Phải Làm Gì Khi Lẹo Mắt Mưng Mủ | TCI Hospital

Trên thực tế, phần nhân của lẹo sẽ có mủ dù ít hay nhiều. Nhưng trong trường hợp lẹo mắt mưng mủ quá nhiều, dẫn đến kích thước lẹo bị to, ảnh hưởng đến thị lực thì khi đó bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và có cách xử lý thích hợp.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Lẹo mắt là gì?
  • 2. Lẹo mắt biểu hiện như thế nào?
  • 3. Các dạng lẹo mắt thường gặp
  • 4. Cách chữa trị lẹo mắt mưng mủ
    • 4.1. Cách chữa trị khi lẹo bị mủ ít
    • 4.2. Cách chữa trị khi lẹo bị mủ nhiều
  • 5. Cần làm gì để ngăn lẹo mắt bị mủ nhiều hơn?
    • 5.1. Sinh hoạt khi bị lẹo
    • 5.2. Chế độ ăn uống khi bị lẹo mắt mưng mủ
  • 6. Cách phòng chống lẹo mắt.

1. Lẹo mắt là gì?

Là sự phát triển vi khuẩn ở chân lông mi, khi bị lẹo chúng ta sẽ thấy mí mắt sưng, đỏ và cảm thấy hơi đau ngứa. Sau đó, chỗ sưng sẽ xuất hiện một cục như cục mụn, thông thường sẽ bằng hạt gạo. Nếu lẹo mắt bị mưng mủ nhiều hơn sẽ khiến vết thương bị sưng to hơn.

Lẹo mắt mưng mủ

Lẹo mắt mưng mủ là một bệnh phổ biến, gây khó chịu cho cả trẻ em và người lớn

Vị trí mọc của lẹo là tại bờ mi ngay sát chân mí. Nếu lẹo nhẹ và biết cách chăm sóc, vết thương sẽ đỡ dần sau 5 đến 7 ngày. Sau khi bị lẹo, bạn vẫn cần biết cách phòng tránh, nếu không sẽ tái phát.

2. Lẹo mắt biểu hiện như thế nào?

Không chỉ mất thẩm mĩ trên gương mặt, lẹo mắt còn làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày bởi:

– Phần sưng đỏ gây đau nhức 1 phần hoặc toàn bộ mí mắt

– Gây cản trợ thị lực, bị mờ một phần ở vết sưng

– Cảm giác trong mắt khó chịu Có cảm giác khó chịu trong mắt

– Khi ra ngoài nắng hoặc ở nơi nhiều ánh sáng sẽ cảm thấy nhạy cảm

– Đôi khi sẽ bị chảy nước mắt

3. Các dạng lẹo mắt thường gặp

– Lẹo mắt trong: Lẹo này nằm ở vị trí trong mi mắt, phía bên phần đĩa sụn. Khi lật mi của người bệnh chúng ta mới thấy được lẹo này. Nguyên nhân gây ra lẹo này do mi mắt bị nhiễm trùng tuyến nhầy. Bác sĩ nhận định lẹo mắt trong thường diễn ra nặng hơn so với các loại lẹo khác và hay tái phát lại. – Lẹo ngoài mắt: Lẹo ngoài mắt nhìn như một cục mụn viêm nhỏ. Nguyên nhân gây ra lẹo này do nang lông mi bị nhiễm trùng. Đây thường là loại lẹo gây mưng mủ nhiều nhất. – Đa lẹo: Đây là loại lẹo xuất thiện trên cả mí trên và mí dưới, thậm chí ở cả hai mắt. Đặc điểm nổi bật của lẹo này là có nhiều đầu lẹo trên mi.

4. Cách chữa trị lẹo mắt mưng mủ

Tùy từng trường hợp lẹo bị mủ ít hay mủ nhiều mà chúng ta có cách chữa trị như sau:

4.1. Cách chữa trị khi lẹo bị mủ ít

Khi lẹo bị mủ ít, chúng ta sẽ cảm thấy không quá đau đớn và khó chịu. Cách chữa cũng rất đơn giản và có thể làm tại nhà bằng các nguyên liệu và đồ vật quen thuộc.

Đầu tiên bạn nên làm sạch phần bị viêm bằng nước muối. Mỗi ngày 3 lần và lặp lại trong 5-7 ngày. Lưu ý nên rửa thật nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc bông tiệt trùng để tránh ảnh hưởng đến vết thương.

