PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Luận Văn - Báo Cáo >
- Nông - Lâm - Ngư >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.98 KB, 71 trang )
Tỏi Lý Sơn (A. sativum L.) sau khi mua từ Chợ Eatam về được tiến hành xử lýnhiệt ở nhiệt độ khác nhau (70, 75 và 80oC ) với độ ẩm 70% trong 45 ngày. Trướckhi tiến hành nghiên cứu này, tỏi Lý Sơn được tiến hành lên men ở nhiệt độ 65 oCvới độ ẩm 70%, nhưng kết quả sau 45 ngày màu của tỏi lên men không chuyển sangmàu đen mà chỉ có màu nâu nhạt. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ tiến hành khảo sátnhiệt độ lên men ở 70, 75 và 80oC. Tiến hành lấy mẫu kiểm tra ở các thời gian sau:ngày 0, 3, 7, 14, 21, 30 và 45 theo phương pháp của Bae và cộng sự (2014) [11].Các mẫu tỏi chưa sử dụng được bao gói bằng túi PE và bảo quản trong tủ đông ởnhiệt độ - 30oC.Mẫu tỏi đem phân tích được chuẩn bị như sau: Bóc bỏ phần vỏ tỏi, lấy phầncủ bên trong. Cân 10 gam củ tỏi, sau đó đem nghiền nhỏ. Tiến hành ngâm chiếttrong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 80oC trong thời gian 1giờ. Sau đó đem ly tâm 15 phútvới tốc độ 4000 vòng/phút, thu lấy dịch trong, loại bỏ riêng phần cặn. Phần cặn sauđó được bổ sung thêm nước cất ở nhiệt độ 800C rồi đem siêu âm khoảng 2-3 phút.Tiến hành ly tâm 15 phút với tốc độ 4000 vòng/phút thu lấy dịch trong, loại bỏ cặn.Cuối cùng gộp 2 dịch chiết lại với nhau định lượng thành 100ml.3.5.2 Phương pháp xác định hàm lượng polyphenol tổng sốHàm lượng polyphenol tổng số được xác định theo phương pháp của FolinCiocalteu (1927). Cụ thể như sau:Nguyên tắc: Trong thành phần thuốc thử Folin-Ciocalteu có phức hợpphospho-wolfram-phosphomolybdat. Phức hợp này sẽ bị khử bởi các hợp chấtpolyphenol tạo thành sản phẩm phản ứng có màu xanh thẫm. Cường độ màu củahỗn hợp phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ polyphenol trong một phạm vi nhất định.Căn cứ vào cường độ màu được đo trên máy so màu ở bước sóng 765 nm và đồ thịchuẩn của acid gallic với thuốc thử có thể xác định được hàm lượng polyphenoltổng số trong mẫu.Các bước tiến hành: [phụ lục 1]3.5.3. Phương pháp xác định hàm lượng flavonoid tổng sốHàm lượng flavonoid tổng số được xác định bằng phương pháp của Chang vàcộng sự (2002).Nguyên tắc: Flavonoid có trong mẫu sẽ tạo phức màu vàng với dung dịchAlCl3, cường độ màu của phản ứng tỷ lệ thuận với hàm lượng flavonoid trong mộtphạm vi nhất định. Căn cứ vào cường độ màu được đo trên máy so màu ở bướcsóng 510 nm và đồ thị chuẩn của quercetin có thể xác định được hàm lượng15flavonoid có trong mẫu.Các bước tiến hành: [phụ lục 2]3.5.4. Phương pháp xác định khả năng dập tắt gốc tự do DPPHKhả năng kháng oxy hóa được xác định bằng phương pháp xác định khả năngdập tắt gốc tự do DPPH.Nguyên tắc: DPPH (1,1-Diphenyl-2- picryhydrazyl) là một gốc tự do có màutím đậm, độ hấp thụ quang cực đại Amax= 515 nm. Khi cho dung dịch chất có khảnăng kháng oxy hóa vào dung dịch DPPH thì các gốc tự do mất dần màu tím vàchuyển dần sang màu vàng. Khả năng dập tắt gốc tự do của chất nghiên cứu tỷ lệthuận với độ mất màu của DPPH. Xác định bằng cách đo độ hấp thụ quang phổ củahỗn hợp dung dịch DPPH và dung dịch chất kháng oxy hóa tại bước sóng 515nm.Các bước tiến hành: [phụ lục 3]3.5.5. Phương pháp xác định hàm lượng đường khửNguyên tắc: Dựa vào phản ứng tạo màu giữa đường khử với thuốc thử aciddinitrosalycylic (DNS). Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỉ lệ thuận với nồngđộ đường khử trong phạm vi nhất định. So màu ở bước sóng 540nm. Dựa theo đồthị đường chuẩn của glucose tinh khiết với DNS để xác định hàm lượng đường khửcủa mẫu.Các bước tiến hành: [phụ lục 4]3.5.6. Phương pháp xác định hàm lượng acid amin tổng sốNguyên tắc: Dựa vào phản ứng giữa acid amin của protein với Ninhydrintạo hợp chất màu xanh tím và có độ hấp thu cực đại ở bước sóng 570nm. Cường độmàu của phản ứng tỉ lệ thuận với hàm lượng acid amin trong phạm vi nhất định.Tiến hành so màu ở bước sóng 570nm. Dựa theo đồ thị đường chuẩn lecin để xácđịnh hàm lượng acid amin của mẫu.Các bước tiến hành: [phụ lục 5]3.5.7. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quanMục đích: Xác định mức độ ưa thích của người thử đối với các mẫu tỏi đenđược lên men ở nhiệt độ khác nhau và tìm ra mẫu tỏi có số điểm cảm quan cao nhất(mẫu tỏi được đa số người dùng ưa thích)Nguyên tắc: Đánh giá mức độ ưa thích của người sử dụng đối với các mẫu sảnphẩm tỏi đen dựa trên thang điểm 9 (“1 điểm” cực kỳ không thích, “9 điểm” cực kỳthích)Các bước tiến hành như sau:Bước 1: Lựa chọn người thử cảm quan và nơi tiến hành đánh giá cảm quan.16Quá trình đánh giá cảm quan được tiến hành tại phòng thí nghiệm, với sốlượng người tham gia là 15 người. Người tham gia cảm quan được lựa chọn ngẫunhiên, độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh mũi họng.Bước 2: Chuẩn bị tiến hành đánh giá cảm quan.Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu thử là các mẫu tỏi đen đã được lên men hoàn toànsau 30 ngày ở 3 nhiệt độ khác nhau. Ở mỗi nhiệt độ lấy từ 1- 2 tép tỏi.Sắp xếp vị trí của người thử, hướng dẫn quy trình thực hiện đánh giá cảmquan và cách chấm điểm trên “phiếu đánh giá cảm quan thị hiếu sản phẩm tỏi đen”[phụ lục 6].Bước 3: Tiến hành đánh giá cảm quan dựa trên các chỉ tiêu: Mùi, vị, màusắc, trạng thái và mức độ ưa thích chung đối với từng mẫu bằng cách chấm điểmtrên phiếu đánh giá. Giữa các lần thử người thử được thanh vị bằng bánh mì vànước lọc.Bước 4: Kết thúc quá trình đánh giá cảm quan, thu lại phiếu đánh giá và xửlý số liệu. Tìm ra mẫu tỏi đen có điểm số cảm quan cao nhất.3.6. Phương pháp xử lý số liệuCác kết quả phân tích được tiến hành lặp lại 3 lần. Số liệu được phân tích vàxử lý trên phần mềm Statgraphics Centurion XVI.II và Excel 2013. Các số liệu biểudiễn giá trị trung bình của 3 lần lặp lại ± độ lệch chuẩn với mức ý nghĩa p< 5%.17PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoidtổng số và khả năng kháng oxy hóa4.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến hàm lượng polyphenol tổng sốPolyphenol là nhóm hợp chất được quan tâm hàng đầu trong số các hợp chấtcó nguồn gốc từ thực vật do có nhiều hoạt tính sinh học tốt đối với sức khỏe củacon người như hoạt tính kháng oxy hoá, khả năng kháng viêm, phòng ngừa ung thưvà các bệnh liên quan đến bệnh tim mạch. Các polyphenol trong thực vật bao gồmcác phenolic acid, flavonoid và các flavonoid polymer. Vì vậy, nghiên cứu nàyđược tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng polyphenoltổng số trong tỏi đen.