Pha Nhĩ Co Kéo Dài Bao Lâu

Chu kỳ tim là hoạt động của tim con người từ đầu của một nhịp tim đến đầu của một nhịp tiếp theo. Nó bao gồm hai giai đoạn: một giai đoạn trong đó cơ tim giãn và nạp máu, được gọi là tâm trương, tiếp theo là một khoảng thời gian co thắt mạnh và bơm máu, được gọi là tâm thu. Sau khi đẩy máu đi, tim ngay lập tức thư giãn và mở rộng để nhận thêm một lượng máu trở lại từ phổi và các hệ thống khác của cơ thể, trước khi co bóp để bơm máu đến phổi và các hệ thống đó. Một trái tim hoạt động bình thường phải được mở rộng hoàn toàn trước khi nó có thể bơm lại hiệu quả. Giả sử một trái tim khỏe mạnh và tỷ lệ điển hình từ 70 đến 75 nhịp mỗi phút, mỗi chu kỳ tim, hoặc nhịp tim, mất khoảng 0,8 giây để hoàn thành một chu kỳ.[1]

Nội dung chính Show
  • Tim cũng biết nghỉ ngơi
  • Nhiều người cho rằng tim là cơ quan làm việc liên tục, không bao giờ nghỉ vì khi tim nghỉ thì con người sẽ chết. Nhưng sự thật là tim biết cách nghỉ ngơi và nó thực hiện việc nghỉ ngơi một cách rất khoa học.
  • CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
  • Video liên quan
Chu kì timCơ quanĐộng vật*Hệ sinh họcHệ tuần hoànSức khỏeCó lợiHoạt độngKhông tự nguyệnPhương phápMáu được đưa vào buồng tâm thất từ tĩnh mạch qua van tĩnh mạch. Cơ tim co bóp khoang thất và máu bị đẩy ra qua van động mạch đến động mạch.Kết quảChu kỳ máuTần số60–100 một phút (người)Thời lượng0.6–1 giây (người)*Động vật ngoại trừ động vật thân lỗ, ngành Thích ty bào, sứa lược, giun dẹp, động vật hình rêu, Lancelet.

Có hai khoang tâm nhĩ và hai tâm thất trong trái tim; chúng được ghép nối như trái tim và trái tim bên phải — đó là tâm nhĩ trái với tâm thất trái, tâm nhĩ phải với tâm thất phải — và chúng hoạt động nhịp nhàng để lặp lại chu kỳ tim liên tục, (xem sơ đồ chu trình ở lề phải). Tại điểm "Bắt đầu" của chu kỳ, trong tâm trương- sớm, tim giãn ra và giãn nở trong khi nhận máu vào cả hai tâm thất thông qua cả hai tâm nhĩ; sau đó, gần cuối tâm trương-muộn, hai tâm nhĩ bắt đầu co lại (tâm thu-tâm nhĩ), và mỗi tâm nhĩ bơm máu vào tâm thất bên dưới nó.[2] Trong giai đoạn tâm thu, tâm thất co lại và đẩy ra hai lượng máu tách ra từ tim - một đến phổi và một đến tất cả các cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể, trong khi hai tâm nhĩ thư giãn. Sự phối hợp chính xác này đảm bảo máu được lấy về và lưu thông trong cơ thể một cách hiệu quả.[3]

  1. ^ Gersh, Bernard J (2000). Mayo Clinic Heart Book. New York: William Morrow. tr. 6–8. ISBN 0-688-17642-9.
  2. ^ Topol, Eric J (2000). Cleveland Clinic Heart Book. New York: Hyperion. tr. 4–5. ISBN 0-7868-6495-8.
  3. ^ Betts, J. Gordon (2013). Anatomy & physiology. tr. 787–846. ISBN 1-938168-13-5. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chu_kỳ_tim&oldid=67806194”

Tim cũng biết nghỉ ngơi

Nhiều người cho rằng tim là cơ quan làm việc liên tục, không bao giờ nghỉ vì khi tim nghỉ thì con người sẽ chết. Nhưng sự thật là tim biết cách nghỉ ngơi và nó thực hiện việc nghỉ ngơi một cách rất khoa học.

Một phôi thai vào ngày thứ 18 đã xuất hiện một mầm tim không lớn và nó bắt đầu đập không bao giờ ngừng. Đứa bé mới sinh ra có nhịp đập nhanh hơn nhịp tim ở người trưởng thành và đạt tới 140 lần co bóp trong một phút. Đây cũng là giai đoạn tim co bóp có số lần cao nhất. Càng về sau số lần co bóp của tim càng giảm dần.

