Phân Biệt 5 Chất Giọng Của Chim Cu Gáy | Kỹ Thuật Nuôi Trồng

Mục Lục

  • 1.Chim Cu Gáy có cả thảy năm giọng như sau: – Giọng trơn: – Giọng chiếc: – Giọng đôi: – Giọng ba: – Giọng bốn:

Thành thật mà nói có nhiều người không thích tiếng gáy của chim Cu, trong số đó cũng có giới nghệ nhân nuôi chim, lý do là họ cho giọng chim quá bình dị và đơn điệu, lúc nào nghe củng chỉ Cúc…Cu…Cu… một giọng đều đều và buồn buồn, chứ không được nhiều giọng như chim Khướu, réo rắt như Họa Mi, luyến láy như Chích Chòe …

>>> Cách nuôi chim cu gáy bổi hay nhất>>> 1001 câu hỏi - kinh nghiệm nuôi chim cu gáy

 Phân biệt 5 chất giọng của chim cu gáy

Thật ra những ai chê chim Cu có giọng gáy dở là vì chính họ chưa thực sự hiểu đến nơi đến chốn chất giọng đặc trưng quí hóa của giống chim này. Vì không thích nên họ chê không nuôi, nhưng vẫn thắc mắc tại sao lại có nhiều người cả đời lại mê nuôi giống chim này đến thế! Vì thực tế, có nhiều nghệ nhân cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống chim này, và trong nhà lúc nào cũng có hàng chục lồng, thậm chí năm ba chục lồng chứ đâu phải ít ? Nhưng nếu ai đó chịu khó tìm hiểu thì chắc chắn phải vỡ lẽ ra là chất giọng của Cu Gáy đâu phải là tầm thường, đâu kém cạnh hơn những giống chim hót rừng khác !

Chim Cu Gáy có cả thảy năm giọng như sau:

– Giọng trơn:

Khi gáy chỉ có ba tiếng Cúc Cu Cu, Chim gáy giọng này ít ai chịu nuôi, vì được đánh giá là giọng tầm thường, vì đa số Cu gáy thường có giọng trơn này.

– Giọng chiếc:

Còn gọi là giọng một. Khi gáy ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm một tiếng Cu sau cùng nữa. Thí dụ : Cúc Cu Cu…cu ! Cúc Cu Cu… cu !

– Giọng đôi:

Còn gọi là giọng hai. Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm hai tiếng Cu Cu sau cùng nữa. Thí dụ : Cúc Cu Cu… cu cu ! Cúc Cu Cu …cu cu !

– Giọng ba:

Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm ba tiêng Cu Cu Cu sau cùng nửa. Thí dụ : Cúc Cu Cu…cu cu cu ! Cúc Cu Cu…cu cu cu !

– Giọng bốn:

Nhiều người còn goị là giọng cà lăm. Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu bình thường ra, còn nói thêm bốn tiếng cu cu cu cu liền theo sau nữa. Thí dụ, chim gáy giọng bốn như sau : Cúc Cu Cu… cu cu cu cu ! Có lẽ do giọng gáy này khá dài nên nhiều người mới gọi đó là giọng…cà lăm chăng? Thế nhưng tìm cho được con chim có giọng cà lăm tức giọng bốn này không phải dễ, vì nó rất hiếm, ngàn con chưa chắc dã chọn ra được một. Ngày chím biết gáy giọng ba cũng được coi là hiếm rồi. Chim gáy giọng đôi cũng quí hơn chim gáy giọng chiếc.Có một số địa phương, nhất là tại Trung và Bắc, gọi giọng là “lèo” như lèo một, lèo hai, lèo ba, lèo bốn. Từ xa xưa, những chim gáy được giọng lèo ba, lèo bốn đã được các cụ đánh giá là chim có giọng quí hiếm rồi, dù sao nghe cùng vui tai và khác lạ hơn những chim khác cùng giống.

