Phác đồ điều Trị Gãy Lồi Cầu Ngoài Xương Cánh Tay

I. ĐẠI CƯƠNG Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay là gãy đầu dưới xương cánh tay, đường gãy nằm từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến ròng rọc xương cánh tay, chiếm khoảng 17% các loại gãy đầu dưới xương cánh tay ở trẻ em.

II. CHẨN ĐOÁN 1. Công việc chẩn đoán 1.1. Hỏi bệnh – Cơ chế chấn thương, thời gian, điều trị ban đầu, các bất thường kèm theo. – Yếu tố nguy cơ: môi trường tai nạn bẩn, vết thương kèm theo, bó thuốc. 1.2. Khám lâm sàng – Mặt ngoài của khuỷu sưng đau biến dạng, vết bầm nếp khuỷu, giới hạn cử động. – Khám mạch quay ở cổ tay, khám thần kinh quay, giữa, trụ. – Dấu hiệu chèn ép khoang: sưng và đau dù đã có nẹp bất động, cử động ngón tay yếu, mất mạch quay. – Khám toàn thân đánh giá tổn thương phối hợp, chú ý tránh bỏ sót tổn thương khác trên cùng một chi. 1.3. Phân loại – Theo vị trí đường gãy: + Milch I: đường gãy đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến rãnh lồi cầu –ròng rọc. + Milch II: đường gãy đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài đến ròng rọc. – Phân loại theo độ di lệch (Jakob): + Độ I: gãy không di lệch, hoặc di lệch ít, sụn khớp còn nguyên vẹn. Mảnh gãy có thể nghiêng ít nhưng không di chuyển ra ngoài. + Độ II: sụn khớp không còn nguyên vẹn. Mảnh gãy di lệch nhiều hơn, có thể di chuyển ra ngoài. Độ I, II được chia mức (Finnbogason, Song):  A: vững, đường gãy rất khít trên 3 XQ.  B: có thể không vững, có hở ở XQ.  C: không vững, khe hở song song. + Độ III: mảnh gãy di lệch nặng, có thể bị lật 1800 ra ngoài. 1.4. Cận lâm sàng – X quang khuỷu thẳng, nghiêng 900: thường quy, xác định xương gãy và độ di lệch. – X quang khuỷu nghiêng 450 xoay trong: khi khó chẩn đoán. – Siêu âm Doppler mạch máu: khi nghi ngờ mạch máu bị tổn thương. 2. Chẩn đoán xác định: Gãy kín/hở (giờ thứ mấy) – vị trí – di lệch – biến chứng.

III. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị – Xử trí cấp cứu. – Điều trị đặc hiệu. – Phục hồi chức năng. 2. Xử trí cấp cứu – Xử trí cấp cứu theo ABC. – Sơ cứu ban đầu: nẹp cố định. 3. Điều trị đặc hiệu: 3.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật – Paracetamol 10 – 15mg/kg TMC. – Kháng sinh khi phẫu thuật mở ổ gãy, môi trường chấn thương bẩn hay cơ địa bệnh nhân dễ nhiễm trùng: Cephazolin hoặc Cefoxitin. – Tổng phân tích tế bào máu bằng laser, chức năng đông máu. 3.2. Phẫu thuật xuyên đinh có mở ổ gãy: 3.2.1. Chỉ định: – Gãy di lệch độ III, độ II ở mức C. – Nắn kín + xuyên đinh qua da thất bại. – Gãy xương hở. – Có biến chứng thần kinh, mạch máu. 3.2.2. Phương pháp: Phẫu thuật mở ổ gãy: đường mổ mặt ngoài khuỷu. Nắn chỉnh, cố định ổ gãy bằng xuyên đinh từ ngoài vào, đinh để trong hay ngoài da. Khâu phục hồi thần kinh mạch máu nếu có tổn thương. Nẹp bột. a) Nắn kín + xuyên đinh qua da: Chỉ định: gãy di lệch độ I, II ở mức B. Phương pháp: o Nắn kín xuyên đinh dưới màn tăng sáng: nắn kín ổ gãy dưới màn tăng sáng, cố định ổ gãy bằng xuyên 2 đinh từ ngoài vào, đinh để ngoài da. o Nẹp bột cánh bàn tay. b) Bảo tồn, nẹp bột hoặc bó bột cánh – bàn tay: Chỉ định: gãy di lệch độ I, II ở mức A. Phương pháp: nẹp hoặc bó bột cánh bàn tay, khuỷu gấp 900, cẳng tay ngửa 600. X quang mỗi tuần × 2 tuần. 3.3. Điều trị sau phẫu thuật – X quang kiểm tra. – Giảm đau. – Kiểm tra xem nẹp bột có chèn ép, băng thun có cần nới ra. – Kháng sinh điều trị: Cephazolin hoặc Cefoxitin ± Gentamycin. + Gãy hở: tiêm TM 5 – 7 ngày. + Nắn kín thất bại: tiêm TM 2 – 3 ngày.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM – Theo dõi biến chứng: + Sớm: o Biến chứng thần kinh – mạch máu, chèn ép bột trong 24 giờ đầu. o Nhiễm trùng chân đinh. + Muộn: o Chậm lành xương. o Không lành xương. o Cứng khớp. o Phì đại lồi cầu ngoài. o Hoại tử ròng rọc (đuôi cá). o Khuỷu vẹo trong. o Khuỷu vẹo ngoài, liệt trụ muộn. – Thay băng cách 2 – 3 ngày nếu vết mổ, chân đinh khô. – Tháo bột: sau 6 – 8 tuần + X quang có xương mới. – Rút đinh: sau 4 tuần nếu đinh để ngoài da, sau 6-12 tháng (khi tầm vận động gập duỗi khuỷu ổn định) nếu đinh để trong da. – Phục hồi chức năng: Treo tay 1 tuần. – Dặn gia đình có thể mất 2 – 3 tháng để khuỷu tự phục hồi tầm vận động gập duỗi.

LƯU ĐỒ XỬ TRÍ GÃY LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jeffrey R. Sawyer and James H. Beaty (2015), “Lateral Condylar Fractures”, In: Rockwood and Wilkins’ Fractures in Children, 8th, pp.701-719. 2. GREGORY A. MENCIO (2015), “Fractures and Dislocations about the Elbow”, In: Green’s Skeletal Trauma in Children, 5th, pp: 213-222. 3. S. Terry Canale and James H. Beaty ,(2013), “Fracture and dislocations in children”, In: Campbell’s Operative Orthopaedics, 12th, pp: 1394- 1403 4. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Nhi đồng 1, 2.

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Từ khóa » Gãy Lồi Cầu Ngoài Xương Cánh Tay ở Trẻ Em