Phải Chăng Ngày Nay Giai Cấp Công Nhân Không Còn Sứ Mệnh Lịch Sử?
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Chủ Nhật, 01/12/2024, 16:31 (GMT+7)
Bình luận - Phê phánPhòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
QPTD -Thứ Hai, 21/05/2012, 14:25 (GMT+7)Phải chăng ngày nay giai cấp công nhân không còn sứ mệnh lịch sử?Hiện nay, các quan điểm chống cộng đã hoà chung vào một “dàn hợp xướng” nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Nổi lên trong “dàn hợp xướng” ấy là những lý thuyết hoài nghi, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - phạm trù trung tâm của CNXH khoa học.
Người ta cố tình lập luận rằng, C. Mác đã gắn cho giai cấp công nhân (GCCN) cái sứ mệnh mà nó không có, bởi vì ông thương đó là giai cấp nghèo khổ. Rằng ngày nay, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa; GCCN đã được trung lưu hóa, địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, nên không còn sứ mệnh lịch sử. Rằng CNTB đã thay đổi bản chất, trở thành CNTB nhân dân; nó không còn dựa trên sự bóc lột lao động làm thuê (!)... Thực chất những luận điểm đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản (GCTS), cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của CNTB trên cơ sở phủ nhận vai trò lịch sử khách quan của GCCN và tính tất yếu thắng lợi của CNXH.
Để xem xét vai trò lịch sử của một giai cấp, phải dựa trên cơ sở địa vị kinh tế - xã hội (KT-XH) của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào. Đó mới là phương pháp luận khoa học. Trong lịch sử, chế độ tư bản chủ nghĩa đã từng chiến thắng chế độ phong kiến, bởi vì GCTS đại diện cho lực lượng sản xuất (LLSX) tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất (PTSX) mới dựa trên nền đại công nghiệp, tiến bộ hơn hẳn PTSX lạc hậu của chế độ phong kiến. Đối với GCCN, trên cơ sở luận giải địa vị KT-XH của giai cấp này trong xã hội tư bản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đưa ra kết luận khoa học: “Sự sụp đổ của GCTS và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”1.
Trong xã hội tư bản, các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; trái lại, GCCN là sản phẩm của nền đại công nghiệp, là LLSX tiên tiến, đại diện cho PTSX tiên tiến - PTSX cộng sản chủ nghĩa. Đây là điều quyết định GCCN là giai cấp duy nhất có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH, CNCS. Lấy sự nghèo khổ làm cơ sở để luận giải sứ mệnh lịch sử của GCCN là một lập luận phản khoa học, là mưu đồ hòng xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Hiện nay, một bộ phận khá đông GCCN đã trở nên trung lưu hoá, nhưng đó là sự phản ánh mức sống trong điều kiện mới (do tiến bộ chung của sự phát triển xã hội); đồng thời, là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của chính GCCN chống GCTS suốt nhiều thế kỷ qua. Sự phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội của GCCN đã làm cho diện mạo của GCCN hiện đại trong xã hội tư bản không giống như những mô tả của C. Mác trong thế kỷ XIX. Thế nhưng, với những biến đổi đó mà đi đến kết luận GCCN không còn bản chất cách mạng nữa là sai lầm cả về chính trị và khoa học. Công nhân hiện nay dù có cổ phiếu, cũng chẳng làm thay đổi được địa vị làm thuê và bị bóc lột trong xã hội tư bản. Họ không trở thành “nhà tư bản” theo cách tuyên truyền của các lý luận gia tư sản, mà chỉ là “nhà tư bản” đối với chính mình. Chế độ cổ phiếu thật sự là phương pháp hữu hiệu cột chặt người lao động và bắt họ lệ thuộc hơn nữa vào giới chủ. Hy vọng thay đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ở các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là ảo tưởng, là hành động tự lừa dối. Việc mua bán cổ phiếu ở các nước tư bản đã tạo nên cái gọi là hiệu ứng của cải, làm cho “tư bản giả” ngày càng tăng lên so với thực tế. Điều đó càng nói lên tính chất ăn bám của CNTB độc quyền, chứ chẳng phải CNTB đã là CNTB nhân dân như người ta cố tình tô vẽ.
