PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN Ở TRẺ EM - KHOA NHI

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN Ở TRẺ EM

Áp xe gan là sự tích tụ mủ trong gan thành một ổ mủ hoặc thành nhiều ổ mủ rải rác, thường có áp xe gan do amip và áp xe gan do vi trùng.

ÁP XE GAN DO AMIP

I. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

1.1. Tiền sử: áp xe gan do amip thường xảy ra trên bệnh nhân có viêm đại tràng mạn do amip.

1.2. Lâm sàng

• Các triệu chứng thường gặp:

- Sốt: khởi đầu sốt cao (39oC - 40oC) sau đó giảm dần (37,5-38oC).

- Có thể ho, hoặc nấc cụt do kích thích cơ hoành.

- Đau bụng (có thể khu trú ở hạ sườn phải hoặc không) đau tăng lên khi ho, đi lại, hít vào sâu, nằm nghiêng phải.

- Sụt cân.

• Khám:

- Gan to, mềm, mặt láng, rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).

- Phế âm giảm ở đáy phổi phải.

- Vàng da (< 10%).

1.3. Cận lâm sàng

• Máu:

- Bạch cầu thường tăng cao.

- Tốc độ lắng máu tăng.

- Chức năng gan: phophatase kiềm tăng, transaminase, bilirubin có thể tăng.

- Huyết thanh chẩn đoán amip (+) trong 95% trường hợp.

• Phân: thường không có amip trong phân.

• X-quang:

- Bóng cơ hoành phải bị nâng cao.

- Có thể có tràn dịch màng phổi phải.

• Siêu âm: có thể phát hiện được ổ áp xe > 2 cm. Là phương tiện giúp chẩn đoán và theo dõi diễn tiến của áp xe gan rất tốt, xác định vị trí ổ mủ và hướng dẫn chọc dò.

• CT scan: có thể phát hiện được ổ áp xe < 1 cm.

2. Chẩn đoán xác định

• Rung gan (+), ấn kẽ sườn (+).

• Huyết thanh chẩn đoán.

• Siêu âm.

• Chọc dò ra mủ màu nâu, hoặc màu vàng, xanh (bị bội nhiễm).

3. Chẩn đoán có thể:

gan to, đau, siêu âm có hình ảnh ổ áp xe, huyết thanh chẩn đoán amip (+).

4. Chẩn đoán phân biệt

• Nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật.

• Áp xe gan do vi trùng.

• Viêm phổi.

• Ung thư gan.

• Viêm gan.

II. BIẾN CHỨNG

Vỡ ổ áp xe:

• Vào màng tim gây chèn ép tim.

• Vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

• Vào màng phổi gây tràn dịch màng phổi phải.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị đặc hiệu: thuốc diệt amip.

• Theo dõi, phát hiện, điều trị kịp thời các biến chứng.

2. Điều trị nội khoa

• Hầu hết các áp xe do amip không có biến chứng có thể đáp ứng tốt với thuốc diệt amip.

• Metronidazol 30 - 50 mg/Kg/ngày chia 3 lần uống (hoặc truyền tĩnh mạch) X - 10 ngày (không quá 500 - 750 mg/liều).

• Sau đó: Paromomycin (Humatin) 25 mg/kg chia 3 lần uống 7 ngày (không quá 2 g/ngày).

3. Điều trị ngoại khoa

Dẫn lưu ổ áp xe khi:

• Kích thước ổ áp xe >5 cm.

• Áp xe thùy trái gan có nguy cơ vỡ vào màng tim.

• Không đáp ứng sau 5 - 7 ngày điều trị nội khoa.

Từ khóa » Phác đồ điều Trị áp Xe Gan Amip