Phá Vỡ Vòng Luẩn Quẩn đói Nghèo ở Nông Thôn, Một Lần Và Mãi Mãi

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations
  • Liên hệ
  • Thư điện tử
  • Văn phòng điện tử
  • Lịch làm việc
  • Sơ đồ cổng
  • Liên kết website
  • English
Danh mục
Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức, sự kiện
  • Hệ thống văn bản
  • Chiến lược - Kế hoạch
  • Hợp tác quốc tế
  • Công nghệ thông tin
  • Khoa học công nghệ
  • Số liệu, báo cáo
Công tác Đảng Công tác Công đoàn Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Dịch vụ công Bộ NN & PTNT Trang thông tin điện tử Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Bộ NN & PTNT với Quốc hội và Cử tri Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng Hoạt động pháp chế Đấu thầu Thông tin Tuyển dụng Hỏi đáp Lấy ý kiến dự thảo VB Tài liệu hội nghị Đường dây nóng Thông tin Thị trường và Xúc tiến thương mại nông sản Print Email Facebook Google LinkedIn Twitter

(MARD - 16/10/2015) Phát biểu của Tổng giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), ông José Graziano da Silva.

Page ContentNgày Lương thực Thế giới 16/10 tới đây, thế giới có rất nhiều điều để vui  mừng và FAO cũng thực sự vui mừng với những tiến bộ trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu những thập kỷ gần đây. Phần lớn các quốc gia tham gia với Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc - 72 trên tổng số 129 quốc gia - đã đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là giảm một nửa tỷ lệ suy dinh dưỡng trong dân số vào năm 2015, giảm đáng kể số dân sống trong nghèo đói cùng cực ở các quốc gia đang phát triển từ 43% năm 1990 xuống còn 17% trong năm nay.Nhưng sự tiến bộ là không đồng đều. Trên thế giới, khoảng 800 triệu người vẫn đang bị đói kinh niên và gần một tỷ người vẫn bị mắc kẹt trong nghèo đói cùng cực. Mặc dù đã có những bước tiến lớn trong giảm đói nghèo và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, nhưng kết quả vẫn là không đủ vì nó chưa toàn diện.Biết trước được thực tế này, nhiều quốc gia đang phát triển đã sớm thiết lập các biện pháp bảo trợ xã hội - cung cấp cho người dân các hỗ trợ tài chính hoặc bằng hiện vật thường xuyên, hoặc tiếp cận các chương trình tự lực - vì các quốc gia này hiểu rằng đây là các hành động cần thiết để giải quyết tình trạng đói nghèo.Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các chương trình bảo trợ xã hội đã thành công trong việc giảm đói nghèo. Chỉ tính riêng trong năm 2013, các chương trình này đã giúp khoảng 150 triệu người thoát khỏi đói nghèo cùng cực. Các chương trình bảo trợ xã hội không chỉ hỗ trợ sự thiếu hụt trong thu nhập để duy trì cuộc sống mà còn có thể giúp họ nhanh chóng có khả năng tự lực.Hầu hết nghèo đói trên thế giới rơi vào các gia đình nông thôn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp cho bữa ăn và sinh kế hàng ngày. Những gia đình nông dân và lao động nông thôn này, nói một cách dễ hiểu, là chỉ tập trung vào làm sao để tồn tại trong thời gian trước mắt. Họ chấp nhận rủi ro thấp và các phương pháp mang đến lợi nhuận thấp để tạo thu nhập, thiếu đầu tư trong giáo dục và sức khỏe cho con em, và thường buộc phải áp dụng chiến lược đối phó tiêu cực như bán tháo tài sản ít ỏi, bắt trẻ em của họ làm việc, hoặc giảm lượng thực phẩm để cắt giảm chi tiêu. Họ bị kẹt trong cuộc chiến để tồn tại. Nghèo đói cứ thế diễn ra từ thế hệ này sang thế hệ khác - và dường như không thể tránh được.Mọi việc không nhất thiết phải diễn ra như vậy.Hôm nay, chúng ta biết rằng ngay cả những khoản tương đối nhỏ chuyển cho các hộ gia đình nghèo, thường xuyên và có thể dự đoán được, có thể được dùng như bảo hiểm rủi ro mà có xu hướng để ngăn chặn họ theo đuổi các hoạt động đạt lợi nhuận cao hơn hoặc dẫn họ vượt qua các chiến lược đối phó rủi ro tiêu cực. Bảo trợ xã hội cho phép các hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn thương có thêm thời gian, mang đến cho họ hy vọng và khả năng để lập kế hoạch cho tương lai.Thực tế cho thấy rằng bảo trợ xã hội làm tăng các hoạt động cả về nông nghiệp và phi nông nghiệp, giúp cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập. Bảo trợ xã hội cũng thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, cũng như làm giảm lao động trẻ em. Bảo trợ xã hội theo hình thức tiền mặt làm tăng sức mua của người nghèo, những người có nhu cầu hàng hóa và dịch vụ được sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế địa phương, dẫn đến một vòng tuần hoàn thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Các chương trình bảo trợ xã hội cũng cung cấp một phương pháp cho cộng đồng gia tăng cơ sở hạ tầng và tài sản quan trọng – ví dụ như các hệ thống thủy lợi được xây dựng thông qua các hoạt động đổi-công-lấy-tiền.Với hầu hết các hộ đói nghèo vẫn sống ở nông thôn và vẫn còn phụ thuộc vào nông nghiệp, việc kết hợp chặt chẽ bảo trợ xã hội với các chương trình phát triển nông nghiệp hoàn toàn có ý nghĩa thuyết phục. Đây là lý do tại sao FAO đã chọn bảo trợ xã hội và nông nghiệp là chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới năm nay.Nhưng biết phải làm gì và thực sự làm lại là hai việc khác hẳn nhau. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn lâu đời ở nông thôn nghèo một lần và mãi mãi, thế giới cần phải hành động với nhiều các hành động cấp thiết và dứt khoát hơn.Cam kết chính trị, kinh phí thỏa đáng, quan hệ đối tác, và các hoạt động bổ sung trong y tế và giáo dục sẽ là yếu tố quan trọng trong việc biến mong muốn này thành hiện thực. Chính sách và khung kế hoạch cho phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và dinh dưỡng cần phải phát huy vai trò chung của ngành nông nghiệp và bảo trợ xã hội trong chiến đấu chống đói nghèo, cùng với các can thiệp rộng hơn, đặc biệt là về y tế và giáo dục.Cùng hợp sức, sử dụng các kiến thức và phương thức hợp lý trong hoàn cảnh tài chính cho phép, chúng ta có thể loại bỏ nạn đói kinh niên hoàn toàn vào năm 2030. Đó cũng chính là lý do cho lễ kỷ niệm này. Tin khác 24243

