Phạm Nhật Vượng Là Ai? Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Chủ Tịch Vingroup

Phạm Nhật Vượng là ai có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết. Để xây dựng một “đế chế” cho riêng mình lớn mạnh như ngày hôm nay, người đàn ông “giàu” nhất Việt Nam đã phải trải qua nhiều thăng trầm. Vậy điều gì đã làm nên thành công ngày hôm nay của “Ông trùm” bất động sản tỷ đô này? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

  1. Phạm Nhật Vượng là ai?
    1. Một vài nét về tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng
  2. Quá trình lập nghiệp từ những gói mỳ tôm đến ông trùm tập đoàn lớn nhất Việt Nam
    1. Người đàn ông quyết sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Việt xuất khẩu thị trường thế giới
  3. Câu nói truyền cảm hứng gắn liền sự nghiệp doanh nhân tài ba Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là ai?

Khi nhắc đến cái tên Phạm Nhật Vượng chắc chắn bất kì người Việt Nam nào từ già đến trẻ đều biết đến người đàn ông này trong vai trò là một doanh nhân và hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup.

Ông Phạm Nhật Vượng chính là vị tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013. Tính đến ngày 26 tháng 10 năm 2020, ông Vượng sở hữu khối tài sản trị giá 6,7 tỷ USD và là người giàu thứ 333 thế giới.

Một vài nét về tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội (một số thông tin cho rằng ông sinh ra tại An Lão, Hải Phòng) là con cả trong gia đình 5 thành viên. Dù sinh sống, học tập tại Hà Nội, nhưng quê gốc của ông lại ở Lộc Hà, Hà Tĩnh. Bên cạnh cha mẹ, ông còn 2 người em, 1 gái là bà Phạm Lan Anh (1970) và em trai Phạm Nhật Vũ (1972).

Cha là quân nhân và mẹ làm nghề bán nước chè dạo. Bởi thời kỳ những năm 1969 – 1970, mới trải qua chiến tranh nên nền kinh tế chung của cả nước còn nhiều khó khăn cộng thêm gia đình nghèo lại đông anh em nên ông luôn nuôi ước mơ học thật giỏi để kiếm được nhiều tiền trang trải cho cuộc sống của cả gia đình.

Phạm Nhật Vượng là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Vingroup - Ảnh 1
chân dung phạm nhật vượng

Năm 1987, ông trúng tuyển và theo học tại trường Đại học Mỏ – Địa chất, nhờ thành tích xuất sắc trong lĩnh vực toán học, ông nhận được học bổng du học tại trường Đại học Thăm dò địa chất Liên Bang Nga – Russian State Geological Prospecting University. Đến năm 1993, sau khi tốt nghiệp đại học tại Nga, ông đã quyết định kết hôn với người bạn học đại học của mình là bà Phạm Thu Hương.

Vợ của ông là bà Phạm Thu Hương – một người phụ nữ được biết đến với biệt danh là “Vua bà” sàn chứng khoán. Bà chính là người luôn đồng hành, sát cánh bên ông từ những bước khởi nghiệp đầu tiên. Hiện nay, bà đang nắm giữ trong tay hơn 49 triệu cổ phiếu của tập đoàn Vingroup, có giá trị gần 3,4 tỷ VNĐ. Bà đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT của tập đoàn Vingroup.

Gia đình ông có 3 người con: Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh và hiện đang cư trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Quá trình lập nghiệp từ những gói mỳ tôm đến ông trùm tập đoàn lớn nhất Việt Nam

Phạm Nhật Vượng là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Vingroup - Ảnh 2

Có thể nói rằng, sự kiện nhận được học bổng sang Liên Bang Nga du học chính là bước ngoặt lớn cho sự thành công ngày hôm nay của “ông trùm” bất động sản này. Dù là người đàn ông giàu nhất Việt Nam, nhưng quá trình khởi nghiệp của Phạm Nhật Vượng cũng chẳng bằng phẳng, trải hoa hồng như người người nghĩ.

Năm 1993, khi tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU, ông đã kết hôn với bà Phạm Thu Hương và quyết định không trở về nước ngay. Ông cùng vợ đã chuyển từ Nga sang sinh sống tại thành phố Kharkov, Ucraina. Tại đây, ông đã bắt đầu đi những bước đầu tiên trong việc xây dựng sự nghiệp cho chính mình.

Bắt đầu từ 8/8/1993, ông Phạm Nhật Vượng đã bắt tay vào việc sản xuất mỳ ăn liền với việc xây dựng thương hiệu mang tên “Mivina”. Việc kinh doanh được tiến hành sau khi ông vay 100,000 USD từ những người bạn Việt của mình với mức lãi suất 8% một tháng. Hoạt động kinh doanh rất thuận lợi, đến năm 1995 thương hiệu mỳ tôm của ông đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường và nhanh chóng trở thành thương hiệu đồ ăn liền nổi tiếng tại Ukraine.

Đến năm 2004, thương hiệu mỳ tôm của ông đã chiếm lĩnh 97% thị phần tại Ukraine, đến năm 2007 ông bắt đầu sản xuất thêm nhiều loại thực phẩm đóng hộp khác. Đến năm 2010, một công ty tại Thụy Sĩ đã quyết định mua lại công ty TNHH Technocom của Phạm Nhật Vượng với giá trị lên đến 150 triệu USD. Thời điểm đó, ngoài thương hiệu đó, ông còn sở hữu 2 nhà máy với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm.

Cuối tháng 11 năm 2008, ông được chủ tịch HĐQT VIC Lê Khắc Hiệp trao toàn bộ cổ phiếu. Phạm Nhật Vượng quyết định đổi tên tập đoàn technocom thành Vingroup, chuyển trụ sở chính từ Ukraina về Hà Nội.

