Phải Xóa Bỏ Bao Cấp Trong Tư Duy - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Cần tiếp tục đổi mới sâu sắc hơn để tạo động lực mới cho phát triển. Trong ảnh: công nhân sơ chế xoài xuất khẩu sang Hàn Quốc tại Nhà máy Good Life (TP.HCM). Năm 2016, xuất khẩu rau quả đạt 2,42 tỉ USD, lần đầu tiên vượt qua xuất khẩu gạo - Ảnh: Trần Mạnh |
PGS.TS Lê Quốc Lý (phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên vụ trưởng Vụ
|
Tài chính - tiền tệ Bộ Kế hoạch - đầu tư) chia sẻ: “Tôi đồng ý với nhiều quan điểm của PGS Vũ Minh Khương trong bài viết “Hãy trỗi dậy, Việt Nam!”. Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam không tiến hành đổi mới lần 2 mà phải tiếp tục cuộc đổi mới đã và đang thực hiện suốt 30 năm qua”.
Tiếp tục đổi mới sâu sắc hơn
* Vì sao ông cho rằng không cần tiến hành đổi mới lần 2?
- Năm 1986, nước ta tiến hành đổi mới vì có bước ngoặt lịch sử để chuyển tuyệt đối từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Còn ngày nay, chúng ta cần tiếp tục đổi mới kinh tế sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn. Điểm nhấn của giai đoạn này chính là phải xóa bao cấp trong tư duy và đổi mới thể chế chính trị.
“Phải cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế để người dân thấy gắn bó mật thiết quyền lợi của bản thân với sự phát triển chung của đất nước. Thể chế kinh tế hiện tại vẫn còn nhiều khâu trói buộc mà người dân và ngay cả công chức chưa xả thân hết cho sự nghiệp chung |
PGS.TS Lê Quốc Lý |
Chúng ta kiên định với chế độ chính trị, kiên định theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhưng cơ cấu bộ máy chính trị bên trong phải thay đổi để không cản trở phát triển kinh tế.
Chúng ta nhất thiết phải đẩy mạnh giám sát chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tạo cơ chế kiểm soát quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và kiểm soát chính trong nội bộ các cơ quan đó. Không kiểm soát chặt chẽ, bộ máy rất dễ bị tha hóa.
Không có cách nào khác, chúng ta phải xây dựng bằng được một xã hội của nhân dân, trong đó cơ chế trọng tâm xã hội ấy phải có tiếng nói, sự giám sát của nhân dân bên cạnh sự đóng góp, sáng tạo của nhân dân.
* Có người đồng tình là cần một lời hiệu triệu để đồng lòng đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển trong 30 năm tới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chỉ cần lặng lẽ đổi mới, thay đổi từng chút như cách xây dựng Chính phủ kiến tạo sẽ thực chất hơn. Quan điểm của ông ra sao?
- Chúng ta đã có nhiều lời hiệu triệu, nhưng nếu không có giải pháp cụ thể thì không thể đạt mục đích.
Theo tôi, hãy hành động. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục đích cuối cùng của xã hội chúng ta. Phải làm thế nào để người dân giàu được, đất nước mạnh được, dân được dân chủ hơn, xã hội văn minh hơn, công bằng hơn bằng những chỉ số đo được.
Ví dụ GDP năm nay 200 tỉ USD thì mấy năm sau phải đạt 300 tỉ USD, thu nhập trung bình 2.000 USD/người/năm thì phải tăng lên 3.000-4.000 USD, hoặc mọi người có thể phát biểu bất kỳ điều gì mà với tinh thần đóng góp cho đất nước đều được trân trọng...
Chìa khóa để trỗi dậy
* Vậy theo ông, đâu là “chìa khóa” để “Việt Nam trỗi dậy”?
- Thực tế, dù đã tiến hành đổi mới 30 năm nhưng trong điều hành vẫn còn nhiều vấn đề mang dáng dấp của cách làm cũ. Quản lý hành chính vẫn còn nhiều quy định trói buộc sự phát triển.
