Phải Làm Gì Khi Xuất Hiện Những Cục U, Bướu Trên Cơ Thể? - AFamily

Fanpage Afamily
  • Dr. Blue
  • HOUSE N HOME
  • Nền Tảng Hạnh Phúc
  • Ấn phẩm House n Home
  • Hậu trường
  • Lifestyle
  • Xã hội
  • Thế giới quanh ta
  • Đẹp
  • Mẹ & Bé Mang thai sau sinh
    • 40 tuần thai kỳ
    • Dinh dưỡng mang thai
    • Rắc rối khi mang thai
    • Địa chỉ khám thai
    • Chuyện đi đẻ
    • Sau khi sinh
    Trẻ từ 0-1 tuổi
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Trẻ sơ sinh
    • Lịch tiêm chủng cho trẻ
    • Luyện ngủ cho con
    • Cho con ăn dặm
    Trẻ từ 1-3 tuổi
    • Phát triển chiều cao
    • Giúp bé tăng cân
    • Sức khỏe trẻ em
    • Khủng hoảng tuổi lên 2
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    Trẻ từ 3-6 tuổi
    • Phát triển vận động cho bé
    • Dạy con thông minh
    • Cảnh báo tai nạn trẻ em
    • Tâm Lý Trẻ Nhỏ
    • Chơi với con
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Yêu
  • Sức khỏe iconSức khỏe sinh sản
    • Khả năng sinh sản
    • Bệnh phụ khoa
    • Hiếm muộn
    iconSức khỏe tình dục
    • Chuyện phòng the
    • Bệnh tình dục
    • Nhu cầu sinh lý
    iconBệnh văn phòng
    • Bệnh xương khớp
    • Bệnh về mắt
    • Bệnh về da
    • Bệnh tiêu hóa
    iconPhòng bệnh
    • Thực phẩm phòng bệnh
    • Thói quen có lợi
    • Thói quen có hại
    iconSức khỏe giới tính
    • Chu kì kinh nguyệt
    • Đặc điểm sinh lý
    • Rối loạn nội tiết
  • Tiêu dùng
  • Mua sắm
  • Ăn ngon món ngon từ thịt gà iconKhéo tay
    • May vá
    • Tự làm thiệp
    • Cách cắm hoa đẹp
    • Cắt tỉa hoa quả
    • Hướng dẫn làm phụ kiện
    món ăn mùa đông iconTheo thực phẩm
    • Món ăn từ thịt gà
    • Món ăn từ thịt heo
    • Món ăn từ rau củ
    • Món ăn từ tôm
    • Món ăn từ trứng
    sinh tố đẹp da iconTheo cách chế biến
    • Món xào
    • Món nướng
    • Món kho
    • Món hấp
    • Món chiên
    iconTheo văn hóa
    • Món ăn Ý
    • Món ăn Hàn Quốc
    • Món ăn nhật bản
    • Món ăn thái lan
    • Món ăn pháp
    iconMón ăn theo bữa
    • Món khai vị
    • Món chính
    • Món ăn kèm
    • Món canh
    • Điểm tâm
    iconLàm bánh
    • Bánh cupcake
    • Bánh mỳ
    • Làm bánh không cần lò nướng
    • Bánh truyền thống
    • Các loại bánh khác
  • Tâm sự
    • Hậu trường

      • V-Biz
      • Quốc tế
      • Hoa hậu
    • Xã hội

      • Thời sự
      • Nóng trên mạng
      • Phóng sự
    • Đẹp

      • Beauty
      • Fashion
      • Fitness
      • Make up
    • Giải trí

      • Phim truyền hình
      • TV Show
      • Âm nhạc
      • Phim bộ online
    • Thế giới quanh ta

      • Lật lại kỳ án
      • Danh gia vọng tộc
      • Big stories
      • Lạ & Fun
      • Người Việt ở nước ngoài
    • Lifestyle

      • Ăn gì
      • Lối sống
      • Du lịch
      • Women Guru
      • Hot Family
      • Chữa lành
      • Nhân vật
    • Ăn ngon

      • Khéo tay
      • Tôi vào bếp
      • Mẹo vặt
    • Sức khỏe

      • Tin y tế
      • Sống khỏe
      • Phòng chữa bệnh
      • Phẫu thuật thẩm mỹ
      • Bệnh phụ nữ
      • Bệnh phòng the
      • Sức khỏe trẻ em
      • Tư vấn
    • Mẹ & bé

      • Mang thai và sinh con
      • Nuôi dạy con cái
      • Chia sẻ kinh nghiệm
    • Giáo dục

