PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG MỚI NHẤT CỦA ...
Có thể bạn quan tâm
Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh thường hay phổ biến ở nước ta. Bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm đang trong giai đoạn đầu. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế bài viết dưới đây, Sunkun sẽ gợi cho bạn một số phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng một cách hiệu quả nhất!
Phác đồ điều trị loét dạ dày - tá tràng
> Nguyên nhân và mẹo trị đau dạ dày tại nhà hiệu quả
> Viêm dạ dày mẵn tính là bệnh gì? Nguyên nhân - Triệu chứng
1. Thế nào là bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng?
Viêm loét dạ dày - tá tràng là sự làm tổn thương các lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này sẽ bào mòn dần các lớp niêm mạc và dần lộ ra bên ngoài thành dạ dày hoặc thành ruột non.
2. Những người có nguy cơ mắc bệnh vi loét dạ dày - tá tràng cao.
-
Những người thường xuyên sử dụng các chất có nồng độ cồn cao
-
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường mệt mỏi, căng thẳng. Sự mệt mỏi căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều acid dịch vị .
-
Do việc sinh hoặc và chế độ ăn uống không khoa học như thức quá khuya, thường xuyên bỏ bữa sáng, lười vận động,...
> Những thực phẩm tốt cho người tiêu hóa kém mà bạn cần biết
3. Các nguyên nhân gây bệnh.
-
Do vi khuẩn Hp: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Có đến 90% người mắc bệnh đều do nguyên nhân này
-
Do lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau
4. Các dấu hiệu nhận biết.
-
Hiện tượng đau thượng vị: Đây là một trong các dấu hiệu chính để phát hiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn 2-3 tiếng và khi đói. Có hiện tượng đau âm ỉ, đau từng cơn hoặc đau thắt quặn.
-
Cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn
-
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
-
Đau rát phần thượng vị
-
Có hiện tượng ợ hơi, ợ chua
-
Các hiện tượng về đường tiêu hoá như tiêu chảy hay táo bón
Các dấu hiện trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thật sự rõ ràng. Bởi nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý thông thường khác. Vì thế khi có bất kỳ dấu hiệu nào cần đi khám để xác định bệnh được rõ nhất.
Đau thượng vị có khả năng do bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
5. Cách chẩn đoán bệnh.
-
Biểu hiện lâm sàng: Đau vùng thượng vị có chu kỳ theo từng cơn
-
Tiến hành nội soi: Mô tả hình ảnh nội soi: vị trí, hình dạng, kích thước, màu sắc, số lượng, các vùng niêm mạc xung quanh ổ loét.
6. Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
-
Mục đích của phương pháp điều trị này là làm liền các ổ loét và ngăn ngừa các biến chứng gây ra.
-
Nguyên tắc điều trị: Không dùng kết hợp với bất kỳ loại kháng sinh nào. Điều trị nội khoa để điều trị triệu chứng là chủ yếu. Chỉ tiến hành phẫu thuật khi điều trị nội khoa thất bại.
-
Nếu ổ loét nghi ung thư thì chuyển sang điều trị ngoại khoa
-
Thời gian điều trị từ 4-8 tuần
-
Sau khi điều trị kiểm tra lại bằng nội soi
-
Sau 8 tuần điều trị nếu không đỡ trên nội soi mà nghi ung thư thì tiến hành phẫu thuật
6.1 Nhóm thuốc kháng acid.
Là thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magie hydroxit. Nhóm này có tác dụng làm trung hoà acid
6.2 Nhóm thuốc ức chế histamin H2.
Thường dùng các loại thuốc
+Cimetidin 800mg có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Ranitidin 300mg có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Famotidin 40mg có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Ranitidin 300mg - uống.
Loại thuốc này thì chi phí thấp nhưng khả năng ức chế acid kém hơn so với nhóm thuốc PPI
6.3 Nhóm ức chế bơm PPI.
Đây là nhóm thuốc ức chế acid dịch vị mạnh nhất hiện nay gồm:
+ Omeprazol loại viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg.
+ Lansoprazol loại viên 30mg.
+ Pantoprazol loại viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg.
+ Rabeprazole loại viên 10mg hoặc 20mg, ống 20mg.
+ Omeprazol loại viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg.
6.4 Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Sucralfat: bảo vệ ổ loét, ngăn sự khuếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và hấp phụ muối mật. Nó có tác dụng phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính. Nhưng không làm ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30 phút đến 60 phút trước bữa ăn.