Ở người trưởng thành số lần mạch đập của tim, tức số lần tim co bóp trung bình là 76 lần/phút nhưng khi lao động nặng, nhịp tim có thể tăng lên, có khi gấp tới 2 lần rưỡi số nhịp tim bình thường. Người ta tính rằng nếu như người thọ ở độ tuổi 100 thì số lần co bóp của tim gần 5 tỉ lần. Nghe con số này, ta không thể không kinh ngạc vì sao tim làm việc như vậy mà không mệt mỏi. Vậy tim nghỉ bằng cách nào?

Tim làm việc liên tục nhưng cũng biết cách nghỉ ngơi. Thật vậy, cơ tim luôn nghỉ ngơi và còn được nghỉ thường xuyên nữa là khác nhưng chỉ là nghỉ một phần thời gian rất ngắn. Người ta đã theo dõi và thấy rằng đối với những người ở trạng thái sinh lý bình thường thì thời gian co bóp của tim kéo dài 0,49 giây. Cứ sau mỗi lần co bóp lại có 0,31 giây tim được nghỉ ngơi.

Thực ra thời gian nghỉ của tim còn nhiều hơn thế, bởi vì không phải khi làm việc là tất cả các phần của cơ tim đều co bóp cùng một lúc mà hiện tượng đó diễn ra như sau: Thoạt tiên tâm nhĩ co bóp, ở giai đoạn này tâm thất của tim lại được nghỉ ngơi. Khi tâm thất co thì tâm nhĩ lại được nghỉ ngơi. Như vậy thời gian mà tâm nhĩ co là từ 0,11 đến 0,14 giây và cứ mỗi lần co lại nghỉ kéo dài tới 0,66 giây.

Người ta tính rằng cứ trong một ngày đêm, tâm nhĩ co bóp hết thời gian từ 3,5-4 giờ và nghỉ gần 20 giờ. Còn thời gian co bóp của tâm thất lại kéo dài hơn một ít nên mất từ 0,27-0,35 giây và nghỉ từ 0,45-0,53 giây. Như vậy, trong một ngày đêm, thời gian tâm thất co bóp là 8,5 đến 10,5 giờ và nghỉ từ 15,5-15,5 giờ.

Trong các trường hợp đặc biệt thường gặp ở những người có ý thức luyện tập như dưỡng sinh, TDTT lại sẽ giúp tim tăng thời gian nghỉ ngơi hơn. Chẳng hạn, ở các lực sĩ số lần đập của tim nhiều khi chỉ 55 - 60 lần/ phút, thậm chí ở các võ sĩ số lần tim co bóp còn thấp tới 40 lần trong mỗi phút mà vẫn duy trì được cung lượng máu cần thiết để phân phối đi nuôi dưỡng khắp cơ thể.

BS HOÀNG XUÂN ĐẠI

1.-Mỗi chu kì của tim kéo dài 0,8 giây. -Tim hoạt động đến suốt đời cho đến khi ta chết (khi chết thì tim không hoạt động nữa).

2.-Pha dãn chung có ý nghĩa là giúp tim nghĩ ngơi (pha nhĩ - thất được nghĩ ngơi hay dãn ra). Nhờ có pha dãn chung mà tim mới có thể hoạt động liên tục suốt đời (do thời gian làm việc và thời gian nghĩ của tim bằng nhau=>Tim không bị mệt).

3.-Trung bình một phút tim diễn ra 75 chu kì. -Cách tính: 1 phút = 60s; 1 chu kì = 0,8s.

=>\(\dfrac{60}{0,8}=75s.\)

- Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây.

- Trong mỗi chu kì:

   + Tâm nhĩ làm việc 0,ls, nghi 0,7s.

   + Tâm thất làm việc 0,3s, nghi 0,5s.

   + Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4s

- Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng

Xem đáp án » 07/03/2020 3,931

Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái (nơi thấy rõ tiếng đập của tim) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân trong 2 trạng thái:

- Lúc ngồi nghỉ.

   - Sau khi chạy tại chỗ 5 phút.

  Mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần 1 phút.

Xem đáp án » 07/03/2020 1,621

Điền vào bảng 17-2

Xem đáp án » 07/03/2020 885

Hãy điền chú thích các thành phần cấu tạo của tim vào hình 17-4

Xem đáp án » 07/03/2020 705

Dựa vào kiến thức đã biết, hình 16-1 và quan sát hình 17-1, điền vào bảng 17-1.

Xem đáp án » 07/03/2020 679

- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?

- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.

Xem đáp án » 07/03/2020 285

Từ khóa » Pha Nhĩ Co Kéo Dài