Phạm Đông Hồng – Wikipedia Tiếng Việt

Nghệ sĩ Ưu túPhạm Đông Hồng
Sinh(1955-12-12)12 tháng 12, 1955Quảng Ninh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mất15 tháng 9, 2018(2018-09-15) (62 tuổi)Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Nhà làm phim
  • Doanh nhân
Năm hoạt động2004 – 2018
Tổ chứcCông ty Nghe nhìn Thăng Long

Phạm Đông Hồng (12 tháng 12 năm 1955 – 15 tháng 9 năm 2018)[1] là một cố nhà làm phim kiêm doanh nhân người Việt Nam. Ông chuyên làm phim hài dân gian phát trong Tết Nguyên Đán hàng năm kể từ năm 2004.[2][3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Đông Hồng sinh ra trong một gia đình làm văn hóa nghệ thuật: Bố là Đạo diễn, Giám đốc sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ninh. Mẹ làm giám đốc thư viện tỉnh Quảng Ninh.[cần dẫn nguồn]

Năm 1980 tốt nghiệp Đại học SKDA.[cần dẫn nguồn]

Năm 1990 đi tu nghiệp Đạo diễn tại: Nga, Đức, Mỹ.[cần dẫn nguồn]

Năm 2004 Phạm Đông Hồng làm phim hài tết đầu tiên "Râu quặp".[4]

Ông từng làm nghề đạo diễn và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ Phần Nghe nhìn Thăng Long.[5]

Ngày 15 tháng 9 năm 2018, ông qua đời vì đột quỵ.[1]

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh và tiểu phẩm hài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Râu Quặp (Diễn viên: Xuân Bắc, Hán Văn Tình, Quốc Anh, Minh Hằng...)[5]
  • Thầy rởm (Diễn viên: Xuân Hinh, Quốc Anh, Công Lý, Hồng Vân,...)
  • Lên voi (DV: Xuân Hinh, Quốc Anh, Quang Thắng, Kim Oanh, Minh Hằng)
  • Tửu sắc (DV: Quốc Anh, Quang Thắng, Hồ Liên, Bình Trọng)
  • Tiền ơi (DV: Xuân Bắc, Vân Dung, Chí Trung, Quốc Anh, Hán Văn Tình, Thúy Nga,...)
  • Lý Toét xử kiện (DV: Xuân Hinh, Hồng Vân)
  • Người ngựa, ngựa người (DV: Xuân Hinh, Thanh Thanh Hiền)
  • Trẻ con không ăn thịt chó (Diễn viên: Hoài Linh, Hồng Vân,...)
  • Siêu nịnh (Diễn viên: Công Lý , Vân Dung, Quốc Anh, Hán Văn Tình,...)
  • Kẻ cắp gặp bà già (Diễn viên: Hồng Vân, Thái Hòa...)
  • Một ngày ở trần gian (Xuân Hinh, Hoài Linh, Tiến Đạt, Công Lý,...)
  • Bu thằng Bời (DV: Vân Dung, Hiệp gà...)
  • Ăn Vạ (DV: Quang Thắng, Xuân Hinh, Hoài Linh, Quốc Anh...)
  • Chiếc gương của giời (DV: Xuân Hinh, Hồng Vân...)[6]
  • Cổ tích thời @ (DV: Lan Phương, Công Lý, Nhật Cường...)
  • Cụ tổ hiển linh (DV: Văn Hiệp, Phạm Bằng, Công Lý, Nhật Cường, Quốc Thuận...)[6]
  • Không hề biết giận (Diễn viên: Xuân Bắc, Tự Long, Công Lý, Ngọc Anh)[6]
  • Cả Ngố (Diễn viên: Xuân Bắc, Tự Long, Hiệp gà, Ngọc Khuê...)
  • Giấc mơ của Chí Phèo (DV: Trung Hiếu, Thúy Nga, Quốc Anh, Công Lý)
  • Quan Trường Trường Quan (DV: Xuân Bắc, Tự Long, Trung Hiếu...)[7][8]
  • Chôn Nhời (5 phần) (DV: Quang Thắng, Kim Oanh, Quốc Anh, Phạm Bằng, Minh Hằng...)[7][8][9]
  • Trở lại (DV: Trung Hiếu, DJ Trang moon, Tiến Đạt, Giang Còi...)[8]
  • Bờm (DV: Bùi Bài Bình, Đỗ Duy Nam, Quang Tèo, Trung Dân, Trang Cherry...)[9]
  • Enter (DV: Tường Vi, Chí Trung, Hiệp gà, Công Lý, Tiến Đạt...)[9]
  • Họ Lý tên Thông (DV: Trung Hiếu,Thành Trung, Quỳnh Kool, Tiến Đạt...)

Album ca nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhớ mãi khôn nguôi (NSND Thúy Hường)
  • Xuân Hinh với văn ca thánh mẫu (Xuân Hinh)
  • Triệu triệu bông hồng (Ái Vân)
  • 40 năm Quang Thọ (NSND Quang Thọ)
  • Tình ca vang mãi (Ca sĩ Anh Thơ, Lan Anh, Trọng Tấn, Đăng Dương...)
  • Đồng Đội (Ca sĩ Trọng Tấn)
  • Chuyện tình Kinh Bắc (Ca sĩ Trọng Tấn)
  • Sông Đợi (Ca sĩ Tân Nhàn, Tuấn Anh)
  • Chiều nắng (Ca sĩ Tân Nhàn, Tuấn Anh)
  • Em yêu anh như câu hò ví dặm (Ca sĩ Anh Thơ)
  • Một dòng nghiêng soi (Ca sĩ Anh Thơ)
  • Chút tình em gửi (Ca sĩ Phạm Phương Thảo)
  • Tình trong câu hát (Ca sĩ Phạm Phương Thảo)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Chiến Sĩ Vẻ Vang Hạng Nhất
  • Huy chương Chiến Sĩ Vẻ Vang Hạng Ba

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Đạo diễn "hài Tết đất Bắc" Phạm Đông Hồng qua đời vì đột quỵ”. Dân trí. 15 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ “Đạo diễn Phạm Đông Hồng: "Không phải cứ có tiền là mời được tên tuổi lớn!"”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 23 tháng 1 năm 2017. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ “Chương trình hài đang nhiều đến mức bão hòa - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Đạo diễn Phạm Đông Hồng: 'Chợ' hài Tết ngày càng đông, có cả 'hàng nhái'”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ a b Đạo diễn Phạm Đông Hồng(Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nghe nhìn Thăng Long): Không có lãi, vẫn làm !
  6. ^ a b c “Ca sĩ Ngọc Anh ngượng khi buộc phải gợi cảm trên màn ảnh”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ a b “Nghịch lý thị trường hài Tết 2016: Người lo bị quay lưng, kẻ ngồi chờ đếm bạc”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.
  8. ^ a b c “Đạo diễn Phạm Đông Hồng: Mời Hiệp Gà diễn hài Tết vì chỉ quan tâm đến tài năng”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 1 tháng 1 năm 2016. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.
  9. ^ a b c “Chùm hài Tết của Đạo diễn Phạm Đông Hồng dự báo "vượt mặt" chương trình Táo Quân”. Truy cập 22 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • [1]
  • http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/dao-dien-pham-dong-hong-cai-cach-noi-dung-phim-hai-tet-n20160107194111917.htm
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Hài Thầy Dởm Sản Xuất Năm Nào