PH Là Gì? Công Thức Tính PH - Bài Tập Về PH Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
Công thức tính nồng độ pH
- I. pH là gì?
- II. Công thức tính độ pH
- pH = -log [H+]
- [H+][OH−] = 10-14
- III. Các công thức tính nồng độ pH của axit và bazo
- 1. Tính pH dung dịch axit
- 2. Tính pH của dung dịch bazo
- IV. Cách tính pH trong những trường hợp cụ thể
- 1. Công thức tính pH đối với axit
- 2. Công thức tính pH đối với bazo
- 3. Cách tính pH đối với muối:
- 3. Cách tính pH của dung dịch đệm
- V. Bài tập tính pH lớp 11
pH là gì? Công thức tính pH được VnDoc biên soạn tổng hợp lại công thức tính nồng độ pH cũng như đưa ra các ví dụ tính nồng độ pH cụ thể, giúp bạn đọc nắm được công thức tính độ pH nhanh và áp dụng tốt nhất. Từ đó giải các dạng bài tập câu hỏi liên quan đến tính pH. Mời các bạn tham khảo.
I. pH là gì?
1. Khái niệm pH
pH là chỉ số đánh gia độ acid hay độ base của một dung dịch
Độ acid và độ kiềm của dung dịch với quy ước như sau:
pH = -lg[H+]
Nếu [H+]=10−aM thì pH = a
Trong đó, [H+] là nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch.
Thang pH thường dùng có giá trị tử 1 đến 14.
Chú ý:
+ Môi trường acid có pH < 7.
+ Môi trường base có pH > 7.
+ Môi trường trung tính có pH = 7.
Ví dụ:
[H+] = 1,0.10-2M ⇒ pH = 2: môi trường acid
[H+] = 1,0.10-7M ⇒ pH = 7: môi trường trung tính
[H+] = 1,0.10-10M ⇒ pH = 10: môi trường base
II. Công thức tính độ pH
Công thức chung dùng để tính pH là:
pH = -log [H+]
Công thức cần ghi nhớ thêm:
[H+][OH−] = 10-14
H+ biểu thị hoạt độ của các ion H+ (ion hidronium) được đo theo đơn vị là mol/l.
Trong các dung dịch loãng như nước sông, hồ, nước máy, nước bể bơi thì chỉ số sẽ có giá trị sấp xỉ bằng nồng độ của ion H+
OH- là biểu thị hoạt độ của ion OH- (ion hydroxit) được đo theo đơn vị là mol/l.
- Log là logarit cơ số 10
III. Các công thức tính nồng độ pH của acid và base
1. Tính pH dung dịch acid
Xác định nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch ở trạng thái cân bằng
pH = -log [ H+ ]
2. Tính pH của dung dịch base
Xác định nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch ở trạng thái cân bằng
pH = 14 – pOH = 14 + lg([OH-])
IV. Ý nghĩa của pH trong thực tiễn
Giá trị pH là một trong những yếu tố rất quan trọng phản ánh sức khoẻ của con người. Mỗi người cần duy trì được chế độ ăn phù hợp, duy trì được sức khoẻ tốt.
Độ pH trong đất được dùng làm cơ sở cho việc sử dụng đất, sử dụng phân bón một cách hợp lí và hiệu quả nhằm bảo vệ chất lượng môi trường đất và phòng tránh ô nhiễm nguồn nước.
Ví dụ: Bộ Y tế quy định ngưỡng giới hạn cho phép đối với độ pH trong nước là trong khoảng 6,0 – 8,5.
V. Bài tập tính pH lớp 11
Bài 1: Trộn 10 gam dung dịch HCl 7,3% với 20 gam dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100 mL dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nHCl = 10.7,3/100.36,5 = 0,02 mol
nH2SO4 = 20.4,9/100.98 = 0,01 mol
Phương trình điện li:
HCl → H+ + Cl-
H2SO4 → 2H+ + SO42-
Tổng số mol H+:
nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol
CM(H+) = 0,04:0,1 = 0,4 M
Áp dụng công thức tính: pH = -log [H+] ⇒ pH = 0,4
Bài 2: Hoà tan 1,83 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 400 mL dung dịch X và 0,4958 lít H2 (đkc). Tính pH của dung dịch X
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nH2 = 0,4958 : 24,79 = 0,02 mol
Gọi x,y lần lượt là số mol của Na và Ba
Ta có: 23x + 137y = 1,83 (1)
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
=> x/2 + y = 0,02 (2)
Từ (1), (2) ta có: x = 0,02 và y = 0,01
Phương trình điện li:
NaOH → Na+ + OH-
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
Tổng số mol OH- là:
nOH- = 0,04 mol
CM(OH-) = 0,04:0,4 = 0,1 M
pH = 14 – pOH = 14 + lg([OH-])
=> pOH = 1 => pH = 13
Bài 3. Dung dịch X gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần để trung hòa hết 200 mL dung dịch X là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nOH- = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,1.0,2 + 2.0,2.0,2 = 0,1 mol
nH+ = 2nH2SO4 = 2.0,5.V = V
Phản ứng trung hòa: H+ + OH- → H2O
⟹ nH+ = nOH-
⟹ V = 0,1 lít = 100 mL
Bài 4. Cho m gam Ba vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch X. Pha loãng dung dịch X 10 lần được dung dịch Y có pH = 12. Khối lượng Ba đã dùng là bao nhiêu?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nH2SO4 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
pH = 12 => sau phản ứng OH- dư
Pha loãng dung dịch 10 lần => VY = 100.10 = 1000 ml = 1 lít
=> nOH- = 0,01.1 = 0,01 mol => nBa(OH)2 dư = 0,01 mol
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
0,01 ← 0,01
=>∑nBa(OH)2 = 0,01 + 0,01= 0,02 mol
=> mBa = 0,02.137 = 2,74 gam
Bài 5. Trong 100 ml dung dịch A có hòa tan 2,479 mL dung dịch HNO3 (đkc). pH dung dịch là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nHNO3= 2,479.10-3 : 24,79 = 10-4 mol
=> CM HNO3 = nHNO3 : V dd = 10-4 : 0,1 = 10-3 (M)
Do HCl là chất điện li mạnh nên ta có: [H+] = CM HNO3 = 10-3 (M)
=> pH = -log[H+] = -log(10-3) = 3
Bài 6. Trộn 200 mL dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch thu được là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nH2SO4 = 0,01 (mol);
nNaOH = 0,018 (mol)
nH+= 2.0,01 = 0,02 (mol)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Ban đầu 0,01 mol 0,018 mol
Phản ứng 0,009 mol 0,018 mol
Sau 0,001 mol
nH2SO4d = 0,001 (mol)
=>nH+ = 2nH2SO4d = 0,002 (mol)
=>[H+] = 0,002/(200 +300).10−3= 4.10−3 (M)
Vậy pH = −log([H+]) = 2,4
VI. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. NaOH.
