Phải Làm Gì Khi Bị Bong Gân, Trật Khớp | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình vận động mạnh hoặc đôi khi là những tai nạn bất ngờ có thể gây bong gân, trật xương khớp. Mặc dù đây không phải là những chấn thương nguy hiểm nhưng nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng về sau. Dưới đây là một số mẹo xử lý nhanh khi bị bong gân bạn cần biết:
Bong gân, trật khớp thường có các triệu chứng như: Đau dữ dội tại vùng khớp ngay tại chỗ bị trẹo khớp, đau kèm theo thâm tím
Nguyên nhân dẫn đến bong gân, trật khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh lý bong gân, trật khớp thường rất đa dạng. Một số yếu tố dễ làm tăng nguy cơ bong gân trật khớp đó là:
✶ Do mắc phải bệnh xương khớp: Ở một số người mắc phải một số bệnh về xương khớp có thể dễ dàng gặp phải tình trạng bong gân trật khớp cho dù chỉ là va đập nhẹ, chẳng hạn người mắc các bệnh như: Bệnh loãng xương, xương thủy tinh, viêm khớp…
✶ Do tuổi tác: Người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc phải tình trạng bong gân trật khớp cao.
✶ Do vận động mạnh: những người thường xuyên hoạt động mạnh lặp đi lặp lại với cường độ cao thì nguy cơ tổn thương tới mô mềm và bao khớp cao dẫn đến bệnh lý bong gân và trật khớp. Đối tượng dễ gặp thường là những người làm những công việc nặng nhọc, chơi thể thao, tai nạn trượt ngã…
Bạn có thể dùng phương pháp chườm đã lạnh hay dùng dầu nóng chườm vào vết thương để giảm đau nhanh
Triệu chứng nhận biết bong gân trật khớp
Bong gân, trật khớp thường có các triệu chứng như: Đau dữ dội tại vùng khớp ngay tại chỗ bị trẹo khớp, đau kèm theo thâm tím đi lại khó khăn, nếu để trong một ngày thì vết thương sẽ trở nên phù nề do tình trạng tích tụ máu và tổn thương tế bào gây ra.
Các bước xử lý nhanh khi bị trật khớp
Khi bạn hoặc người xung quanh gặp phải bệnh lý trật khớp bong gân thì bạn nên tiến hành ngay một số bước sơ cứu giúp vết thương chóng hồi phục sau:
✣ Không nên cử động: Nhiều người khi gặp tổn về xương khớp thường vận động đi lại nhiều xem mức độ thương tổn tới đâu, tuy nhiên thao tác này càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy nên cố định vết thương và hạn chế thấp nhất việc cử động.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi bị bong gân, trật khớp
✣ Giảm cơ đau: Bạn có thể dùng phương pháp chườm đá lạnh hay dùng dầu nóng chườm vào vết thương để giảm đau nhanh, bạn cũng không nên cố gắng nắn, bóp chỉnh hình vì có thể làm bệnh tệ hơn nếu như không có kiến thức chuyên môn.
✣ Nẹp vết thương cố định và đưa tới bệnh viện: nhờ những người có chuyên môn xử lý kịp thời tránh để lại biến chứng.
✣ Chờ vết thương hồi phục: Thời gian này bạn nên hạn chế vận động để tránh việc để lại những di chứng không tốt cho vết thương. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Bong Gân
-
Bị Bong Gân Cổ Tay, Cổ Chân: Phải Làm Sao? - Vinmec
-
Như Thế Nào Gọi Là Bong Gân - Cách Trị Bong Gân Giúp Giảm đau ...
-
Bong Gân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nhận Biết Và Xử Trí Khi Bị Bong Gân? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Xử Lý Khi Bị Bong Gân
-
[TỔNG HỢP] 15 Mẹo Trị Bong Gân đơn Giản Ngay Tại Nhà
-
Phục Hồi Chức Năng Bong Gân
-
Tổng Quan Về Bong Gân Và Các Tổn Thương Phần Mềm Khác
-
Bong Gân Cổ Chân: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Nhanh Khỏi Nhất | ACC
-
Những điều Cần Làm Khi Bị Bong Gân - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Bị Bong Gân Bao Lâu Thì Khỏi? Điều Trị Bong Gân Hiệu Quả
-
Bong Gân Cổ Chân - Hello Bacsi
-
Bong Gân Bàn Chân Thường Gặp ở Những Người Chơi Thể Thao