Đường chuẩn theo nồng độ và độ hấp thu ở bước sóng 765nm của gallic acidđược trình bày trong hình 4.1.1:Hình 4.1.1 Đường chuẩn gallic acidPhương trình đường chuẩn gallic acid được xây dựng dựa trên mối tương quangiữa các nồng độ gallic acid và độ hấp thu quang phổ ở bước sóng 765nm có dạngnhư sau: y = 10.709x + 0.0643 với hệ số tương quan tương đối cao R 2 = 0.9999.Dựa vào phương trình đường chuẩn này xác định được hàm lượng polyphenol cótrong dung dịch cần đo. Từ đó xác định được hàm lượng polyphenol tổng số cótrong mẫu. Công thức tính toán: [phụ lục 1]18Kết quả khảo sát hàm lượng polyphenol tổng số trong các mẫu tỏi lên men ởnhiệt độ khác nhau được trình bày trong Bảng 4.1.1 và Hình 4.1.2:Bảng 4.1.1 Hàm lượng polyphenol tổng số trong các mẫu tỏi lên men ở cácnhiệt độ khác nhau (đơn vị: mg GAE/g)Thời gian (ngày)03714213045708.792 ± 0.112aA10.239 ± 0.156bA15.843 ± 0.008cA25.912 ± 0.129dA29.358 ± 0.057eA32.586 ± 0.021fA33.429 ± 0.071gBNhiệt độ (0C)758.792 ± 0.112aA12.354 ± 0.009bB18.632 ± 0.012cB30.129 ± 0.180dB32.923 ± 0.090eB35.721 ± 0.089gC34.896 ± 0.096fC808.792 ± 0.112aA14.691 ± 0.019bC20.328 ± 0.028cC32.929 ± 0.027dC35.291 ± 0.078gC34.956 ± 0.240fB33.542 ± 0.212eAGhi chú: Các chữ cái a-g biểu thị cho sự khác biệt có nghĩa thống kê về hàm lượngpolyphenol tổng số của mẫu tỏi ở các ngày khác nhau với độ tin cậy 95%.Các chữ cái A-C biểu thị cho sự khác biệt có nghĩa thống kê về hàm lượngpolyphenol tổng số của mẫu tỏi ở các nhiệt độ khác nhau với độ tin cậy 95%.Hình 4.1.2 Hàm lượng polyphenol tổng số trong các mẫu tỏi lên men ở cácnhiệt độ khác nhauNhận xét:19Kết quả Bảng 4.1.1 và Hình 4.1.2 cho thấy, hàm lượng polyphenol tổng sốtrong các mẫu tỏi được lên men ở các nhiệt độ khác nhau đều cao hơn so với mẫutỏi tươi chưa lên men, hàm lượng này tăng dần trong suốt thời gian khảo sát.Hàm lượng polyphenol tổng số trong mẫu tỏi tươi là 8.792mg GAE/g. Ởmẫu tỏi lên men ở nhiệt độ 70 0C hàm lượng polyphenol tổng số tăng đều từ ngày 0đến ngày 45 và đạt hàm lượng cao nhất sau 45 ngày (33.429mg GAE/g). Trong khiở nhiệt độ 750C hàm lượng polyphenol tổng số tăng đều từ ngày 0 đến ngày 30, sauđó giảm dần đến ngày thứ 45 và đạt hàm lượng cao nhất là ngày 30 (35.721 mgGAE/g). Ở nhiệt độ 800C hàm lượng polyphenol tổng số tăng đều từ ngày 0 đếnngày 21, sau đó giảm dần đến ngày thứ 45 và đạt hàm lượng cao nhất là ngày 21(35.291 mg GAE/g). Theo Xu và cộng sự (2007), khi xử lý nhiệt các hợp chấtphenolic sẽ bị phá vỡ làm tăng các axit phenolic tự do, trong khi đó giảm các ester,glycoside và các phần phân đoạn ester, dẫn đến sự gia tăng các hình thức phenol tựdo. Do đó trong giai đoạn đầu của quá trình lên men hàm lượng polyphenol tổng sốtăng dần ở cả 3 nhiệt độ khảo sát. