Phải Làm Gì Khi Con Gái Khóc?

Hôm nay đang ngồi thêm 1 số case cho khóa học text god – đưa nàng lên giường bằng tin nhắn thì mình nhận được inbox của 1 bạn học viên đăng ký gói VIP nhờ tư vấn làm sao để an ủi bạn gái của cậu ấy khi cô ấy khóc. Hôm qua bạn gái của cậu ta gặp chuyện buồn và khóc nhưng cậu ta không biết phải cư xử, an ủi như thế nào để cô ấy hết khóc. Sau khi tư vấn khoảng 1 tiếng cho cậu ta thì Khoa Pua nảy ra ý định tạo 1 bài viết giúp các chàng trai tự biết phải làm gì khi con gái khóc mà không cần inbox hỏi mình. Let ‘s go!

3 sai lầm phổ biến khi dỗ dành con gái khóc

3 sai lầm này đàn ông thường sẽ mắc phải nhất khi dỗ dành người yêu khóc. Hãy xem mình có nằm trong số đó không nhé.

1) Đùa, hoặc nói gì đó hài hước để hy vọng cô ấy sẽ hết khóc

Đó thường là cách đàn ông làm với nhau. Khi ai đó buồn, bạn sẽ đùa, hoặc nói gì đó hài hước để người kia bật cười. Thế là nỗi buồn tạm thời được quên đi. Đúng chứ?

Đừng làm vậy với phụ nữ!

“Vậy thì từ giờ Milk có nickname mới: Milk một tai.”

Nếu nói như vậy, câu tiếp theo mà bạn nhận được thường sẽ là như thế này.

“Đùa, em muốn đấm vào mặt anh. Nếu không nói được gì tử tế thì đừng có mà nói.”

Tiếp đến là câu chuyện người yêu khóc to hơn.

2) Nói không sao đâu, có làm sao đâu khi người yêu khóc

Nói “không sao đâu”, “có làm sao đâu nhỉ”, “việc ấy có gì đâu” mà em phải khóc? Đó là cách nhanh nhất để nước mắt cô ấy dàn dụa hơn.

3) Cố gắng giải quyết vấn đề hộ cô ấy

Cuối cùng đó là lỗi thường xuyên gặp nhất, đó là cứ nói quanh về vấn đề cô ấy gặp phải.

“Đấy, anh đã bảo rồi. Đừng thả con này ra. Nó hay chạy linh tinh lắm.”

Khỏi phải nói, hệ quả thì bạn cũng tự hiểu như thế nào rồi đúng không?

Đó là 3 sai lầm khi dỗ dành người yêu khóc. Còn bây giờ sẽ tới 8 việc bạn cần làm khi dỗ dành người yêu khóc.

8 việc bạn cần làm khi dỗ dành con gái khóc

1) Đánh giá tình hình. 

Có vô số nguyên nhân khiến phụ nữ khóc, chẳng hạn như đau buồn vì sự ra đi của ai đó, căng thẳng, bệnh tật hoặc thậm chí niềm vui. Trước khi hành động, bạn nên xem xét tình huống và cân nhắc liệu việc an ủi người ấy ngay lúc này có phù hợp hay không. Sau đây là vài tình huống mà bạn không nên an ủi người ấy:

  • Khi bạn cũng bị ảnh hưởng bởi tình huống khiến cô ấy không vui. Nếu bạn cũng bị sốc, bị làm phiền hoặc bị tổn thương bởi tình huống khiến cô ấy khóc, bạn đang ở vị trí không phù hợp để giúp đỡ người ấy. Trong trường hợp này, bạn nên tìm sự hỗ trợ khác để giúp bạn và cô ấy đối mặt với sự việc đang diễn ra.
  • Khi cô ấy khóc vì niềm vui. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thực sự chắc chắn vì sao người đang vui có thể khóc một cách mất kiểm soát như người đang sợ hãi hoặc buồn bã. Khi bạn gặp tình huống này, việc chúc mừng bạn bè hoặc người yêu sẽ thích hợp hơn việc cố gắng dỗ dành cô ấy!
  • Khi cô ấy khóc trong trận cãi nhau với bạn. Trước khi vỗ về cô ấy, bạn cũng cần lấy lại bình tĩnh trong chốc lát để đảm bảo cuộc tranh luận không tiếp diễn một lần nữa.

2) Nếu không giỏi dỗ dành, tốt nhất đừng mở miệng ra

Không phải ai cũng giỏi dỗ dành, đúng chứ? Trước đây tôi cũng vậy. Tôi cũng mắc phải những sai lầm kể trên để có thể viết được những dòng tiếp theo bên dưới.

Nếu không giỏi dỗ dành, không biết nói gì khi người yêu khóc, tốt nhất đừng mở miệng ra làm gì.

Thay vào đó, bạn có thể dỗ dành bằng cách ở đó lắng nghe. Khi thút thít bạn vẫn ở đó lắng nghe. Khi nức nở hơn, bạn vẫn ở đó lắng nghe. Hãy để cô ấy nói, để cô ấy kể hết cho bạn biết chi tiết sự việc. Thi thoảng vỗ vai và hỏi để cô ấy tiếp tục nói.

Lưu ý: Đừng tìm cách ôm hay vuốt đầu vuốt tóc như trong phim. Khi nào cô ấy muốn dựa hay muốn bạn ôm. Cô ấy sẽ phát ra tín hiệu đủ để bạn nhận biết.

3) An ủi cô ấy

Hãy cố gắng vỗ về người phụ nữ đang khóc, trừ khi có lý do chính đáng để bạn không làm điều đó. Việc bạn phớt lờ người đang khóc có thể khá nguy hại đối với trạng thái tinh thần của người ấy. Hành động an ủi của bạn sẽ giúp cô ấy nguôi ngoai và thắt chặt tình cảm giữa hai người.