Trong khoảng gần bốn trăm năm, kể từ cuộc Cách mạng tư sản Anh (năm 1640) đến nay, CNTB đã tạo ra LLSX hùng hậu hơn các thế kỷ trước cộng lại (điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nhận định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) và càng được tăng lên nhanh chóng trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Song xét đến cùng và thực chất, đó là sản phẩm sáng tạo của nhân loại, của toàn thể nhân dân lao động, chứ không phải của riêng GCTS. Sự phát triển đó đã tạo cơ sở vật chất giúp cho CNTB có thể tận dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, trong lòng thế giới tư bản hiện đại, mâu thuẫn vốn có giữa LLSX hiện đại và quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX không những vẫn còn tồn tại, mà có mặt còn sâu sắc hơn và lan ra phạm vi rộng hơn. Cho dù CNTB hiện đại có những biến đổi và phát triển như thế nào, thì bản chất bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi, vẫn đúng với sự phát hiện của C. Mác trước đây. Không những thế, sự bóc lột và bản chất phản động của CNTB còn mở rộng đến các nước đang phát triển bằng các hình thức nô dịch kinh tế và chủ nghĩa cường quyền mới về chính trị, kinh tế và quân sự. Mâu thuẫn xã hội cơ bản giữa tư bản và lao động; giữa những người nghèo và những người giàu không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà đã phát triển ở tầm quốc tế; đó là mẫu thuẫn giữa các nước nghèo và các nước giàu, giữa các nhóm nước kinh tế phát triển với nhóm nước kinh tế đang phát triển, giữa Nam với Bắc, Đông với Tây…
Trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người bị hất ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng. Sự phát triển của các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài nguyên và bóc lột nhân dân nhiều nước thuộc thế giới thứ ba; các cuộc chiến tranh đẫm máu chống các quốc gia có chủ quyền do chủ nghĩa đế quốc phát động... là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hơn 500 triệu người bị đe dọa chết đói, 1,6 tỷ người sống trong cảnh khốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn 800 triệu người mù chữ... Tất cả điều đó đã nói lên tính chất bóc lột, phản động của CNTB. Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB,... chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”2.
Đi từ kinh tế thị trường tự do đến chủ nghĩa tự do mới, CNTB vẫn không thể tìm ra lối thoát. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, tình hình nợ công ở các quốc gia châu Âu và Mỹ, phong trào “Chiếm phố U-ôn” ở Mỹ, những cuộc biểu tình ở các nước châu Âu tư bản đã chứng minh cho nhận định trên. Tính đến ngày 02 tháng 8 năm 2011, nợ công của Mỹ là 14.580,7 tỷ USD (vượt GDP năm 2010: 14.526,5 tỷ USD). Căn cứ vào dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thì nước Mỹ đã gia nhập lại nhóm nước có nợ cao hơn GDP, gồm: Nhật Bản (229%), Hy Lạp (152%), Italia (120%)3. Ở Tây Ban Nha, có gần 180.000 doanh nghiệp phá sản từ năm 2008 do suy thoái kinh tế4. Ở châu Âu: 23 triệu thanh niên đang thất nghiệp. Ở Mỹ, có tới 46,2 triệu người (chiếm 15,2% dân số) thuộc diện nghèo, mức cao nhất trong 20 năm qua5. Năm 2011, phong trào “Chiếm phố U-ôn” nhanh chóng lan rộng ra hơn 100 thành phố của nước Mỹ, 1.500 thành phố của 82 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục. Với thông điệp “Hãy đặt con người trên lợi nhuận”, phong trào “Chiếm phố U-ôn” thể hiện sự bất bình của người lao động trước tình trạng bất công và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn trong lòng xã hội tư bản. Giáo sư Jefferey Sachs ở Đại học Columbia (New York) cho rằng, chính quyền và cơ chế hiện nay của nước Mỹ, và có thể nói của thế giới tư bản nói chung, là của 1%, do 1% và vì 1% dân số6. Trong tình hình đó, người ta đã thấy sự lúng túng trong phương hướng và mô hình phát triển của nhiều quốc gia tư bản. Vai trò can thiệp vào nền kinh tế đang dịch chuyển dần từ nhà nước quốc gia sang "nhà nước quốc tế", như: nhóm G7, Nghị viện châu Âu, G20, IMF, WB. Năm 2012, Hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên hiệp châu Âu (EU) tại Brúcxen (Bỉ) diễn ra, trọng tâm là tìm lối cho EU thoát khỏi cơn lũ nợ công và vực dậy nền kinh tế châu Âu đang khủng hoảng nghiêm trọng. Hội nghị đã đề xuất một Hiệp ước ổn định, phối hợp và quản lý trong liên minh tài chính tiền tệ, Theo đó, các nước trong Liên hiệp châu Âu cần thực hiện 3 ưu tiên chính trong thời gian tới là: khuyến khích tạo công ăn việc làm, đặc biệt việc làm cho thanh niên; hoàn thành thị trường chung duy nhất; thúc đẩy đầu tư tài chính vào các nền kinh tế, nhất là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Hô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô coi đó là “… một bước đi quan trọng đối với tương lai của châu Âu”7. Rõ ràng, CNTB hiện đại dù có biến đổi, thích nghi thì về bản chất vẫn không thay đổi. Đó vẫn là CNTB độc quyền nhà nước ở trình độ cao, là chế độ bóc lột, đầy rẫy bất công. Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại mà CNTB đang lợi dụng để kéo dài tuổi thọ, đang dần vượt khỏi sự kiểm soát của chính nó. Những chính quyền và cơ chế của 1%, do 1% và vì 1% dân số trong xã hội tư bản là thể hiện sự tập trung cao độ quyền lực và lợi ích kinh tế, chính trị vào thiểu số; vì vậy, sự bất bình đẳng xã hội sâu sắc trong lòng CNTB hiện đại sẽ không thể tự điều hòa được.