Không nói đâu xa, gần đây khi bộ trưởng Bộ Công thương bãi bỏ quy định kiểm tra hàm lượng fomaldehyde trong vải và quy định trong khai báo hóa chất, doanh nghiệp đã tiết kiệm được hàng nghìn tỉ đồng và hàng vạn ngày công. Những loại quy định đấy còn rất nhiều ở các bộ.
Đáng lẽ phải đón nhận và hòa đồng thực sự với xu thế hội nhập mới có thể phát triển thì chúng ta vẫn giữ quá nhiều đặc điểm riêng biệt.
Quán tính của sự quan liêu, bao cấp vẫn còn gây trì trệ. Động lực cho phát triển gần như không còn. Vì vậy, không gì khác hơn là phải cải cách để tạo động lực mới cho phát triển.
Phải cải cách mạnh mẽ thể chế kinh tế để người dân thấy gắn bó mật thiết quyền lợi của bản thân với sự phát triển chung của đất nước.
Nền hành chính công minh bạch sẽ cho người dân thấy những nỗ lực, sự quyết tâm, sáng tạo của từng cá nhân ngoài việc đem lại lợi ích cho xã hội còn mang lại những giá trị thiết thực cho bản thân.
Thể chế kinh tế hiện tại vẫn còn nhiều khâu trói buộc mà người dân và ngay cả công chức chưa xả thân hết cho sự nghiệp chung.
Trong lịch sử, ở những giai đoạn khó khăn, cả nước đã đồng lòng xả thân vì nghiệp lớn, giành nhiều thắng lợi quan trọng trước những kẻ thù lớn mạnh. Lẽ ra hào khí, danh dự, lòng trọng nghĩa khí của người Việt phải được hun đúc lên, nhưng thực tế lại đang bị nguội lạnh.
Trước thềm năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rất quyết liệt đưa ra tinh thần một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động. Tôi rất tán thành với Thủ tướng, nhưng mong có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát đến nơi đến chốn để mệnh lệnh của người đứng đầu Chính phủ, những quyết sách, chỉ đạo của trung ương xuống được cơ sở, tránh tình trạng trên bảo, dưới không nghe. PGS.TS Lê Quốc Lý |
Từ khóa » Xoá Bỏ Bao Cấp Năm Bao Nhiêu
-
Thời Bao Cấp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Nam Xóa Bỏ Bao Cấp Năm Nào? Ai Là Người Xóa Bỏ Bao Cấp?
-
Các Kỳ Hội Nghị Đại Hội V Của Đảng: Xóa Bỏ Quan Liêu Bao Cấp ...
-
Bước Ngoặt Lịch Sử Năm 1986 - Báo Người Lao động
-
Thời Kỳ Bao Cấp Có Từ Khi Nào? - Bạn Nên Biết
-
Năm Mới, Nhớ Người Tiên Phong Xóa Bỏ Bao Cấp - VnExpress
-
Xóa Bỏ Sổ Hộ Khẩu - "di Sản" Hơn 50 Năm Thời Bao Cấp | VTC16
-
Bao Cấp Và Đổi Mới, 2 Cột Mốc Trong Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam - RFI
-
Đã Xóa Bỏ Chính Sách Bao Cấp Về Nhà ở
-
Kinh Tế Bao Cấp Là Gì? Các Hậu Quả Của Nền Kinh Tế Bao Cấp?
-
Đất Nước Qua 30 Năm đổi Mới - Kỳ 5: Bỏ Bao Cấp, đề Xuất Giá - Lương
-
Thời Bao Cấp - Giai đoạn Lịch Sử đáng Nhớ Của Người Việt
-
Đường Lối Kinh Tế Của Đảng Từ Khi đất Nước Hoàn Toàn Giải Phóng ...
-
1986 Diễn Ra ở Việt Nam. Từ “Thời Bao Cấp” Là Khái Niệm ... - Facebook