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao hơn hàm lượngpolyphenol tổng số giảm có thể là do sự biến đổi của các hợp chất phenol dưới tácđộng của nhiệt độ. Điều này chứng tỏ rằng hàm lượng polyphenol tổng số trong cácmẫu dịch chiết tỏi đen phụ thuộc vào nhiệt độ lên men. Những nghiên cứu củaGorinstein và cộng sự (2008) cũng đã cho thấy rằng các điều kiện chế biến tỏi dẫnđến những thay đổi trong hàm lượng của các hợp chất có hoạt tính sinh học của nónhư polyphenols, flavonoids và anthocyanin và điều này phụ thuộc vào nhiệt độ vàthời gian xử lý. Kết quả này cũng tương tự như những nghiên cứu về ảnh hưởng củanhiệt độ đến các hợp chất phenolic acids đã công bố trước đây [15].4.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến hàm lượng flavonoid tổng sốFlavonoid là một hợp chất thuộc nhóm phenolic được tìm thấy nhiều trongcác loại trái cây, rau quả, ngũ cốc, hoa, trà, rượu vang (Nijveldt và cộng sự, 2001).Xử lý nhiệt có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng flavonoid, phụ thuộc vào mức độ vàthời gian xử lý, sự nhạy cảm với nhiệt và hóa lý của môi trường thực phẩm(Ionanou, 2012). Trong thời gian xử lý nhiệt, hàm lượng flavonoid tổng số tănghoặc giảm trong các sản phẩm thực phẩm tùy thuộc vào các điều kiện chế biến(Ionanou, 2012). Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàmlượng flavonoid trong tỏi đen.20Đường chuẩn theo nồng độ và độ hấp thu ở bước sóng 510nm của quercetinđược trình bày trong hình 4.1.3:Hình 4.1.3 Đường chuẩn quercetinPhương trình đường chuẩn được xây dựng dựa trên mỗi tương quan giữa cácnồng độ quercetin và mật độ quang phổ có dạng như sau: y =1.2839x + 0.0085 vớihệ số tương quan tương đối cao R2 = 0.9998. Từ phương trình đường chuẩn này xácđịnh được hàm lượng flavonoid tổng số có trong dung dịch cần đo. Từ đó xác địnhđược hàm lượng flavonoid tổng số có trong mẫu. Công thức tính toán: [phụ lục 2]Kết quả khảo sát hàm lượng flavonoid tổng số trong các mẫu tỏi lên men ởnhiệt độ khác nhau được trình bày trong bảng 4.1.2 và hình 4.1.4Bảng 4.1.2 Hàm lượng flavonoid tổng số trong các mẫu tỏi lên men ở các nhiệtđộ khác nhau (đơn vị: mg QE/g)Nhiệt độ (0C)75Thời gian (ngày)702180037142130454.281 ± 0.013aA5.529 ± 0.195aA6.186 ± 0.023bA8.729 ± 0.411cA10.793 ± 0.032dA14.214± 0.08eA14.941 ± 0.09fA4.281 ± 0.013Aa6.083 ± 0.031bA8.152 ± 0.153cB12.209 ± 0.028dB14.382 ± 0.157eB15.894 ± 0.052gB15.609 ± 0.095Fb4.281 ± 0.013aA6.427 ±0.043bA9.128 ± 0.04cC14.534 ± 0.021dC15.982 ± 0.228gC15.278 ± 0.035fB14.389 ± 0.074eAGhi chú: Các chữ cái a-g biểu thị cho sự khác biệt có nghĩa thống kê về hàm lượngflavonoid tổng số của mẫu tỏi ở các ngày khác nhau với độ tin cậy 95%.Các chữ cái A-C biểu thị cho sự khác biệt có nghĩa thống kê về hàm lượngflavonoid tổng số của mẫu tỏi ở các nhiệt độ khác nhau với độ tin cậy 95%.Hình 4.1.4 Hàm lượng flavonoid tổng số trong các mẫu tỏi lên men ở các nhiệtđộ khác nhauNhận xét:Kết quả Bảng 4.1.2 và Hình 4.1.4 cho thấy, hàm lượng flavonoid tổng số trongcác mẫu tỏi được lên men cao hơn so với tỏi tươi, tăng dần trong một thời gian xửlý nhất định và có sự khác nhau giữa các nhiệt độ khác nhau.Hàm lượng flavonoid tổng số trong mẫu tỏi tươi là 4.281mg QE/g sau đó tăngdần trong giai đoạn đầu của quá trình lên men. Ở nhiệt độ 70 0C thời gian hàm lượngflavonoid tổng số đạt hàm lượng cao nhất là 45 ngày (14.941mg QE/g), trong khi22thời gian hàm lượng flavonoid tổng số đạt hàm lượng cao nhất ở nhiệt độ 75 0C là 30ngày (15.894mg QE/g) và ở 800C là 21 ngày (15.982 mg QE/g) sau đó giảm xuống.