B. H2SO4.
C. NaCl.
D. HNO3.
Câu 2. Câu nào sau đây sai
A. pH = - lg[H+].
B. [H+]= 10a thì pH = a.
C. pH + pOH = 14.
D. [H+]. [OH-]= 10-14.
Câu 3. Phát biểu không đúng là
A. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng.
B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch pH < 7: làm quỳ hoá đỏ.
D. Dung dịch pH = 7: trung tính.
Câu 4. Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 có pH = 3 là
A. 3 (M)
B. -3 (M).
C. 10-3(M).
D. - lg3 (M).
Câu 5. Một dd có nồng độ H+ bằng 0,001M thì pH và [OH-]của dd này là
A. pH = 2; [OH-]=10-10 M.
B. pH = 3; [OH-]=10-10M.
C. pH = 10-3; [OH-]=10-11M.
D. pH = 3; [OH-]=10-11M.
Câu 6: Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,010M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. [H+]= 0,010M.
B. [H+]> [NO2-].
C. [H+]< 0,010M.
D. [NO2-]> 0,010M.
Câu 7: Một mẫu nước có pH = 3,82 thì nồng độ mol /l của ion H+ trong đó là
A. [H+]= 1,0.10-3M.
B. [H+]= 1,0.10-4M.
C. [H+]> 1,0.10-4M.
D. [H+]< 1,0.10-4M.
Câu 8: Dung dịch của một bazơ ở 250C có
A. [H+]= 1,0.10-7M.
B. [H+]> 1,0.10-7M.
C. [H+]< 1,0.10-7M.
D. [H+].[OH-]> 1,0.10-14.
Câu 9. Trộn 10g dung dịch HCl 7,3% với 20g dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.
A. 0,4
B. 1
C. 2
D. 0,5
Xem đáp ánĐáp án ASố mol HCl là nHCl = (10.7,3)/(100.36,5) = 0,02 mol
Số mol H2SO4 là nH2SO4 = (20.4,9)/(100.98) = 0,01 mol
Phương trình điện ly: HCl → H+ + Cl-
0,02 → 0,02 mol
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,01 → 0,02 mol
Tổng số mol H+ là nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol
CM(H+) = 0,04/0,1 = 0,4 M ⇒ pH = 0,4
...........................................
Tham khảo thêm
Đồng đẳng là gì?
Cách xác định dãy đồng đẳng
Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
Số đồng phân amine có công thức phân tử C4H9N là
Công thức tính số liên kết pi
Đồng phân của C4H8. Số đồng phân của C4H8 là
Đồng phân C4H8O. Công thức cấu tạo của C4H8O
Số đồng phân amine có công thức phân tử C3H9N là
Na2SO4 có kết tủa không?
Bài tập tự luận môn Hóa học lớp 11 - Đại cương về hóa học hữu cơ
Từ khóa » Cách Tính Ph Và Poh
-
Cong Thuc Tinh PH - Các Công Thức Tính Nồng độ PH “hay Nhất”
-
Công Thức Tính PH - Các Cách Tính Nồng độ PH [Chính Xác Nhất]
-
Công Thức Tính PH Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Về độ PH
-
Bài Tập Phương Pháp, Cách Tính PH Hay, Chi Tiết | Hóa Học Lớp 11
-
Cách Tính PH - Các Công Thức Tính PH Ra Kết Quả Chính Xác
-
Công Thức Tính Ph Và Poh Trong đề Thi đại Học Môn Hóa - Tài Liệu Text
-
Công Thức Tính PH (TOÀN BỘ) Cách Tính Nồng Bộ PH Chuẩn
-
Đây Là Cách Tìm POH Trong Hóa Học
-
Cách Tính PH Của Dung Dịch Và Công Thức Tính Nhanh PH
-
Tính PH Của Dung Dịch Hay Nhất - TopLoigiai
-
Công Thức Tính PH - Cách Tính độ PH Nước Bể Bơi Chuẩn Nhất
-
Công Thức Tính PH Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Về độ PH
-
Bài Tập Tính PH Của Dung Dịch - Thầy Giáo :Đặng Xuân Chất - YouTube
-
Dạng Bài Tập Tính PH Dung Dịch