Phân Biệt AHA VÀ BHA | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
AHA và BHA là gì?
AHA và BHA là các hydroxy axit. Có thể gặp cả hai loại này trong các chế phẩm sữa rửa mặt, toner, chất dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, mặt nạ.
Tác dụng của AHA và BHA là làm bong tróc đi lớp tế bào da. Tuỳ thuộc vào nồng độ, các sản phẩm này có thể chỉ làm bong tróc lớp tế bào chết trên bề mặt da hoặc lấy đi toàn bộ lớp ngoài của da.
Không có loại hydroxy axit nào tốt hơn loại nào, AHA hay BHA đều có khả năng làm sạch và bong tróc sâu trong da. Khác biệt chỉ nằm ở cách sử dụng.
Lợi ích của AHA và BHA là gì?
Cả AHA và BHA đều là chất tẩy tế bào chết do đó cả 2 chất đều có khả năng:
-
Giảm viêm trong các bệnh lý như mụn, trứng cá đỏ v.v..;
-
Thu nhỏ lỗ chân lông, làm bề mặt da mịn màng hơn;
-
Làm sáng da;
-
Tẩy tế bào chết;
-
Làm sạch lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông không bị bít tắc.
AHA và BHA khác nhau thế nào?
AHA là alpha hydroxy acid trong khi BHA là beta hydroxy acid. AHA là axít tan trong nước, từ đường mía. Chất này có thể giúp tẩy tế bào chết cho da làm cho làn da được thay mới, da sáng hơn, mịn màng hơn. Còn BHA lại là chất tan trong dầu. Do đó, BHA có thể xuyên sâu vào lỗ chân lông giúp loại bỏ đi tế bào da chết và dầu thừa trên da.
Nên chọn AHA hay BHA?
AHA thường được sử dụng trong các trường hợp:
-
Da tăng sắc tố nhẹ như lão hoá, nám má nhẹ và sẹo;
-
Lỗ chân lông to;
-
Các nếp nhăn nhỏ trên bề mặt;
-
Da xỉn màu.
Mặc dù được quảng cáo là an toàn cho mọi loại da nhưng bạn cần chăm sóc da kĩ khi da bạn thuộc loại da rất khô và nhạy cảm để tránh bị kích ứng da.
BHA thường được dùng cho da mụn và lão hoá da do ánh sáng. Những sản phẩm này sẽ xuyên sâu vào các lỗ chân lông làm giảm dầu và tế bào da chết để làm thông thoáng lỗ chân lông. Vì vậy, BHA phù hợp với da nhờn. Nồng độ thấp BHA có thể phù hợp với da nhạy cảm.
Sử dụng AHA thế nào?
Tất cả các AHA đều có tác dụng tẩy tế bào da tuy nhiên tác động còn phụ thuộc nồng độ. Bạn nên chọn AHA nồng độ cao nhất là 10-15%. Bôi lượng nhỏ mỗi ngày cho đến khi da bạn quen dần. Làm như vậy sẽ giảm mức độ kích ứng da. Và quan trọng là nhớ thoa kem chống nắng mỗi ngày.
AHA gồm những loại nào?
Glycolic là loại AHA quen thuộc nhất, nguồn gốc từ mía. Có thể dùng cho nhiều loại da.
Axit lactic là một loại AHA khác. Không giống như hầu hết AHA nguồn gốc từ trái cây, axit lactic có nguồn gốc từ sữa. Đây là một chất làm tẩy tế bào da và trẻ hoá da.
Axit tartaric là một loại AHA ít được biết đến hơn các loại trên. Axit tartaric bắt nguồn từ hạt nho, có tác dụng làm giảm các dấu hiệu lão hoá da do ánh nắng và mụn trứng cá.
Axit citric có nguồn gốc từ chanh. Mục đích chính của nó là trung hoà pH của da và tẩy các tế bào chết làm da mịn màng hơn. Axit citric một là serum hay chất cân bằng tốt trước khi bôi dưỡng ẩm. Nó cũng giúp tăng hiệu quả kem chống nắng.
Axit malic là một dạng AHA – BHA từ táo, nó thường dùng kết hợp với các AHA khác nhằm làm tăng tác dụng.