Trong không gian thực sự yên tĩnh, dù ngoài rừng cùng vậy, chim có thể đậu yên một chỗ và gáy liên tục vài mươi phút hoặc cả giờ liền. Có thể nó gáy một lúc độ mười lăm phút rồi tạm nghỉ năm ba phút rồi lại gáy tiếp…

Nhiều người phát hiện có giọng gáy của con bổi lạ quí hóa, như gáy giọng đôi, giọng ba ở lùm bụi cách nhà một vài cây số, thế mà vẫn đủ thời gian đế mừng rỡ chạy về xách lồng cu mồi đến nhử, trong khi con Cu bổi vẫn đậu yên vị tại chỗ cũ mà gay say sưa…

Với người nuôi cu gáy lâu năm thì những con bổi có giọng quí hiếm này không bao giờ họ chịu buông tha, dù cực khổ đến đâu, tốn hao thời giờ đến đâu họ cũng cố bẫy cho bằng được mới khoái chí mãn lòng, Tất nhiên, những Cu bổi chỉ biết gáy giọng trơn không ai ham, nếu chúng sa vào lụp, vào lưới thì chỉ nhổ lông ướp sả ớt đem nướng cay đưa cay mà thôi.Ngoài giọng gáy bình thường ra, Cu Gáy còn có nhiều cách gáy khác nhau như gáy bo, gáy thúc, gáy kèm…Có khi còn gù tiền, gù hậu, phóng, rước… nghe rất vui tai. Tất nhiên, không phải con Cu Gáy nào cũng có đủ bài bản như vậy, chỉ những chim khôn mới gáy được đủ giọng, còn chim bình thường thì biết ít giọng hơn.

Giá trị của chim khôn dại, tốt xấu là căn cứ vào cách phô diễn giọng gáy này của chúng có sắc sảo đến mức nào, nôm na là gáy có được nhiều bài bản hay không…

– Giọng ho: còn gọi là gù, có vùng gọi là cốt, có hai tiếng gần nhau, tiếng trước âm cao liền với tiếng sau âm thấp : Cù cụ… Cù cụ… Cù cụ… hoặc Crù… cụ…Crù cụ… Cu cụ… Chim trống gù chim mái cùng bo theo cách này.

– Giọng thúc: cũng diễn tả có hai tiếng, tiếng trước gọn hơi cao tiếng sau : Cúc cu…Cúc cu… Cúc cu…

– Giọng kèm: Giọng kèm thường có ba cách sau đây : Kèm mắt me : là gáy thúc một tiếng thì gù một tiếng tiếp theo sau đó. Thí dụ : Cúc cu…Cù cụ… Cúc cu,.. Cù cụ… Kèm đôi, kèm ba : Nếu là kèm đôi thì hễ thúc một tiếng thì gù tiếp theo hai tiếng. Còn nếu là kèm ba thì thúc một tiếng thì kèm tiếp theo ba tiếng. Và cứ thế gáy măi. Thí dụ kèm đôi : Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ…/ Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ.”. Thí dụ kèm ba : Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ.…Cù cụ… / Cúc cu…Cù cụ…Cù cụ.. Cù cụ.

- Kèm giây: là giọng thúc và gù liên túc, cứ một tiếng thúc một tiếng gù như kèm mắt me, nhưng giọng cứ dinh nhau liên tục thành từng chuỗi dài không có khoảng cách ngơi nghỉ.

Tất cả chim mồi đều phải biết cách kèm này, thế nhưng chỉ những chim vào hàng sát thư mới biết gáy giọng kèm giây. Gáy theo cách này chỉ làm cho bổi đứng bên ngoài điên tiết lên mà sa chân vào hẫy lụp! Gáy theo cách kèm giây nhiều nghệ nhân gọi là “dòn” tức là gáy dồn dập không ngơi nghỉ.

Còn gù tiền và gù hậu cùng là cách bo trước hay sau khi con bổi xuất hiện. Khi phát giác được chim bổi từ xa, chim mồi thường gáy hay gù phóng một vài hơi (nhiều nơi ở miền Nam gọi là dát) sau đó là gáy bo, tức là cách chọc giận cho con bổi bay lại gần. Cách này là gù tiền, khi con bổi đậu gần kèo thì biết cách gù hậu, phối hợp với kèm, để thúc giục con bổi vào bẫy.

Với những Cu mồi chưa kinh nghiệm “chiến trường” thường nhát, nhiều con thấy chim bổi từ xa thì con can đảm “gù tiền”, nhưng khi bổi thủ đến gần thì cuống quít lên, không dám gù hậu!

Nghệ nhân nuôi chim Cu Gáy xưa nay thích nuôi con chim gáy được nhiều giọng, gáy đủ bài bản, nhưng lại ghiền những chim có âm tiết hợp với ý thích của mình.

T.h

Từ khóa » Cu Cườm Gáy Giọng Thổ