Phân Biệt Bảo Hiểm Xã Hội Và Bảo Hiểm Thất Nghiệp - Luật Quang Huy
Có thể bạn quan tâm
Nếu có vấn đề cần giải đáp thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp, bạn vui lòng liên hệ ngay qua số điện thoại Tổng đài hỏi đáp bảo luật bảo hiểm thất nghiệp 19006573 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng.
Tổng số người đã liên hệ hotline: 1.411
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ về an sinh xã hội của nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hai loại bảo hiểm này, nhầm lẫn trong việc giải quyết chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Tại bài viết này, Luật Quang Huy sẽ phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp để giúp người dân hiểu rõ hơn về hai chế độ này, từ đó việc giải quyết chế độ sẽ nhanh chóng và kịp thời hơn.
Để phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp dựa trên những tiêu chí sau đây:
Tổng quan về bài viết
- 1. Về khái niệm
- 1.1 Bảo hiểm xã hội
- 1.2 Bảo hiểm thất nghiệp
- 2. Về văn bản điều chỉnh
- 2.1 Bảo hiểm xã hội
- 2.2 Bảo hiểm thất nghiệp
- 3. Về đối tượng tham gia đóng
- 3.1 Bảo hiểm xã hội
- 3.2 Bảo hiểm thất nghiệp
- 4. Các chế độ
- 5. Mức đóng hàng tháng
- 5.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội
- 5.2 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
- 6. Mức hưởng các chế độ
- 6.1 Bảo hiểm xã hội
- 6.2 Bảo hiểm thất nghiệp
- 7. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- 7.1 Bảo hiểm xã hội
- 7.2 Bảo hiểm thất nghiệp
- 8. Cơ sở pháp lý
1. Về khái niệm
1.1 Bảo hiểm xã hội
Về khái niệm bảo hiểm xã hội, hiện nay có rất nhiều sách báo, giáo trình Đại học có đưa ra các quan điểm khác nhau dưới các góc nhìn khác nhau. Dưới góc độ kinh tế: bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh khi người lao động ốm đau, tai nạn hay sắp xếp công việc mới cho họ khi họ mất việc làm mà chỉ giúp đỡ họ có một phần thu nhập khi người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động.
Dưới góc độ pháp lý: Chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của pháp luật, do Nhà nước ban hành, quy định về các hình thức đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động hoặc người thân trong gia đình người lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động.
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã có quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1.2 Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – quỹ bảo hiểm thất nghiệp – được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động, và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm trợ cấp thất nghiệp và một số quyền lợi khác.
2. Về văn bản điều chỉnh
2.1 Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hôi được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.2 Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật sau:
- Luật Việc làm năm 2013
- Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật việc làm
3. Về đối tượng tham gia đóng
3.1 Bảo hiểm xã hội
Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm:
Thứ nhất, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ, công chức, viên chức;
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
Thứ hai, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3.2 Bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 bao gồm:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội rộng hơn đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì vừa tham gia bảo hiểm xã hội, vừa tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp4. Các chế độ
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ sau đây:
- Chế độ ốm đau;
- Chế độ thai sản;
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất.
Theo quy định của Luật Việc làm năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây:
- Chế độ trợ cấp thất nghiệp;
- Chế độ hỗ trợ học nghề;
- Chế độ hỗ trợ tìm việc làm.
5. Mức đóng hàng tháng
Theo QĐ 595/QĐ-BHXH quy định mức đóng hàng tháng như sau:
Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm x Tỉ lệ đóng các khoản bảo hiểm
5.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội
Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH là: Doanh nghiệp sẽ tham gia 17,5% và người lao động sẽ tham gia 8% tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội tháng đó.
Đối với cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì mức đóng theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.
5.2 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nằm trong đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH là: Doanh nghiệp sẽ tham gia 1% và người lao động sẽ tham gia 1% tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội tháng đó.
6. Mức hưởng các chế độ
6.1 Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có nhiều chế độ, do vậy, người lao động thuộc vào chế độ nào của bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng theo mức hưởng của chế độ đó. Bạn có thể tham khảo mức hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội qua các bài viết sau:
- Mức hưởng chế độ ốm đau: Chế độ ốm đau của người lao động năm 2020
- Mức hưởng chế độ thai sản: Chế độ thai sản theo quy định pháp luật hiện hành
- Mức hưởng chế độ hưu trí: Tổng quan quy định pháp luật về chế độ hưu trí năm 2020
- Mức hưởng chế độ tử tuất: Chế độ tử tuất theo quy định pháp luật hiện hành
- Mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Chế độ tai nạn, bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành
6.2 Bảo hiểm thất nghiệp
Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
7. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
7.1 Bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi muốm giải quyết các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Tùy vào vấn đề cần giải quyết mà người lao động phải xác định cơ quan bảo hiểm ở đâu là cơ quan giải quyết cho mình (cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội…).
7.2 Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013 về vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”
Như vậy, theo quy định trên, muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thuộc sở lao động thương binh xã hội tại nơi mà mình muốn nhận trợ cấp thất nghiệp (không nhất thiết tại nơi cư trú) để đăng ký bảo hiểm thất nghiệp.
8. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Luật Việc làm năm 2013
- Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật việc làm
Trên đây là nội dung phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, tham gia và giải quyết chế độ của mình, nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Trân trọng./.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Trong Bảo Hiểm Xã Hội Có Bảo Hiểm Thất Nghiệp Không
-
Có được Lĩnh Bảo Hiểm Thất Nghiệp Không - Hỏi đáp
-
Mối Quan Hệ Giữa BHXH Và BHTN - Công Ty Luật Minh Gia
-
Quy định Về BHXH Thất Nghiệp - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Có được Nhận Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Và Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cùng ...
-
Bảo Hiểm Thất Nghiệp: Điều Kiện, Mức Hưởng, Thủ Tục Hưởng
-
Điều Kiện Và Mức Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Không Nhận Bảo Hiểm Thất Nghiệp Có được Cộng Dồn Không?
-
Có được Nhận Trợ Cấp Thất Nghiệp Không Khi Nghỉ Việc Chưa Nhận Sổ ...
-
Mối Quan Hệ Giữa Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Bảo Hiểm Xã Hội
-
Người Lao động Không Phải đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), Bảo ...
-
Quy Trình Thực Hiện Các Chế độ Bảo Hiểm Xã Hội - Tuyển Dụng
-
Đóng BHXH Tự Nguyện Có được Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp?
-
Bảo Hiểm Xã Hội - Bảo Hiểm Y Tế - Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Làm Việc Tự Do Có được đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tự Nguyện Không?