Axit mandelic chứa nhiều phân tử lớn chiết xuất từ hạt dẻ. Có thể dùng kết hợp với các AHA khác để tăng hiệu quả. Khi sử dụng một mình có thể cải thiện kết cấu da và thu nhỏ lỗ chân lông.
Sử dụng BHA thế nào?
BHA thường được sử dụng hàng ngày nhưng khi mới bắt đầu, bạn nên sử dụng vài lần trong tuần trước cho đến khi da bạn quen với chúng. Mặc dù BHA không làm da bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, bạn cũng nên thoa kem chống nắng để ngăn ngừa da bị tổn thương thêm do nắng.
Axit salicylic là BHA thường gặp nhất. Nồng độ có thể thay đổi từ 0.5 đến 5%. Nó thường được sử dụng như một sản phẩm trị mụn nhưng cũng có thể làm giảm đỏ, giảm viêm.
Kết hợp AHA và BHA thế nào?
Kết hợp AHA và BHA làm tăng sản xuất collagen, làm da căng mịn hơn. Vì vậy nhiều sản phẩm đã sử dụng cả 2 loại này. Bạn cũng có thể sử dụng luân phiên 2 loại này mỗi ngày vào ngày chẵn hay ngày lẻ. Một cách sử dụng khác là dùng trên hai vùng da khác nhau, như da khô thì dùng AHA còn vùng da dầu thì dùng BHA.
Kết luận
AHA và BHA có tác dụng tương tự nhau và tuỳ nồng độ sẽ có độ mạnh khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại lại phù hợp với các mục đích chăm sóc da khác nhau. Nếu bạn muốn trẻ hoá da, bạn có thể dùng AHA, trong khi muốn giảm viêm, giảm mụn thì dùng BHA. Tuy nhiên để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với làn da bạn, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn.
Xem thêm: Lột da bằng hóa chất (chemical peels)
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
- Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
- Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
- Facebook Fanpage:Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
BÀI VIẾT KHÁC
TIÊM HYALURONIC ACID (HA) 5 LOẠI VITAMINS TỐT NHẤT GIÚP NGĂN RỤNG TÓC (DỰA TRÊN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN) 10 LÝ DO NGỨA DA ĐẦU VÀ CÁCH GIẢM NHẸ RÔM SẢY MÀY ĐAY ÁNH SÁNG “SOLAR URTICARIA” XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ Peritoneal Dialysis Solution (Lactate - G 2,5%)
✴️ Trị mất ngủ kinh niên hiệu quả cần tìm đúng nguyên nhân
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ẩn
Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế trong đơn vị công lập (cập nhật đến tháng 6/2024)
✴️ Tăng men gan ở bệnh nhân ung thư
✴️ Những rối loạn giáp trạng (Thyroid Disorders) - P3
✴️ Tổn thương thần kinh lưỡi do nhổ răng khôn hàm dưới
✴️ Lợi ích của dịch vụ khám chữa bệnh từ xa: cho bệnh nhân và các chuyên gia
Từ khóa » Công Dụng Aha Bha
-
AHA So Với BHA Trong Mỹ Phẩm Khác Nhau Thế Nào? | Vinmec
-
AHA Và BHA Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và TOP Sản Phẩm được ...
-
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa AHA Và BHA - Paula's Choice
-
4 Công Dụng AHA, BHA Tuyệt Vời Mà Bạn Nên Biết - Vari:Hope
-
AHA BHA Là Gì? Bí Quyết Sử Dụng AHA BHA đúng Cách
-
AHA/BHA Là Gì? Phân Biệt & Cách Dùng AHA Và BHA Đẹp Da
-
Công Dụng Của AHA BHA PHA Cho Làn Da Sạch Mụn - Shanshe
-
Aha/bha Là Gì? Phân Biệt Aha Và Bha Cách Sử Dụng Hiệu Quả
-
Sự Khác Biệt Giữa AHA Và BHA Dễ Nhớ Nhất Mà Các Nàng Cần Biết
-
AHA Và BHA Khác Nhau Như Thế Nào? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Da Nhạy Cảm Có Nên Dùng AHA BHA? 4 Lưu ... - Dermalogica Vietnam
-
AHA Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng AHA Hiệu Quả - Beauty Box
-
Khám Phá Những Sai Lầm Khi Sử Dụng Sản Phẩm Chứa AHA/BHA
-
AHA, BHA, PHA Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng AHA ...