TIN MỚI

  • Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
  • Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao
  • Chuyển giao kết quả thí điểm hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ...
  • Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025
  • Kế hoạch số 560-KH/BTGTW ngày 29/11/2024 về tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội...
  • Hướng dẫn số 175-HD/BTGTW ngày 02/12/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành...
  • Hướng dẫn số 174-HD/BTGTW ngày 29/11/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 300 năm Ngày sinh...
  • Hướng dẫn số 173-HD/BTGTW ngày 28/11/2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền một số nội dung trọng tâm...
  • Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham...
  • Việt Nam và Pháp thúc đẩy hợp tác trong nông nghiệp
Chuyên Mục
Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Công khai ngân sách Nhà nước Công khai ngân sách Nhà nước Công khai giải quyết kiến nghị DN Công khai giải quyết kiến nghị DN Thi đua khen thưởng Thi đua khen thưởng Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng Vì sự tiến bộ của phụ nữ Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thông tin Doanh nghiệp Thông tin Doanh nghiệp
Thông tin tra cứu
Bộ Pháp điển điện tử Bộ Pháp điển điện tử CSDL Thống kê CSDL Thống kê CSDL Xuất nhập khẩu CSDL Xuất nhập khẩu SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM Sản phẩm xử lý chất thải CN Sản phẩm xử lý chất thải CN Thư viện Điện tử Thư viện Điện tử C.Trình - Đề tài KHCN C.Trình - Đề tài KHCN
Chuyên Mục
  • Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN
  • Công khai ngân sách Nhà nước Công khai ngân sách Nhà nước
  • Công khai giải quyết kiến nghị DN Công khai giải quyết kiến nghị DN
  • Thi đua khen thưởng Thi đua khen thưởng
  • Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng
  • Vì sự tiến bộ của phụ nữ Vì sự tiến bộ của phụ nữ
  • Thông tin Doanh nghiệp Thông tin Doanh nghiệp
Thông tin tra cứu
  • Bộ Pháp điển điện tử Bộ Pháp điển điện tử
  • CSDL Thống kê CSDL Thống kê
  • CSDL Xuất nhập khẩu CSDL Xuất nhập khẩu
  • SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM
  • Sản phẩm xử lý chất thải CN Sản phẩm xử lý chất thải CN
  • Thư viện Điện tử Thư viện Điện tử
  • C.Trình - Đề tài KHCN C.Trình - Đề tài KHCN
HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 23 FESTIVAL QUỐC TẾ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM - HẬU GIANG 2023 FESTIVAL LÀNG NGHỀ 2023 Chem DIỄN ĐÀN KẾT NỐI SẢN PHẨM OCOP VÙNG ĐBSCL - LIÊN KẾT CÙNG PHÁT TRIỂN - CÀ MAU 2023 FESTIVAL TÔM CÀ MAU 2023 HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 (30/1/2024 - 07/2/2024) HỘI CHỢ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM LẦN THỨ 20 (THÁNG 10/2024) HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 24 (THÁNG 11/2024)

Từ khóa » Giải Thích Vòng Luẩn Quẩn Của Sự đói Nghèo