Phân Biệt Bạc Hà Và Rau Húng Lủi - Đào Tạo Bếp Trưởng

Bạc hà và húng lủi thường bị nhầm dẫn với nhau, tuy nhiên hai loại cây này khác biệt về hình dáng, tên gọi và hương vị đặc trưng. Muốn phân biệt hai loại cây này, ngoài hình thức bên ngoài, bạn có thể đưa lên mũi ngửi để cảm nhận mùi thơm.

Bạc hà và húng lủi đều là những nguyên liệu phổ biến thường được dùng trong ẩm thực, thế nhưng hai loại cây này rất dễ gây nhầm lẫn. Hầu hết người Việt không phân biệt được cây bạc hà và cây húng lủi, ví dụ điển hình là trong các quán cà phê, detox, người ta thường dùng húng lủi thay vì bạc hà.

Điều này hoàn toàn không gây hại nhưng bạc hà có mùi thơm và hương vị khác với húng quế, vì vậy nhận biết hai loại cây này để sử dụng đúng cách là điều rất cần thiết. Sau đây, hãy cùng theo chân chúng tôi để khám phá sự khác biệt của bạc hà và rau húng lủi nhé!

Bạc hà có phải rau húng không?

Bạc hà không phải là rau húng, chúng là hai loại cây có đặc điểm bên ngoài, hương thơm, mùi vị màu sắc và tác dụng khác nhau.

Cách phân biệt bạc hà và rau húng

Nếu bạn muốn phân biệt bạc hà và rau húng ngoài phân biệt đặc điểm bên dưới thì hãy thử thêm cách sau.

– Bạc hà khi ngửi sẽ có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh, có mùi giống Sing Gum Double Mint mà ta thường ăn.

– Húng lủi có mùi hương nhẹ, vị cay nhẹ chứ không the cay mạnh đặc sắc như bạc hà.

  1. 1. Rau húng lủi
    1. Hình dáng
    2. Công dụng
  2. 2. Cây bạc hà
    1. Bạc hà là cây gì?
    2. Đặc điểm hình dáng
    3. Phân loại
    4. Công dụng
    5. Lưu ý khi sử dụng

1. Rau húng lủi

Không đơn thuần chỉ là loại rau sống ăn kèm trong các bữa ăn, húng lủi còn là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hình dáng

Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên phát triển rất nhanh, thân dễ mọc bò thành chùm dưới đất. Lá cây húng lủi tương đối nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.

phan biet bac ha va rau hung Cây húng lủi

Tên gọi khác: húng lũi, húng lủi, húng nhủi, húng dũi, húng lá, húng bạc hà, rau húng.

Tên khoa học: Mentha aquatica.

Mùi thơm: thơm đặc trưng.

Đặc điểm phân biệt: cây thảo, rễ chùm, lá thuôn dài, mép lá răng cưa.

Công dụng

Công dụng phổ biến nhất của rau húng lủi là làm gia vị ăn sống trong các bữa ăn hoặc chế biến với nhiều món để tạo nên hương vị đặc biệt, đây là loại rau không thể thiếu với các món tiết canh. Cây húng lủi sinh trưởng khá tốt, phát triển nhanh nên rất dễ trồng. Các gia đình thường tận dụng một khoảng đất nhỏ hoặc dùng chậu, thùng xốp để trồng húng lủi dùng hằng ngày.

Ngoài công dụng của một thực phẩm, húng lủi còn được dùng như một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật. Trong cây húng lủi còn có các chất giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và giữ hơi thở thơm tho. Bên cạnh đó, nhiều gia đình trồng cây húng lủi lấy rau ăn, đồng thời là cách giúp xua đuổi muỗi hiệu quả.

2. Cây bạc hà

– Bạc hà có mùi thơm dễ chịu, là loại thảo mộc được dùng để chiết xuất thành tinh dầu, chữa bệnh, để làm đẹp,

– Bạc hà ở đây là lá bạc hà, không phải cây bạc hà dùng để nấu canh chua như ngoài chợ (hay còn gọi là dọc mùng).

bạc hà và dọc mùng

Bạc hà là cây gì?

Tên khoa học là Mentha arvensis, họ hoa môi Lamiaceae.

Tên tiếng anh là Mint. Nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Âu

bac ha Cây bạc hà

Đặc điểm hình dáng

Là loại cây thân thảo, sống lâu năm, thân có màu xanh hoặc tím

Lá hình trứng hoặc thon dài, mép răng cưa

Bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm nồng, hương cay cay đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu

Bạc hà Á cao từ 10 – 60cm, tối đa là 100cm. Lá đơn, phiến lá dài 3 – 5cm, rộng 2 – 3cm, cuống dài ½ – 1cm, mặt trên và dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Hoa bạc hà á có màu tím nhạt hoặc trắng hồng, mọc thành cụm ở trên thân, dài từ 3 – 4mm

Phân loại

Bạc hà có nhiều loại khác nhau, bao gồm:

Bạc hà Mentha-piperrita1 (bạc hà Âu): Chứa nhiều tinh dầu và tên thương phẩm là peppermint oil.