Giảm triệu chứng Lẹo mắt

Chườm nóng là một cách hữu hiệu giúp loại bỏ cảm giác đau nhức của lẹo mắt mưng mủ

Sau đó, hãy làm dịu mắt và tiêu mủ bằng túi lọc trà hoặc khăn mềm và nước ấm. Dùng túi lọc trà hoặc khăn mềm nhúng và nước ấm và vắt kiệt nước rồi áp lên mắt. Mỗi ngày bạn nên làm từ 3-5 lần. Điều quan trọng của cách này là bạn căn được độ ấm, đừng dùng nước quá nóng hoặc quá nguội sẽ khiến leo mắt bị tổn thương hơn hoặc không hiệu quả.

4.2. Cách chữa trị khi lẹo bị mủ nhiều

Khi lẹo mắt mưng mủ nhiều, giảm thị lực và ảnh hưởng quá lớn vào sinh hoạt hàng ngày, bạn nên thăm khám bác sĩ để có chỉ định đúng nhất. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định 1 hoặc cả ba cách sau, tùy vào mức độ nghiêm trọng của lẹo.

– Sử dụng thuốc kháng sinh: Người bệnh sẽ được bác sĩ kê một số loại kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi để tránh hoặc ngăn chặn nhiễm trùng và một số loại thuốc như thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt polymyxin.

– Trích lẹo mắt hay còn được gọi là tiểu phẫu lẹo. Khi lẹo mắt to, gây ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực và đau đớn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu rạch mụn lẹo để lấy mủ.

– Trong vài trường hợp, bệnh nhân đau quá mức, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong thời kỳ bị bệnh.

5. Cần làm gì để ngăn lẹo mắt bị mủ nhiều hơn?

Khi bị lẹo, bạn cần để ý hơn đến sinh hoạt và chế độ ăn uống để tránh lẹo mắt phát triển nặng thêm, gây biến chứng và để lại sẹo.

5.1. Sinh hoạt khi bị lẹo

Về sinh hoạt trong thời gian bị lẹo mắt sưng mủ bạn cần:

– Ngủ đúng giờ.

– Không dùng các thiết bị điện tử quá nhiều

– Không tập thể dục mạnh gây đổ nhiều mồ hôi dẫn đến nhiễm trùng.

5.2. Chế độ ăn uống khi bị lẹo mắt mưng mủ

Chế độ ăn uống là điều bạn cần để ý nhiều trong giai đoạn này:

– Tránh ăn đồ cay nóng.

– Tránh uống rượu bia gây nóng trong.

– Tránh những thực phẩm gây mưng mủ như xôi, nếp.

Chế độ ăn khi bị Lẹo mắt

Nên ăn các thực phẩm tươi mát, giàu vitamin trong thời gian chữa trị

6. Cách phòng chống lẹo mắt.

Là một bệnh do nhiễm trùng, để ngăn lẹo mắt mưng mủ cần thực hiện những thói quen không gây nhiễm khuẩn

– Luôn rửa tay đúng các và thường xuyên.

– Không dụi mắt bằng tay.

– Tránh những nơi có ô nhiễm, khói bụi.

– Đeo kính và khẩu trang mỗi khi cần làm việc trong môi trường không khí không trong lành.

– Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người vừa bị lẹo/có tiền sử bị lẹo.

– Nên tẩy trang sạch sẽ bằng nước chuyên dụng vào cuối ngày

– Dùng sản phẩm về mắt như kẻ mắt, phấn mắt, mascara, dưỡng mắt đúng hạn sử dụng.

Phòng lẹo mắt

Rửa tay đúng cách và thường xuyên giúp loại bỏ các mầm bệnh truyền nhiễm

Mắt là cơ quan nhạy cảm, bởi vậy các bệnh về mắt cần ngăn ngừa và phát hiện sớm. Để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” bạn nên thường xuyên khám sức khỏe mắt định kỳ. Bên cạnh đó bạn cũng cần có tìm những cơ sở uy tín và nhiều máy móc thiết bị hiện đại để thăm khám.

Tại chuyên khoa Mắt của Hệ thống Thu Cúc TCI, khi thăm khám khách hàng có thể chủ động đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó với đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm cùng nhân viên y tế luôn tận tâm, Thu Cúc là địa điểm chăm sóc mắt an tâm của mọi khách hàng.

Từ khóa » Cách Chữa Mụn Lẹo ở Mí Mắt