4) Trở thành người biết lắng nghe. 

Đây là lời khuyên quen thuộc nhưng không bao giờ thừa. Khóc cũng là một hình thức giao tiếp quan trọng, và bạn nên chú ý lắng nghe điều cô ấy muốn thổ lộ. Hãy lắng nghe một cách chú tâm, chẳng hạn như dùng lời lẽ thể hiện sự đồng cảm với người đang khóc và tránh ngắt lời khi họ đang nói. Để trở thành người biết lắng nghe, bạn chỉ cần để cô ấy bộc lộ cảm xúc và toàn tâm toàn ý ở bên cô ấy.

  • Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng an ủi không phải là cố gắng thay đổi cảm xúc của người khác.
  • Cẩn thận để cuộc trò chuyện không tập trung vào bạn vì đây là chuyện đang xảy ra với cô ấy. Đừng nhìn nhận sự việc từ vị trí của bạn. Kể cả khi cô ấy không cư xử như bạn, điều đó không có nghĩa là cô ấy không đáng được an ủi hoặc cô ấy đáng phải nhận nỗi buồn.
  • Tránh nói những câu như “Nếu anh là em thì…”, “Em đã thử…chưa?” hoặc “Khi gặp chuyện như em, anh đã không làm quá lên như thế”.

5) An ủi bằng bằng cử chỉ không lời. 

Người đang khóc cũng có thể dễ dàng cảm thấy được an ủi khi bạn dùng cử chỉ an ủi thay vì lời nói. Cái gật đầu, biểu cảm khuôn mặt phù hợp, ánh mắt và cách bạn nghiêng người về phía cô ấy có thể giúp nàng nhận ra sự lo lắng và quan tâm của bạn.

  • Mặc dù việc đưa khăn giấy đôi khi được hiểu là cử chỉ quan tâm, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu thể hiện rằng bạn muốn người ấy nín khóc. Do đó, bạn chỉ nên làm việc này khi người đang khóc cần khăn giấy hoặc có vẻ như đang tìm khăn giấy.

6) Nói là anh sẽ không rời đi

Khi người yêu khóc trước mặt bạn, là cô ấy muốn khóc trước mặt bạn. Không phải khóc một mình!

Thế nên, đừng có dỗ dành được tý rồi bảo anh có việc, thằng A, thằng B đang gọi, vân vân và mây mây.

Hãy nói rằng, “Em biết không? Anh sẽ ở đây. Anh sẽ không đi đâu cho đến khi em vui vẻ trở lại.”

Nói như vậy để cô ấy biết được bạn đang cảm thông với tình huống gặp phải. Và bạn rất biết cách quan tâm tới người yêu mình.

7) Đề nghị giúp đỡ thay vì giải quyết vấn đề. 

Bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình huống muốn giải quyết sự việc theo cách mà bạn nghĩ là tốt nhất. Tuy nhiên, có lẽ cô ấy không muốn giúp đỡ hoặc không cần thứ mà bạn nghĩ cô ấy cần. Bạn nên tránh làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn. Hãy kiềm chế mong muốn giải quyết vấn đề khi việc bạn nên làm là giúp cô ấy vượt qua cảm giác đau buồn.

  • Cho cô ấy biết rằng bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ, nhưng đừng cố ép cô ấy nhận sự giúp đỡ của bạn. Đôi khi cách giúp đỡ mà cô ấy cần chỉ là được trò chuyện với ai đó. Thường thì lắng nghe là cách tốt nhất để an ủi người khác.
  • Đặt những câu hỏi mở để biết cô ấy có cần giúp đỡ hay không. Những câu hỏi như “Anh có thể làm gì để giúp đỡ em?” hoặc “Anh thực sự rất muốn giúp đỡ–vậy anh có thể làm gì để mọi việc tốt hơn?” là vài câu mở lời hiệu quả để biết cô ấy muốn bạn giúp đỡ theo cách nào.
  • Đôi khi người đang buồn phiền thường cảm thấy rối bời và không biết bạn nên làm gì để giúp đỡ họ. Trong trường hợp này, hãy thử liệt kê vài việc mà bạn có thể làm để giúp cô ấy cảm thấy tốt hơn. Ví dụ, bạn sẽ hỏi xem cô ấy có muốn ra ngoài ăn kem không, hoặc liệu cô ấy có muốn bạn đến gặp vào một thời điểm khác và chuẩn bị một bộ phim để cả hai cùng xem. Bạn cần để ý xem cô ấy có phản hồi tích cực với gợi ý nào.

8) Giúp đỡ vào thời điểm thích hợp. 

Mặc dù giải quyết vấn đề không phải là việc đầu tiên mà bạn nên làm, nhưng bạn có thể làm những việc cụ thể khác để xoa dịu nỗi đau của cô ấy. Nếu bạn có thể giúp cô ấy trút bỏ gánh nặng và có vẻ như nàng cũng muốn bạn làm điều đó, hãy chủ động những việc trong khả năng của bạn.

  • Ví dụ, nếu cô ấy khóc vì căng thẳng trong công việc, bạn có thể đề nghị giúp đỡ việc nhà để nàng có thời gian tập trung vào công việc. Nếu cô ấy khóc vì cãi nhau với một người bạn, hai người có thể cùng nhau trao đổi cách hàn gắn mối quan hệ đó.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về tâm lý phụ nữ để dễ dàng chinh phục họ, hãy tham khảo các khóa học tán gái online bên dưới nhé. Khóa học là những gì tinh túy nhất của hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hẹn hò và phát triển bản thân của mình, nơi tụ hội của hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước Việt Nam!

Từ khóa » Cách Dỗ Gái Khi Khóc