Từ năm 2014 cho đến nay, Cổ phiếu VIC tăng mạnh đã kéo tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt mốc 200.000 tỷ đồng. Chủ tịch Vingroup đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 1,916 tỷ cổ phiếu VIC, tương đương khối tài sản trị giá 201.372 tỷ đồng (khoảng 8,69 tỷ USD).

Người đàn ông quyết sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Việt xuất khẩu thị trường thế giới

Phạm Nhật Vượng là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Vingroup - Ảnh 3

Ông Vượng luôn được biết đến là một người có khát vọng nâng tầm Việt Nam. Chính điều đó khiến ông luôn muốn thúc đẩy những nhà sản xuất trong nước tạo ra những sản phẩm tinh vi hơn, Vingroup bắt đầu sản xuất ô tô và điện thoại thông minh. Lần đầu tiên, một hãng xe mang thương hiệu Việt được ra mắt và bày bán phổ biến trên thị trường.

Không dừng lại ở đó, ông đã tuyên bố vào tháng 12/2019 sẽ phát triển dòng sẽ điện mang thương hiệu VinFast xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2021. Bên cạnh đó, giữa đại dịch Corona đang hoành hành trên khắp thế giới, tập đoàn Vingroup đã bắt tay thực hiện sản xuất máy thở. Đây được coi là một bước đi mạo hiểm nhưng cũng rất hợp thời.

Việc liệu rằng người Mỹ có sử dụng sản phẩm ô tô đến từ thương hiệu Việt hay không còn là một dấu hỏi chưa tìm được lời giải đáp. Tuy nhiên, sản phẩm máy thở do Vingroup sản xuất lại là điều không quốc gia nào muốn từ chối, ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia đang chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch lớn này.

► Xem chi tiết: VinFast là gì – Hành trình phát triển công nghiệp xe hơi thương hiệu Việt

Câu nói truyền cảm hứng gắn liền sự nghiệp doanh nhân tài ba Phạm Nhật Vượng

“Tiền là phương tiện làm việc”

Phạm Nhật Vượng là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Vingroup - Ảnh 4

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã từng nhấn mạnh rằng “Tiền là phương tiện việc”, ông sẽ làm mọi cách để những khoản tiền đó phải ngày càng trở nên nhiều hơn. Bên cạnh đó, ông Vượng có những nguyên tắc và phương châm về kinh doanh rất rõ ràng, ông cho biết:

Phương châm của tôi, nếu có tiền tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền bên mình”.

Đối với vị tỷ phú này thì tiền chính là một phương tiện làm việc, vậy nên tiền nhất định phải “đẻ” được ra tiền. Với người kinh doanh thì phương châm này là hoàn toàn đúng, bởi tiền chính là máu thịt của chính doanh nghiệp. Bởi đó là nguồn lực “nuôi” cả một hệ thống, bộ máy vận hành của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi có tiền thì một dự định, kế hoạch hay ý tưởng của người kinh doanh mới thực hiện hóa được.

“Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ”

Phạm Nhật Vượng là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của chủ tịch Vingroup - Ảnh 5

Có thể thấy được rằng hiện nay, tập đoàn Vingroup không chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể mà liên tục mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác. Rất nhiều người tỏ ra thắc mắc rằng, lý do gì giúp Phạm Nhật Vượng có thể tự tin kinh doanh đa lĩnh vực như vậy? Các lĩnh vực hiện nay tập đoàn Vingroup đang thực hiện như: bất động sản, dịch vụ khách sạn, bán lẻ, y tế, giáo dục, công nghiệp sản xuất ô tô, đồ điện tử… Điều đặc biệt rất nhiều lĩnh vực trong đó không phải là sở trường của vị doanh nhân này.

Tại một buổi tọa đàm với CEO Viettel Nguyễn Mạnh Hùng ông Vượng đã chia sẻ về những nguyên nhân thúc đẩy ông tham gia đầu tư nhiều lĩnh vực như hiện tại. Ông cho biết, bản thân ông chẳng bao giờ tự tin chắc chắn 100% mình sẽ thành công khi đầu tư vào một lĩnh vực mới. Đối với ông thứ thúc đẩy ông làm những điều đó chính là một chữ “LIỀU”. Với một người doanh nhân, nếu muốn thành công phải có sự liều lĩnh, mạo hiểm, dám thử những điều không ai dám làm mới mong gặt hái được thành quả.

Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ rằng, khi làm bất cứ điều gì ông đều thực sự dành hết năng lượng, thời gian, khả năng vào công việc đó. Đối với ông:

“Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ“.

Công chúng vẫn luôn tâm đắc với câu nói của ông, đó là:

“Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được“.

Để đạt được những thành công như ngày hôm nay doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã trải qua biết bao những khó khăn, thăng trầm và cả sự thất bại. Dù những điều ông đã làm, đang làm hay sắp làm nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ mọi phía, nhưng với bản lĩnh của một người đàn ông “dám làm, dám chịu” chắc chắn ông sẽ còn tiến xa hơn nữa. Với phương châm: “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì mặc họ“, tin chắc rằng ông sẽ còn đưa tập đoàn Vingroup ngày càng phát triển hùng mạnh hơn.

Bài viết liên quan:

  • Nguyễn Thị Phương Thảo – Tiểu sử và sự nghiệp của nữ CEO Vietjet
  • Trịnh Văn Quyết – Từ sinh viên nghèo buôn đồ cũ thành ông chủ BĐS FLC

Từ khóa » Doanh Nhân Phạm Nhật Vượng Quê ở đâu