Điều này chứng tỏ rằng hàm lượng flavonoid tổng số trong các mẫu dịch chiếttỏi đen phụ thuộc vào nhiệt độ lên men. Những nghiên cứu của Gorinstein và cộngsự (2008) cũng đã cho thấy rằng các điều kiện chế biến tỏi dẫn đến những thay đổitrong thành phần của các hợp chất có hoạt tính sinh học của nó, chẳng hạn nhưpolyphenols, flavonoids và anthocyanin và điều này phụ thuộc nhiệt độ và thời gianxử lý. Kết quả này cũng tương tự như những nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độđến các hợp chất phenolic acid đã công bố trước đây [15].4.1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên men đến khả năng kháng oxy hóaNhiều nghiên cứu đã báo cáo mối tương quan tích cực giữa tổng hàm lượngphenolic và hoạt động chống oxy hóa (Cai và cộng sự, 2004; Tawaha và công sự,2007; Zheng và Wang, 2001). Thí nghiệm này tôi tiến hành khảo sát hoạt tínhkháng oxy hóa của các mẫu tỏi lên men ở các nhiệt độ khác nhau thông qua khảnăng dập tắt gốc tự do DPPH.Kết quả hoạt tính kháng oxy hóa thông qua khả năng dập tắt gốc tự do DPPHcủa mẫu tỏi lên men ở nhiệt độ khác nhau thể hiện trong bảng 4.1.3 và hình 4.1.5:Bảng 4.1.3 Khả năng dập tắt gốc tự do DPPH trong các mẫu tỏi lên men ở cácnhiệt độ khác nhau (đơn vị %)Thời gian (ngày)03714213045709.721 ± 0.065aA15.328 ± 0.117bA22.348 ± 0.162cA39.421 ± 0.684dA48.569 ± 0.032eA55.347 ± 0.535fA56.092 ± 0.119GANhiệt độ (0C)759.721 ± 0.065Aa17.569 ± 0.107bB25.693 ± 0.113cB42.398 ± 0.983dB52.239 ± 0.168eB57.512 ± 0.212Fb57.143 ± 0.197FB23809.721 ± 0.065aA20.102 ± 0.232bC27.569 ± 0.141cC47.892 ± 0.353dC58.012 ± 0.137gC57.756 ± 0.091fB56.152 ± 0.068eBGhi chú: Các chữ cái a-g biểu thị cho sự khác biệt có nghĩa thống kê về khả năngdập tắt gốc tự do DPPH (%) của mẫu tỏi ở các ngày khác nhau với độ tin cậy 95%.Các chữ cái A-C biểu thị cho sự khác biệt có nghĩa thống kê về khả năng dập tắtgốc tự do DPPH (%) số của mẫu tỏi ở các nhiệt độ khác nhau với độ tin cậy 95%.Hình 4.1.5 Khả năng dập tắt gốc tự do DPPH trong các mẫu tỏi lên men ở cácnhiệt độ khác nhau (đơn vị %)Nhận xét:Kết quả Bảng 4.1.3 và Hình 4.1.5 cho thấy, khả năng dập tắt gốc tự do DPPHcủa các mẫu tỏi được lên men cao hơn so với các mẫu tỏi tươi, tăng dần trong mộtthời gian và có sự khác nhau giữa các nhiệt độ.Khả năng dập tắt gốc tự do DPPH của tỏi tươi là 9.721%, khả năng này tănglên trong quá trình lên men và có sự khác nhau giữa các nhiệt độ. Khả năng dập tắtgốc tự do DPPH của mẫu tỏi lên men ở nhiệt độ 70 0C tăng lên 56.092% sau 45ngày, ở nhiệt độ 750C khả năng này tăng lên 57.521% sau 30 ngày và ở nhiệt độ800C là 58.021% (ngày thứ 21). ở nhiệt khả năng dập tắt gốc tự do DPPH của mẫutỏi lên men tăng từ ngày 0 đến ngày 45. Ở nhiệt độ 75 0C khả năng dập tắt gốc tự doDPPH của mẫu tỏi lên men tăng từ ngày 0 đến ngày 30 và ở nhiệt độ 800C khả năngnày tăng từ ngày 0 đến ngày 21, sau đó giảm dần đến ngày thứ 45 (56,152%).Những nghiên cứu của Sato và cộng sự năm 2006, Kim và cộng sự năm 2013 cho24thấy sự gia tăng hàm lượng polyphenol