-
Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng lại vừa có tác dụng diệt H.pylori.
-
Misoprostol: có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì nó làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày – tá tràng.
6.5 Dùng kháng sinh để tiêu diệt H.pylori.
-
Amoxicillin 500mg
-
Metronidazol/tinidazol 500mg, khả năng kháng thuốc cao
-
Clarithromycin 250mg hoặc 500mg.
-
Bismuth.
-
Furazolidon
-
Fluoroquinolones: Levofloxacin 500 mg.
6.6 Điều trị phẫu thuật.
Các chỉ định điều trị phẫu thuật khi:
-
Xuất huyết tiêu hóa do chảy máu dạ dày – tá tràng điều trị bằng thuốc thất bại
-
Thủng dạ dày – tá tràng
-
Hẹp môn vị.
-
Ung thư hóa.
-
Rò dạ dày – tá tràng vào các tạng lân cận.
6.7 Phác đồ điều trị vi khuẩn HP.
a. Bismuth – metronidazol – tetracyclin dùng 14 ngày:
-
Pepto bismuth x 2 viên/2 lần/ngày.
-
Metronidazol 250mg x 2 viên/2 lần/ngày.
-
Tetracyclin 250mg x 2 viên/2 lần/ngày.
-
Phối hợp với kháng histamin H2
b. Phác đồ 10 ngày hoặc 14 ngày:
-
PPI x 1 viên x2 lần/ngày
-
Amoxicillin 500mg x 2 viên/2 lần/ngày.
-
Clarithromycin 500mg x 1 viên/2 lần/ngày.
c. Phác đồ 10 ngày:
-
PPI (esomeprazole 40mg) x 1 viên/2 lần/ngày.
-
Amoxicillin 500mg x 2 viên/2 lần/ngày.
-
Clarithromycin 500mg x 1 viên/2 lần/ngày.
d. Phác đồ 10 ngày:
-
PPI 1 viên/2 lần/ngày
-
Levofloxacin 500mg 1 viên/1 lần/ngày
-
Amoxicillin 500mg 2 viên/2 lần/ngày
> Vì sao viêm loét dạ dày dễ dẫn tới biến chứng ung thư
7. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng?
Nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm như:
-
Thủng dạ dày - tá tràng: Đây là hiện tượng nguy hiểm, gây ra các cơn đau dữ dội
-
Hiện tượng xuất huyết tiêu hóa trên: Có hiện tượng chảy máu tại vết loét. Gây mất nhiều máu và ảnh hưởng đến tính mạng. Khi đó sẽ có hiện tượng chóng mặt, nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen
-
Hẹp môn vị: gây hẹp lòng ruột làm cho thức ăn khó đi xuống hệ tiêu hoá. Thường có các biểu hiện như sụt cân nhanh, bụng ọc ạch khó chịu, nôn
8. Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?
-
Nên ăn những các loại thực phẩm giàu chất đạm, dễ tiêu hoá như thịt, trứng, sữa, rau củ tươi và các loại dầu ăn thực vật
-
Không nên ăn các đồ cay nóng, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt hun khói, dưa cà muối chua, các loại đồ uống có ga, hút thuốc, các chất kích thích, rượu, bia,...
Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức và hiểu biết về phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời cải thiện nếp sống nếp sinh hoạt không lành mạnh. Để có cho mình một sức khỏe tốt.
Tìm hiểu thêm: DẤU HIỆU ĐAU DẠ DÀY VÀ CÁCH GIẢM ĐAU KHÔNG CẦN THUỐC
Từ khóa » Phác đồ điều Trị Viêm Dạ Dày Bộ Y Tế
-
Phác đồ điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Của Bộ Y Tế
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Hướng Dẫn Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Theo Tiêu Chuẩn Của Bộ Y Tế
-
Tìm Hiểu Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Theo Hướng Dẫn Của ...
-
Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Bộ Y Tế Chứng Nhận
-
VIÊM LOÉT DẠ DÀY HÀNH TÁ TRÀNG
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán, điều Trị - Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh
-
Tổng Quan Về Bệnh Viêm Dạ Dày Tá Tràng - Foros - Tema
-
Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng MỚI NHẤT Từ BỘ Y TẾ
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày | Vinmec
-
Phác đồ điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng ở Trẻ Em | Vinmec
-
Phác đồ điều Trị Viêm Dạ Dày Học Viện Quân Y
-
Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày - Tá Tràng Do Nhiễm H.Pylori