Phần 2: Các Thông Số Cần Kiểm Soát Trên Máy ảnh để Tạo Ra Các Bức ...

​Phần 2: Các thông số cần kiểm soát trên máy ảnh để tạo ra các bức ảnh đẹp (phục vụ chụp hình đăng bài viết trên Cổng/Trang TTĐT THADS) (21/08/2020)
Bài viết dưới đây đưa ra các thông số cơ bản giúp bạn làm quen và sử dụng chúng một cách tối ưu. Máy ảnh DSLR hay Máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số (tiếng Anh: Digital single-lens reflex camera, hay DSLR) là thuật ngữ để chỉ dòng máy ảnh kỹ thuật số sử dụng hệ thống gương cơ học và hệ thống gương phản xạ để đưa ánh sáng từ ống kính tới ống ngắm ở phía sau máy ảnh. DSLR sẽ là thiết bị phù hợp nhất trong trường hợp này, một số thiết bị khác nhỏ gọn hơn như máy ảnh compact hay smartphone sẽ có một vài thông số được tự động sẵn mà không cho phép người dùng kiểm soát bằng tay.
Ngày nay, với những dòng máy ảnh hiện đại, bạn có thể nhận được những bức ảnh tuyệt vời dựa trên cơ chế hoàn toàn tự động của máy ảnh giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như thao tác trong việc chụp ảnh. Tuy nhiên, máy ảnh chỉ là những cỗ máy. Chúng không thể biết được bạn muốn gì cũng như không thể biết những gì chúng làm là sai hay đúng. Các nhà sản xuất máy ảnh không quên thiết kế để giúp người dùng tối ưu hóa khi sử dụng sản phẩm của họ, biến chúng trở thành người bạn đồng hành với niềm đam mê chụp ảnh chứ không đơn thuần chỉ là công cụ tạo ra bức ảnh. Do đó, kiểm soát một số, thậm chí tất cả các thông số bằng tay không những giúp bạn sử dụng máy ảnh thành thạo hơn mà còn giúp tạo ra những bức ảnh đẹp hơn theo đúng ý muốn. 1. Định dạng ảnh và chất lượng Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất để có một bức ảnh đúng chất lượng, và bạn sẽ tìm thấy các cài đặt liên quan trong menu của máy ảnh.  
  Đối với hầu hết các máy ảnh hiện nay đều chia ra 2 định dạng file ảnh chụp được. Đầu tiên là file RAW, đây là một định dạng ảnh kĩ thuật số, lưu tất cả các thông tin mà cảm biến của máy ảnh nhận được. Hiểu đơn giản, hình ảnh thật nhất mà bạn nhìn thấy bằng mắt sẽ được lưu lại dưới dạng RAW. Thông thường, đây là file ảnh giúp bạn sử dụng trong việc hậu kì dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dung lượng của định dạng này khá lớn.  
Định dạng JPEG còn lại thông dụng hơn, bạn có thể sử dụng để xem và chia sẻ ngay lập tức. Dung lượng ảnh của loại này cũng nhẹ hơn so với ảnh RAW. Nếu sử dụng chụp ảnh JPEG, bạn cần phải chú ý đến kích thước hình ảnh và chất lượng hình ảnh. Cả 2 đều có tùy chọn sẵn trong menu của máy. 2. Các chế độ chụp Hầu hết các dòng máy ảnh đều có một vòng mode dial để chọn các chế độ hoạt động của máy. Ở đây có tất cả các chế độ để bạn lựa chọn phù hợp với từng thể loại chụp như: tự động hoàn toàn (thường có biểu tượng màu xanh), chân dung, phong cảnh, marco, thể thao… Bên cạnh đó là các chế độ cho phép người dùng kiểm soát bằng tay như:  
M - người dùng kiểm soát hoàn toàn khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO, WB…; A, AV (ưu tiên khẩu độ) - người dùng kiểm soát các thông số khác ngoại trừ tốc độ màn trập; S, TV (ưu tiên tốc độ màn trập) - người dùng kiểm soát các thông số khác ngoại trừ khẩu độ; P - người dùng có thể điều chỉnh mọi thông số ngoại trừ khẩu độ và tốc độ màn trập (gần giống chế độ Auto). 3. Tốc độ màn trập  
Tốc độ màn trập là thời gian để màn trập mở cho ánh sáng đi vào cảm biến. Đây là thông số quan trọng nhất của máy quyết định độ sáng cũng như độ sắc nét của ảnh. Thông số này được đo bằng giây như 1'', 10''. Trong phần lớn các trường hợp được đo bằng một phần của giây như 1/1000s, 1/300s, 1/30s… và được hiển thị trên màn hình của máy dưới dạng số nguyên như 1000, 600, 30…
Nếu tốc độ màn trập nhanh, ảnh có thể bị thiếu sáng, chủ thể nếu di chuyển sẽ bị "đóng băng". Ngược lại, nếu tốc độ màn trập chậm, ảnh có thể bị dư sáng, chủ thể nếu di chuyển sẽ bị nhòe. Bạn có thể kiểm soát tốc độ màn trập bằng cách thiết lập máy ảnh để  ở chế độ "S" hoặc "TV" tùy từng dòng máy. Hoặc sử dụng chế độ "M" nhưng người dùng cần kết hợp với khẩu độ và ISO để tạo ra bức ảnh chính xác. 4. ISO - độ nhạy sáng ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, thể hiện bằng các con số như 100, 200, 800…. Dải ISO tiêu chuẩn là từ 100-6400. Đối với nhiều dòng máy cao cấp, dải ISO có thể lớn hơn rất nhiều. Nâng cao ISO thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống thiếu sáng nhưng muốn có tốc độ chụp cao hơn, chẳng hạn như các buổi hòa nhạc, trong phòng trưng bày nghệ thuật, tranh ảnh có ánh sáng yếu mà không được sử dụng Flash… giúp ảnh tăng được độ sáng, tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ giảm xuống do độ nhiễu hạt lúc này tăng lên.
