cá, bể cá cảnh,…

3. Thực phẩm:

Người ta cần thực hiện đo pH của thực phẩm để kiểm tra độ tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm; Trong các quá trình chế biến, sản xuất, cần đo pH tại các điểm trong quá trình sản xuất để đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Sự biến đổi độ pH quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra sự biến đổi mùi vị của thực phẩm. Độ pH còn tác động nhiều đến có thể người, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm có tính axit cao trong thời gian dài, cơ thể người có thể mắc phải một số các bệnh như: trĩ, sỏi thận, bàng quang, sỏi thận, huyết áp cao, hen suyễn, mất khả năng tình dục… thậm chí gây ung thư.

Máy đo pH thực phẩm Hanna Hi99163 đầu dò pH có kèm theo lưỡi xiên thịt làm bằng thép không rỉ…để đo pH thịt, các sản phẩm từ thịt như bò viên, cá viên chiên, heo viên,…

Máy đo pH thực phẩm Hanna Hi99163
Máy đo pH thực phẩm Hanna Hi99163

Máy đo pH/Nhiệt độ trong sữa Hanna HI98162 – Sữa tươi thường có độ pH là 6.7. Khi pH của sữa thấp hơn 6.7 thường là sữa bị hỏng do sự thoái hóa của vi khuẩn.

Máy đo pH/Nhiệt độ trong sữa Hanna HI98162
Máy đo pH/Nhiệt độ trong sữa Hanna HI98162

4. Ngành y tế:

* Chỉ số pH giúp chúng ta phát hiện nhiều loại bệnh lý liên quan đến sức khỏa. Độ pH của máu, nước tiểu, dạ dày, nước bọt cao hay thấp đều gây nguy hiểm đến sức khỏe.

  • Chỉ số pH của một số chất thông dụng
  • pH của nước: Thường thì chỉ số pH của nước cất( nước tinh khiết) là 7. Đây là con số chuẩn, tuy nhiên sự chênh lệch nếu không quá cao hoặc thấp sẽ không ảnh hưởng gì.
  • Độ pH của máu: độ pH trong máu người được xem là an toàn nếu ở chỉ số từ 7,35 đến 7,45. Nếu cao hay thấp hơn chỉ số trên bạn nên nhờ bác sỹ tư vấn để cân bằng chỉ số này nha.
  • Độ pH của da: Độ ph của da người thường nằm ở mức là 5,5. Tuy nhiên cũng tùy vào tuyến nhờn của mỗi người mà da có thể có mức pH chênh lệnh khác nhau.

* Chỉ số pH khác trên cơ thể người:

  • Phạm vi pH bình thường của nước bọt là 6,8-7,5.
  • Chỉ số pH bình thường của nước tiểu là 6,5-7,8.
  • Giá trị pH của dịch mô( da) là 7,0-7,5.
  • Giá trị pH của dịch tế bào là 7,20-7,45.
  • Tinh dịch có chỉ số pH  là 7,8-9,2
  • pH cổ tử cung là 7,5-8,8.
Máy đo pH Mettler Toledo S220-K
Máy đo pH Mettler Toledo S220-K

Hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thể hiểu được tầm quan trọng của pH và biết được các cách xác định độ pH.

Tác giả: Bảo Trân

Mọi thông tin về “pH là gì? Cách kiểm tra độ pH?”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0358 871 302 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671

Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Từ khóa » Cách Xác định độ Ph Trong Dung Dịch