Phác đồ điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Do Helicobacter Pylori Tại Bệnh Viện
Có thể bạn quan tâm
Ban hành kèm theo quyết định số 974 ngày 13 tháng 7 năm 2012 của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY DO HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆNI. Chỉ định soi dạ dày tá tràng: • Bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý viêm loét dạ dày tá tràng: – Đau bụng tái diễn: đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. – Nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị. – Xuất huyết tiêu hóa. – Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân khác. II. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori: • Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng dựa vào nội soi. • Chẩn đoán viêm dạ dày dựa vào mô bệnh học. • Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có một trong những điều kiện sau: – Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+) và Test Urease(+). – Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+). – Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease(+), tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân(mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm Helicobacter pylori.
Trường hợp ngoại lệ: • Nếu gia đình từ chối nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân (mọi lứa tuổi) – Nếu test (-) tìm nguyên nhân khác – Nếu test (+) thảo luận gia đình: + Soi dạ dày + Điều trị theo phác đồ 1. • Trẻ có test thở hoặc test phân (+), bố mẹ điều trị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng => điều trị theo phác đồ 1.
III. Phác đồ điều trị: Điều trị phác đồ 1: • Trẻ <8 tuổi – Amoxicillin + Clarithromycin + PPI – Amoxicillin + Metronidazole + PPI • Trẻ >8 tuổi – Amoxicillin + Clarithromycin + PPI – Amoxicillin + Metronidazole + PPI – Tetracyclin ( hoặc) Doxycyclin + Metronidazol+ PPI
Liều: – Amoxicillin: 50mg/kg/ngày – Clarithromycin: 20 mg/kg/ngày – PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày – Metronidazol: 20 mg/kg/ngày – Tetracyclin: 50 mg/kg/ ngày – Doxycyclin : 5 mg/kg/ngày Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori: • Tiến hành sau khi : – Dừng kháng sinh 4 tuần – Dừng PPI 2 tuần. • Phương pháp: Test thở C13 hoặc Test phân • Kết quả: – Nếu test (-) sạch vi khuẩn – Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.
Trường hợp điều trị thất bại: • Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ – Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ : điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần – Nếu cấy H.pylori (-) : + Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1 + Tăng liều + Kéo dài thời gian điều trị + Phối hợp Bismuth Chữ viết tắt: PPI: Proton-pump-inhibitor (thuốc ức chế bơm proton) DDTT: Dạ dày tá tràng H.pylory, HP: Helicobacter pylori./.
Để tải lưu đồ, quý khách vui lòng tải ở phần file đính kèm phía dưới !
Từ khóa » điều Trị Hp Dạ Dày ở Trẻ Em
-
Có Cần điều Trị Vi Khuẩn HP ở Trẻ Em? - Vinmec
-
Phác đồ điều Trị HP Cho Trẻ Em - Vinmec
-
Phác đồ điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Do Nhiễm Khuẩn HP ở Trẻ Em
-
Khuyến Cáo Chẩn đoán Và điều Trị Nhiễm Hp ở Trẻ Em - Gastimunhp
-
Có Nên Tầm Soát Và điều Trị Phòng Ngừa H.P ở Trẻ Em? - Báo Tuổi Trẻ
-
Nhiễm Trùng Hp ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Xử Lý
-
Điều Trị Nhiễm Vi Khuẩn lori ở Trẻ Em: Còn Nhiều Bất Cập
-
Trẻ Bị Viêm Dạ Dày, Nhiễm Khuẩn HP - Phụ Huynh Cần Lưu ý điều Gì?
-
Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn HP Phải Làm Sao? Mẹ đừng Quá Lo Lắng!
-
Phác đồ điều Trị Vi Khuẩn HP Dạ Dày Mới Nhất Của Bộ Y Tế
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Viêm Loét Dạ Dày - Benh Vien 108
-
Trẻ Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Khi Nào Cần điều Trị? | TCI Hospital
-
Lưu ý Phụ Huynh Khi điều Trị Bệnh Dạ Dày ở Trẻ Em Nhiễm Khuẩn Hp
-
Trẻ Nhiễm Khuẩn HP, đừng Lo Quá Mức! - Báo Người Lao động