PH Quá Thấp ảnh Hưởng đến Cam, Quýt, Bưởi Như Thế Nào?

Để cây có múi sinh trưởng và phát triển tốt thì việc ổn định pH trong đất là yếu tố hết sức quan trọng. PH đất thấp rễ cây có múi sẽ gặp khó, một số chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không hấp thu được nếu pH dưới 4.5 (điều kiện tốt nhất để cây có múi hấp thu dinh dưỡng là pH từ 5.5 – 6.5)

Màu biểu thị pH đất khi được đo bằng giấy quỳ

PH đất thấp làm cho các dưỡng chất như sắt, mangan và nhôm tan mạnh khiến cho rễ cây có múi rất dễ bị ngộ độc. PH càng thấp càng làm cho các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cần thiết trở nên khó tan khiến cho cây trồng rất khó hấp thu.

Ở nước ta pH thấp một phần là do tự nhiên, tuy nhiên đối với nhiều vườn cây có múi thì độ pH thấp là kết quả của việc sử dụng kéo dài và tăng dần lượng phân bón hóa học. Một số biện pháp đơn giản được áp dụng để gia tăng pH hiệu quả như việc cuốc xới phơi ải đất sau thu hoạch hoặc bón vôi hằng năm. Tuy nhiên, cách tốt nhất để ổn định pH đất là sử dụng nhiều phân hữu cơ và các loại vi sinh phù hợp.

PH đất thấp ảnh hưởng đến quá trình hấp thu phân bón như thế nào?

Như các bạn đã biết. Phân bón và độ PH trong đất có tác động qua lại lẫn nhau rất lớn. Có thể ai ai cũng biết tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học là như thế nào. Thế nhưng tác động của độ pH đến đất đai canh tác thì ít được quan tâm và biết đến. Cùng tìm hiểu để có thể chăm sóc tốt hơn cho vườn cây của mình nhé!

Việc điều chỉnh độ pH trong khoảng 5.5 – 6.5 trên vườn cây có múi là hết sức cần thiết. PH thấp khiến cây có múi hấp thu dinh dưỡng kém, phân bón dễ bay hơi,… Một số chất dinh dưỡng vốn có trong đất thậm chí không thể tan nếu pH quá thấp.

PH thấp sẽ khiến cây có múi có biểu hiện thiếu các chất sau:

  • pH < 5.5 cây bắt đầu xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
  • pH < 5.0 khiến cho Al (Nhôm), Fe (Sắt), và Mn (Mangan) trở nên dễ hoà tan rất dễ gây độc cho cây. Xuất hiện thêm dấu hiệu thiếu Ca (Canxi).
  • pH từ 3.0 – 4.5 Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molypden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
Biểu hiện thiếu một số chất dinh dưỡng của cây có múi

Riêng N,P,K, theo các nghiên cứu của Thế giới, % đạm, lân, kali hấp thụ được tùy theo chỉ số pH đất như sau:

PH đấtĐạmLânKali
4,530%23%33%
5,053%34%52%
5,577%48%77%
6,089%52%100%
7,0100%100%100%

Giải ổn định pH đất phù hợp cho việc trồng cây có múi

Để ổn định pH đất, ngoài việc bón vôi định kỳ hằng năm đối với đất chua thì việc bón phân hữu cơ và các chủng loại vi sinh định kỳ là hết sức cần thiết. Vôi là nguyên liệu dễ kiếm, cách thức bón khá dễ dàng nên đây là cách được bà con nông dân áp dụng phổ biến trong nông nghiệp không chỉ riêng cây có múi. Tuy nhiên nhược điểm lớn của việc bón vôi để tăng pH trong đất là tính hòa tan của vôi tương đối thấp nên khi bón sẽ chỉ tăng được pH ở tầng đất mặt, nếu muốn tăng pH ở vùng rễ sâu bắt buộc chúng ta phải sử dụng nước vôi trong (nhất là các vườn cây có múi có nên đất thấm nước kém bà con nên lưu ý điều này, vì nhiều khi chúng ta bón vôi, tưới nước nhưng lượng vôi hòa tan xuống vùng rễ là rất ít khiến cho việc bón vôi rất kém hiệu quả). Việc bón nhiều phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, thông thoáng sẽ giúp cho việc bón vôi của chúng ta hiểu quả gấp nhiều lần so với việc chúng ta bón nhiều phân hóa học, đất chai cứng, nén chặt,…

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bónỦ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón
  • Quy trình sử dụng phân bón lá A4 trên cây có múiQuy trình sử dụng phân bón lá A4 trên cây có múi
  • Trichoderma ủ phân chuồng, phân xanhTrichoderma ủ phân chuồng, phân xanh
  • Biện pháp phòng trừ nhện đỏ trên cây có múiBiện pháp phòng trừ nhện đỏ trên cây có múi
  • Canh tác hữu cơ: Kiến vàng thiên địch lợi hạiCanh tác hữu cơ: Kiến vàng thiên địch lợi hại
  • Trị dứt điểm bệnh nứt thân xì mủ trên cây có múiTrị dứt điểm bệnh nứt thân xì mủ trên cây có múi

Từ khóa » độ Ph Của Cam Quýt