      • Dạy con
      • Học đường
    • Tiêu dùng

      • Thị trường
      • Chi tiêu
      • Ngắm
      • Mua nhà
      • Tậu xe
    • Yêu

      • Cặp đôi
      • Hẹn hò
      • Chuyện gia đình
      • Chuyện yêu
    • Tâm sự

      • Tổng đài trái tim
      • Gác truyện
    • Video

    Nhóm chủ đề
    • EmagazineEmagazine
    • Là NhàLà Nhà

    Tải app

    • iOS
    • Android

    Fanpage

    Liên hệ
    • Quảng cáo
  • Sức khỏe
  • Tin y tế
  • Sống khỏe
  • Phòng chữa bệnh
  • Phẫu thuật thẩm mỹ
  • Bệnh phụ nữ
  • Bệnh phòng the
  • Sức khỏe trẻ em
  • Tư vấn
Phải làm gì khi xuất hiện những cục u, bướu trên cơ thể? Huyền Nguyễn, 07:35 25/09/2016 Chia sẻ Thích0

Nếu phát hiện thấy có cục u nổi trên người, bạn đừng vội lo lắng. Hãy nhanh chóng đi bệnh viện kiểm tra.

  • Bác sĩ cảnh báo tình trạng kháng kháng sinh nghiêm trọng ở VN
  • Cảnh báo nguy cơ cực kỳ nguy hiểm khi tự tiêm truyền tại nhà
  • Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra 3 điều mọi người nên biết về ung thư phổi
Có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nếu một cục u mới xuất hiện bên trên hoặc dưới da. Nhưng không phải cục u nào cũng đáng lo ngại. Vị trí cục u là điều bạn rất cần quan tâm.Nếu bạn để ý thấy một cục u mới, việc cần làm đầu tiên chắc chắn là đi kiểm tra ở bệnh viện. Theo bác sĩ Timothy Wollner, Trung tâm Y tế Đại học Rush, một bác sĩ có kinh nghiệm đã nhìn và cảm thận hàng ngàn cục u, bướu phổ biến và vô hại. Họ cũng có thể đã nhìn thấy hàng trăm, thậm chí nhiều hơn, những khối u cục hiếm gặp và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ”.Vị trí của một khối u, bướu – cùng việc việc trông nó thế nào và chạm vào nó có cảm giác ra sao – luôn là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết nó có thể là gì và liệu có thích hợp để đề nghị bệnh nhân tìm gặp chuyên gia hay không.Dưới đây là những điều bạn cần biết khi khối u xuất hiện ở các bộ phận cơ thể:cục u trên cơ thể1. Trên nửa thân trên hoặc cổ- Cảm giác: Một cục mềm, có thể di chuyển nằm ngay dưới da nhưng không đau khi chạm vào.- Có thể là: Một u mỡ – là khối u lành tính nằm trong các tế bào mỡ dưới da. U mỡ có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất ở phần thân trên và cổ.- Gợi ý biện pháp điều trị: Không cần thiết phải điều trị, trừ phi u mỡ gây khó chịu hoặc bản cảm thấy nó trông thật khó coi và muốn đi phẫu thuật cắt bỏ. U mỡ không tiến triển thành ung thư.2. Trên lưng, ngực hay vai- Cảm giác: Một cục u rắn chắc, trơn nhẵn và không đau khi chạm vào.- Có thể là: Một u nang bã nhờn (một túi nhỏ chứa đầy sebum – chất nhờn giúp tạo độ ẩm cho tóc và da của bạn) hay u nang biểu bì (một cục u chứa tế bào da và protein).- Gợi ý biện pháp điều trị: Không cần điều trị, trừ phi u nang đó dần to ra, trở nên đau hoặc bắt đầu mất nước. Trong trường hợp này, bạn có thể cần kháng sinh hoặc một quy trình điều trị ngoại trú để làm khô khối u đó. Có thể bị cảm giác nặn cục u đó thôi thúc nhưng tuyệt đối không được tự mình làm việc ấy. Làm rách da có thể dẫn tới nhiễm trùng.3. Trên cổ tay, bàn chân hay mắt cá chân- Cảm giác: Một cục u mềm, chứa đầy dịch, không di chuyển và có thể tăng, giảm kích cỡ tùy từng giai đoạn.- Có thể là: Một nang hạch, gây ra bởi hiện tượng dồn ứ hoặc rò rỉ dịch khớp.- Gợi ý biện pháp điều trị: Không cần điều trị trừ phi cục u đó trở nên đau, can thiệp vào hoạt động của khớp hoặc thực sự xấu xí. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên tìm gặp một bác sĩ phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rút dịch khỏi u nang đó bằng một cây kim hoặc nếu nó không mất đi, sẽ tiến hành biện pháp phẫu thuật cắt bỏ.cục u trên cơ thể4. Trên cổ- Cảm giác: Một cục u mềm bên dưới hàm hoặc sau tai.- Có thể là: Một hạch bạch huyết bị sưng. Hạch bạch huyết giúp lọc độc tố và chống lại sự nhiễm trùng. Nếu nó bị sưng lên khi bạn bị cảm hoặc bị virus tấn công thì cũng là chuyện bình thường. Khi phát hiện ra, hạch bạch huyết lành tính sẽ thu nhỏ trở lại. Bạn cũng có thể thấy hạch bạch huyết ở vùng nách hoặc háng.- Gợi ý biện pháp điều trị: Nếu hạch bạch huyết trở nên đau, tiếp tục sưng hoặc không giảm về kích cỡ sau một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể cần đi xét nghiệm để chẩn đoán chính xác điều gì đang xảy ra. Những hạch bạch huyết sưng liên tục, đặc biệt khi đi cùng các triệu chứng khá như ho, giảm cân hay mệt mỏi, có thể là dấu hiệu của những bệnh như ung thư phổi hay ung thư hạch bạch huyết.5. Trên tai, môi, ngực hay bất cứ vị trí nào tiếp xúc với ánh mặt trời- Cảm giác: Một cục u nhỏ, bóng giống như một nốt ruồi hay mụn.- Có thể là: Bệnh ung thư tế bào đáy, là một dạng ung thư da tiến triển chậm do tiếp xúc với ánh mặt trời.- Gợi ý biện pháp điều trị: Bạn có thể đi gặp bác sĩ da liễu để lấy sinh thiết cục u đó. Một mẫu da nhỏ sẽ được tách ra và đưa tới phòng thí nghiệm để đánh giá. Biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc và kích thước và vị trí của ung thư tế bào đáy, có thể bao gồm cả phẫu thuật, xạ trị hoặc/và dùng thuốc.6. Trên ngực- Cảm giác: Từ dạng cục u sờ vào có cảm giác giống cao su, di chuyển được, tới dạng túi bã nhờn chứa đầy dịch hay một cục u đặc, rắn, có hình dạng không cố định. Tự kiểm tra ngực hàng tháng là cách tốt nhất để bạn biết mọi chuyện có bình thường không và nhanh chóng phát hiện ra bất cứ dấu hiệu khác thường nào. Bác sĩ có thể cho bạn đi chụp quang tuyến vú và biện pháp này rất tốt vì nó giúp phát hiện ra khối u trước khi bạn có thể cảm nhận được.- Có thể là: Một u nang hay một khối u đặc có tên u xơ tuyến vú. Như 80% các u cục ở vú, loại u xơ tuyến vú này là lành tính. Tuy nhiên, ung thư vú cũng có thể xuất hiện dưới dạng một cục u. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi cảm thấy có cục u mới trên ngực. Phần lớn, nhưng không phải tất cả cục u của ung thư vú không gây cảm giác đau khi sờ vào.- Gợi ý biện pháp điều trị: Nếu bạn trên 30 tuổi, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi làm thêm một số xét nghiệm để có thể đánh giá chi tiết tình trạng sức khoẻ của bạn, bao gồm cả chụp quang tuyến vú, siêu âm hoặc/và lấy sinh thiết. Nếu bạn còn là thiếu niên hoặc trong độ tuổi 2, bác sĩ có thể khuyên bạn đợi 1 hay 2 chu kỳ kinh nguyệt để xem liệu cục u đó có biến mất không.cục u trên cơ thểLưu ý đặc biệtNgay cả khi bạn cho rằng một cục u, bướu mới xuất hiện không có gì đáng lo ngại, bạn nên tới bệnh viện ngay để kiểm tra – bất chấp vị trí của cục u, bướu đó là ở đâu trên cơ thể – nếu câu trả lời của bạn là “có” với một trong những câu hỏi sau:- Cục u đó có đang to dần ra?- Cục u đó có cứng và không dịch chuyển?- Cục u đó có tạo cảm giác đau hoặc mềm đi khi bạn sờ vào?- Cục u đó có đỏ, ngứa hay viêm đau?Sự thật là phần lớn u bướu không phải nguyên nhân gây ung thư. Nhưng việc thực sự quan trọng bạn cần làm để giải toả mọi lo lắng là đi khám bác sĩ ngay. (Nguồn: Rush) Chia sẻ Thích0
  • ung thư
  • khối u
  • cảnh báo sức khỏe
  • cục u

Từ khóa » Nổi Cục Cũng ở Lưng