ISO 100 thường là lựa chọn mặc định để cho ra những tấm ảnh sắc nét và ít nhiễu hạt nhất. Hầu hết mọi người đều có xu hướng để ISO tự động, máy ảnh sẽ chọn ISO thích hợp với từng trường hợp chụp. Nhưng các máy ảnh đều cho phép người dùng lựa chọn ISO theo ý riêng của mình. 5. Khẩu độ Đây cũng là một trong những thông số quan trọng của máy ảnh. Khẩu độ là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính, giống như chiếc van để điều chỉnh ánh sáng đi vào cảm biến và quyết định đến độ sâu trường ảnh. Khẩu độ mở được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn.
  Khi khẩu độ được mở rộng, nó sẽ cô lập nền trước với nền sau làm cho đối tượng ở nền trước trở nên sắc nét và đối tượng ở nền sau bị nhòe đi. Thích hợp khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, chụp chân dung, tạo hiệu ứng xóa phông, tạo hiệu ứng bokeh… Ngược lại, khi khẩu độ nhỏ, nó sẽ làm cho tất cả đối tượng ở nền trước lẫn nền sau được sắc nét. Các trường hợp thường cần khẩu độ nhỏ như chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh, chụp nhóm đông người, chụp phong cảnh, kiến trúc… Bạn có thể kiểm soát khẩu độ bằng cách thiết lập máy ảnh để  ở chế độ "A", "AV" hoặc "M". 6. Chế độ bù sáng
Hầu như mọi máy ảnh trên thị trường hiện nay đều có thể điều chỉnh độ phơi sáng, kể cả những máy tự động hoàn toàn. Độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi chụp. Bù sáng được sử dụng bằng nút +/- trên máy. Đa số các máy ảnh bố trí nút này ở phía sau máy. Khi chọn nút này, bạn sẽ thấy trên màn hình hiện lên một dải vạch với số 0 ở giữa, bên trái là các giá trị -1, -2, bên phải là các giá trị +1, +2. Và dĩ nhiên là muốn chọn giảm sáng chọn "–", muốn tăng sáng chọn "+". 7. Cân bằng trắng Ánh sáng xuất hiện với các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào nguồn sáng. Ví dụ như ánh sáng từ đèn huỳnh quang có xu hướng ngả xanh trong khi ánh sáng từ bóng đèn tròn có xu hướng đỏ hoặc cam. Vì thế, cân bằng trắng sẽ khắc phục tác động của màu ánh sáng đối với ảnh, giúp màu sắc của hình ảnh chính xác nhất có thể. 
Các máy ảnh mặc định được chỉnh về giá trị Cân bằng trắng tự động (AWB). Ở chế độ này, máy ảnh sẽ phân tích hình ảnh và định ra cân bằng trắng tốt nhất dựa theo thuật toán có sẵn. Các tùy chỉnh cân bằng trắng còn lại được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ màu tăng dần như: ngoài trời, trời có mây, mưa, mù, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn flash và chỉnh WB bằng nhiệt độ màu (K). 8. Chế độ lấy nét Lấy nét tự động là tính năng tự động lấy nét chủ thể của máy ảnh. Hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số thông thường đều có tính năng này. Có nhiều phương pháp lấy nét tự động khác nhau và mỗi mẫu máy ảnh có phương pháp lấy nét tự động sẵn dùng khác nhau, phù hợp với từng chủ thể hay cảnh chụp.
Bên cạnh đó là chế độ lấy nét bằng tay. Tính năng này cho phép người chụp chỉnh điểm lấy nét bằng tay thay vì để máy tự động lấy nét bằng cách xoay vòng lấy nét trên ống kính... Mặc dù đối với máy ảnh kỹ thuật số, tính năng AF phổ biến hơn MF nhưng tính năng này lại hiệu quả hơn trong trường hợp việc lấy nét tự động gặp khó khăn, chẳng hạn như khi chụp cận cảnh. 9. Điểm lấy nét Thông thường, máy ảnh sẽ tự động sử dụng hết các điểm AF trong các chế độ chụp và lấy nét ở điểm mà chủ thể gần máy ảnh nhất. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể tùy chọn sử dụng các điểm lấy nét có sẵn để chụp ảnh trong nhiều trường hợp khác nhau.
Ngoài ra, việc lấy nét tự động thường có 3 cơ chế: One Shot là máy sẽ chọn vài điểm nét chọn lọc với từng tấm ảnh, AI Focus AF khi muốn bắt nét các đối tượng bất thường xuất hiện, AI Servo AF để lấy nét theo chủ đề di chuyển.  
In bài viết Đóng lại

Từ khóa » Tốc độ An Toàn Của ống Kính được Xác định