tổng số và flavonoid tổng số trong quá trìnhlên men dẫn đến sự gia tăng hoạt tính kháng oxy hóa của tỏi đen. Kết quả nghiêncứu này cũng phù hợp với báo cáo của Choi và cộng sự [12]. Stratil và cộng sự năm2006 cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa phenolics tổng số và hoạt động chốngoxy hóa ở thực vật.Những nghiên cứu của Bae và cộng sự năm 2014 thấy rằng trong quá trình lênmen tỏi đen hàm lượng SAC- chất có hoạt tính kháng oxy hóa trong tỏi thông quakhả năng dập tắt gốc tự do (Borek, 2001; Imai và cộng sự, 1994) [14] tăng dần cùngvới sự tăng dần của màu nâu có liên quan đến sự gia tăng hoạt tính kháng oxy hóacủa tỏi đen thông qua khả năng dập tắt các gốc tự do [11]4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lên men đến các giá trị cảm quan vàthành phần của tỏi đen4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lên men đến các giá trị cảm quanCảm quan là một trong những đặc tính tâm lý quan trọng của các sản phẩmthực phẩm có ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng trong ăn uống. Quátrình xử lý nhiệt thường được sử dụng trong sản xuất, chế biến các loại thực phẩmđể nâng cao giá trị cảm quan của thực phẩm như màu sắc, kết cấu và hương vị trongthực phẩm, cũng như tạo ra những thay đổi hóa học để tạo thành các hợp chất sinhhọc mà ban đầu không có trong thực phẩm. Khi tỏi tươi được xử lý nhiệt, tỏi tươibiến thành màu đen, kết cấu của sản phẩm tỏi đen trở nên mềm dẻo và vị ngọt hơnvà thơm hơn, giảm mùi hôi và hăng cay của tỏi tươi (Zhang và cộng sự, 2014) [22].Những thay đổi về các giá trị cảm quan ở nhiệt độ khác nhau trong quá trình sảnxuất tỏi đen được thể hiện trong bảng 4.2.1 và các hình 4.2.1,hình 4.2.2, hình 4.2.3:25
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Đề tài: Khảo sát các điều kiện để sản xuất tỏi đen từ củ tỏi lý sơn
- 71
- 2,447
- 29
- SAT Writing Essentials - Practice Test 2
- 30
- 479
- 2
- SAT Writing Essentials - The Essay
- 20
- 483
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.07 MB) - Đề tài: Khảo sát các điều kiện để sản xuất tỏi đen từ củ tỏi lý sơn-71 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Nguyên Tắc Phương Pháp Folin-ciocalteu
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9745-1:2013 Chè - Xác định Các Chất ...
-
[PDF] Xác định Hàm Lượng Polyphenol, Flavonoid Và Hoạt Tính Kháng Oxy ...
-
[PDF] XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL, FLAVONOID VÀ HOẠT ...
-
[PDF] ảnh Hưởng Của Quá Trình Trích Ly đến Hàm Lượng Polyphenol Và Khả ...
-
Phương Pháp Xác định Polyphenol Tổng Số Trong Chè
-
[PDF] SO SÁNH HÀM LƢỢNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG OXI HÓA RIÊNG ...
-
[PDF] XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN ...
-
Hoạt động Khoa Học Công Nghệ Ngành Công Thương
-
Thuốc Thử Folin-Ciocalteu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 19 Cách Pha Thuốc Thử Folin-ciocalteu Hay Nhất 2022
-
[PDF] KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC ...
-
[PDF] Khảo Sát Hoạt Tính Chống Oxy Hoá Và Hàm Lượng Phenolic Tổng Trong
-
Liên Kết Khác
-
Các Phương Pháp Phân Tích Polyphenols Trong Nước ép Trái Cây ...