Phải Làm Sao để Cải Thiện Tình Trạng Liệt Dây Thần Kinh Số 7?

1. Những nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

Dây thần kinh số 7 rất quan trọng vì nó đảm nhiệm rất nhiều chức năng liên quan đến vị giác, cảm giác và vận động. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7:

- Phần lớn những trường hợp bị bệnh là do tình trạng nhiễm lạnh đột ngột, bị cảm cúm không được điều trị đúng cách, do nhiễm virus,… Đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và có thể làm tổn thương dây thần kinh số 7.

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt mặt có thể gặp ở hầu hết mọi đối tượng

Liệt dây thần kinh số 7 hay còn gọi là liệt mặt có thể gặp ở hầu hết mọi đối tượng

- Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do một số chấn thương ở vùng mặt, sọ, vùng thái dương hay xương chũm, bệnh nhân bị viêm tai mũi họng nhưng không được điều trị hiệu quả. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ gây bệnh là tiểu đường, xơ vữa động mạch hay bệnh huyết áp.

Những đối tượng dưới đây nên cẩn trọng hơn với bệnh liệt dây thần kinh số 7:

- Những trường hợp bị suy giảm hệ miễn dịch.

- Phụ nữ đang mang thai.

- Người thường xuyên phải thức khuya để làm việc, hoặc thức khuya do căng thẳng, mất ngủ,…

- Người thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm.

- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia.

- Bệnh nhân mắc một số bệnh lý như xơ vữa động mạch, huyết áp,…

2. Một số triệu chứng của bệnh liệt dây thần kinh số 7

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 hay liệt mặt có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

- Khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép dẫn đến sưng viêm, tổn thương, bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như mặt bị xệ khác với bình thường, miệng của bệnh nhân bị méo hẳn sang một bên, khó khăn khi uống nước (nước thường bị trào ra ngoài), mí mắt ở phần mặt bị liệt không thể nhắm kín lại,..

Miệng của bệnh nhân bị méo hẳn sang một bên

Miệng của bệnh nhân bị méo hẳn sang một bên

- Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị liệt đột ngột dẫn tới tình trạng yếu hẳn một bên mặt khiến các hoạt động như nói, cười cũng trở nên rất khó khăn. Bệnh nhân còn có thể kèm theo tình trạng đau phía trong tai và có cảm giác nhức đầu.

- Ngoài ra, bệnh nhân còn bị mất vị giác, mất cảm giác nước mắt, lượng nước bọt của bệnh nhân tăng lên khi ăn uống và nói chuyện.

Để chẩn đoán bệnh liệt dây thần kinh số 7, ngoài dựa vào các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện cộng hưởng từ MRI, đo điện thần kinh - cơ để đánh giá được mức độ tổn thương thần kinh. Đối với một số trường hợp có thể được chỉ định xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để xác định bệnh do tình trạng nhiễm trùng hay rối loạn tăng sinh bạch cầu huyết, đường huyết khi đói,… Ngoài ra, một số trường hợp bị liệt mặt 2 bên, còn có thể được chỉ định phân tích dịch não tủy,…

3. Phải làm sao để khắc phục tình trạng liệt dây thần kinh số 7

3.1. Một số biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh

Những trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 nhưng không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ, do đó bệnh nhân luôn cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt bệnh nhân cũng gặp nhiều khó khăn khi thể hiện cảm xúc.

Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể kể đến như:

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được khắc phục sớm

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được khắc phục sớm

- Gây ra một số biến chứng về mắt như tình trạng viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm kết mạc, lộn mí,… Để phòng ngừa biến chứng này, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp như đeo kính hoặc tùy vào từng trường hợp có thể khâu một hay toàn bộ phần sụn mí.

- Một số trường hợp nặng có thể gặp phải chứng co thắt nửa mặt.

- Đồng vận: Đây là biến chứng rất khó có thể chữa được dứt điểm mà người bệnh chỉ có thể giảm triệu chứng bằng cách áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng. Triệu chứng này là tình trạng co cơ không tự chủ xảy ra cùng với hoạt động tự chủ, chẳng hạn như khi người bệnh nhắm mắt, mép sẽ bị kéo lại.

- Hội chứng nước mắt cá sấu: Dù ít gặp nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Triệu chứng thường gặp của hội chứng nước mắt cá sấu là chảy nước mắt trong lúc ăn.

3.2. Liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi được không?

Có thể chữa khỏi bệnh liệt dây thần kinh số 7 hay không cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những trường hợp bị bệnh nhưng được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể được chữa khỏi bệnh chỉ sau vài tháng. Đồng thời những người trẻ tuổi thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn rất nhiều. Ở những trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi thì khả năng phục hồi sẽ kém hơn và chậm hơn, hầu hết bệnh nhân sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ rất khó hồi phục được hoàn toàn. Phần lớn bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng méo miệng khi cười hoặc gặp phải một số biến chứng như thoái hóa dây thần kinh hoặc bệnh tiến triển xấu vì điều trị không đúng cách.

3.3. Phương pháp điều trị bệnh

Liệt dây thần kinh số 7 thường được điều trị nội khoa. Các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc điều trị phù hợp để phục hồi chức năng của dây thần kinh, đồng thời kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp,..

Có thể điều trị bệnh bằng một số loại thuốc

Có thể điều trị bệnh bằng một số loại thuốc

Với những trường hợp nặng và do một số nguyên nhân như áp xe não, u não, viêm tai xương chũm,… bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa.

Các bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7 phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn, hướng dẫn chi tiết.

Từ khóa » Cách Chữa Méo Miệng Nhanh