Phải chăng, việc lợi dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để điều chỉnh và thích nghi chính là CNTB đang làm cái việc rèn dũa vũ khí sẽ giết mình thêm sắc nhọn hơn - điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nói cách đây hơn 160 năm trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Và trong điều kiện đó, GCCN càng nhận thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình là loại bỏ CNTB ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng CNCS văn minh, xác định rõ hơn con đường, biện pháp để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Cuộc đấu tranh của GCCN dù còn nhiều bước thăng trầm, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại trong lòng CNTB và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của CNTB8.
Cùng với sự phát triển của dân tộc, GCCN Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và vai trò trong xã hội. Thông qua chính đảng tiền phong của mình, GCCN Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN đến thắng lợi. Vai trò lãnh đạo, bản chất cách mạng, tính tiền phong của GCCN Việt Nam không hề thay đổi. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt Nam trong tình hình mới, cấp thiết phải xây dựng GCCN cả về số lượng và chất lượng; nhất là việc “... nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò của GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam;...”9.
PGS, TS. NGUYỄN MẠNH HƯỞNG
Viện KHXHNVQS - Bộ Quốc Phòng
__________
1 - C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 613.
2 - ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 68.
3 - Báo Nhân dân, ngày 01-02-2012, tr. 7.
4 - Sđd, ngày 19-10-2011, tr. 5.
5 - Báo Nhân dân, ngày 19-10-2011, tr. 5.
6 - Thông tin Lý luận Chính trị - Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số 40 (113), tháng 11-2011, tr. 6.
7 - Báo QĐND, ngày 01-02-2012, tr. 8.
8 - Xem: ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 68-69.
9 - Sđd, tr. 240-241.
Bác bỏ sự xuyên tạc, phủ nhận lịch sử hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng 30/11/2024
Phủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm 07/11/2024
Không thể xuyên tạc sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 30/10/2024
“Nhân quyền cao hơn chủ quyền” – sự đòi hỏi phi lý 07/10/2024
Phê phán quan điểm cho rằng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là “thiếu khoa học, không khả thi” 30/09/2024
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tình đồng chí, đồng đội trong Quân đội ta 27/09/2024
Luận cứ đanh thép phản bác sự xuyên tạc đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng 26/09/2024
Phản bác luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam 16/09/2024
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể là “Đảng toàn dân” 28/08/2024
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử” – Luận điệu xuyên tạc lố bịch 19/08/2024
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Cảnh giác với thủ đoạn “chuyển hóa” thế hệ trẻ của các thế lực thù địchNhằm chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch, phản động đã không từ một thủ đoạn nào; trong đó, thế hệ trẻ là một trọng điểm của chúng. Đây là thủ đoạn rất nham hiểm nhằm thúc đẩy “diễn biến” để “chuyển hóa” thế hệ rường cột của nước nhà. Do đó, cần đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Tin, bài xem nhiềuPhủ nhận giá trị Cách mạng Tháng Mười để xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - thủ đoạn nham hiểm
Bác bỏ sự xuyên tạc, phủ nhận lịch sử hòng phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Trong Cntb Giai Cấp Công Nhân Là Giai Cấp Hoàn Toàn Không Có Tài Sản
-
Giai Cấp Công Nhân Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Giai Cấp Công Nhân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quan điểm Của Lê Nin Về Xây Dựng Giai Cấp Công Nhân Và Tổ Chức ...
-
Giai Cấp Công Nhân Là Gì ? Sứ Mệnh Lịch Sử Của ... - Luật Minh Khuê
-
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Trong “Tuyên Ngôn Của ...
-
Những Nhận Thức Mới Về Giai Cấp Công Nhân Hiện Nay
-
Giảng Dạy Lý Luận Chính Trị Với đấu Tranh, Phản Bác Quan điểm Sai ...
-
Giai Cấp Công Nhân Là Gì? Sứ Mệnh Lịch Sử Thế Nào?
-
[PDF] GIAI CẤP CÔNG NHÂN
-
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Và Bản Chất Giai Cấp Công ...
-
Đấu Tranh Chống Lại Quan điểm Bác Bỏ, Phủ Nhận Sứ Mệnh Lịch Sử ...
-
Nhận Diện Và Phản Bác Quan điểm Phủ Nhận Sứ Mệnh Lịch Sử Của ...
-
[PDF] Chủ Nghĩa Xã Hội Và Thời Kỳ Quá độ