Pennyroyal-Mint12: Mùi đặc trưng là mùi hăng. Có hàm lượng tinh dầu dồi dào, tên thương phẩm là pennyroyal oil.

Bạc hà Ginger-mint7 được lai tạo giữa hai loài Á là Mentha arvensis và Mentha spicata.

Apple mint (Mentha suaveolens) – Bạc hà táo. Có mùi thơm đặc trưng là mùi táo.

Chocolate mint (mentha x piperita). Mùi thơm dễ chịu như mùi kẹo Sing gum Double mint.

Catmint (bạc hà mèo) có mùi nhẹ nhàng, gây phấn kích ở mèo và được sử dụng trong chế biến món ăn.

Mentha longifolia có hương thơm tinh tế, thường được dùng làm thảo dược, chế biến gia vị.

Công dụng

Bạc hà được xem như vị thuốc có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Nhưng không phải ai cũng biết đến những công dụng đặc biệt này. Tham khảo một số công dụng của bạc hà:

Tiêu chảy

– Bạc hà được xem như những enzym tiêu hóa, kích hoạt tuyến nước bọt, chính nhờ vậy mà tiêu hóa sẽ tốt hơn, ngăn ngừa tiêu chảy tốt hơn.

– Cách sử dụng là sử dụng 1 vài lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng, ngâm từ 5 – 10 phút rồi uống. Uống liên tục, đều đặn đến khi những triệu chứng tiêu chảy mất hoàn toàn.

Giảm cân và làm đẹp

– Bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và trao đổi chất. Chính vì vậy mà lá bạc hà có tác dụng giảm cân và làm đẹp rất tốt

– Cách sử dụng là sử dụng 1 ít lá bạc hà, rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó giã nát rồi đắp lên chỗ da bị mụn, sẹo thâm do mụn. Sau một thời gian thì mụn và sẹo thâm khỏi hẳn và đem lại làm làn da đẹp

– Cách thứ 2 là giã nát hoặc xay nhuyễn, thêm ít mật ong. Bôi lên da sẽ làm sạch da, se khít lỗ chân lông hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm, ho & nhức đầu

– Các hoạt chất canxi, kali, vitamin B có trong bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Trị hen suyễn, viêm xoang và làm sạch đường hô hấp

– Bạc hà chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic acid giúp chữa trị, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Người bệnh chỉ cần xông hơi bằng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi sẽ giúp khoang mũi sạch, không bị tắc nghẽn và ngừa nhiễm trùng.

Chữa buồn nôn

– Nhâm nhi 1 lý trà bạc hà nóng hay nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay để hít sẽ giúp tâm trạng thư giãn, ít buồn nôn hơn khi đi tàu, xe hay máy bay.

Ngăn ngừa ung thư

– Chất chống oxy hóa và vitamin C trong lá bạc hà giúp chống lại gốc tự do gây ung thư

Trị dị ứng, côn trùng cắn

– Lá bạc hà tươi rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da bị dị ứng hoặc côn trùng cắn sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, dịu mát tức thì

Chữa hôi miệng

– Nhai trực tiếp vài lá bạc hà hoặc uống trà bạc hà sau bữa ăn.

Giảm stress

– Lá bạc hà có một số hoạt chất đặc biệt giúp ổn định tâm trạng và kích thích giác quan.

Chữa trị đau cơ

– Bạc hà có tác dụng chống co thắt mạnh. Khi đau cơ thì dùng dầu bạc hà xoa lên vùng bị đau nhức sẽ giúp cơ bắp nới lỏng và giảm đau nhức nhanh chóng

Lưu ý khi sử dụng

Chỉ nên sử dụng 0,4ml/ ngày. Dùng quá nhiều có thể gây phát ban, nhức đầu, chóng mặt. Gây nguy cơ bị co giật khi sử dụng liều lượng quá lớn

Trẻ sơ sinh thì không sử dụng vì có thể xảy ra vấn đề về hô hấp

Người bị dị ứng với bạc hà có thể bị nổi mụn trong miệng hoặc mũi khi hít phải tinh dầu

Gây chậm nhịp tim với những người mắc bệnh về tim

Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng

Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ biết cách phân biệt bạc hà và húng lủi. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn! ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Điểm: 4.27 (42 bình chọn)

Cảm ơn đã bình chọn!

Từ khóa » Cây Rau Húng Lũi