Phân Biệt Biện Pháp Tu Từ ẩn Dụ, Hoán Dụ Và Sự Phát Triển Từ Vựng ...

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Báo chí

Báo trong nước -------------------------- Báo CAND Báo An Ninh Thủ Đô Báo CA TPHCM Báo CA TP Đà Nẵng Học tiếng anh online Báo mực tím Báo giáo dục thời đại Nhà sách Việt Báo thể thao Báo lao động Báo Hoa học trò Báo gia đình Báo văn hóa Vietnamnet VnExpress Thanh Niên Dân trí Tuổi trẻ Online Tiền phong Online Việt báo Báo mới Nhân dân Online Quân đội nhân dân Xem 24h Thể thao - Văn hóa Lao động Công an nhân dân Phụ nữ Việt nam Sức khoẻ đời sống

Thời gian là vàng

Thời tiết, giá vàng, ngoại tệ

Trượt thanh công cụ để xem tỉ giá:

Tài nguyên dạy học

Thành viên trực tuyến

2 khách và 0 thành viên

cảm nhận nhân vật, đoạn thơ HKI

Chức năng chính 1

Chức năng chính 2

Gốc > Ôn thi tuyển sinh 10 >

Tạo bài viết mới Phân biệt biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và sự phát triển từ vựng tiếng Việt qua việc xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển

Biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

thường được sử dụng trong sáng tác thơ theo

mục đích diễn đạt của tác giả để cho câu thơ

có hình ảnh sinh động nên ý nghĩa của từ thường

có tính chất lâm thời, chưa làm phát triển nghĩa của từ

chưa đưa vào từ điển

Sự phát triển nghĩa của từ ngữ:

Nhằm làm cho một từ đang có một nghĩa thành nhiều nghĩa để chỉ sự vật khác có nét nghĩa tương đồng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp, được đưa vào từ điển. ( nét khác biệt với nghệ thuật ẩn dụ mang dấu ấn sáng tạo của nhà thơ)

- Nghĩa gốc : nghĩa ban đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d vì giữa a,b,c,d có điểm giống nhau

- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. Vi dụ: Đầu ( người) -> chuyển sang nghĩa đầu ( súng, tàu...)

Lưng ( người) -> lưng ( núi) - Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng. Ví dụ Xuân ( một mùa có tiết trời mát mẻ, cây cối xanh tươi tràn đầy sức sống) -> xuân ( tuổi trẻ cũng căng tràn nhựa sống)

Nghĩa chuyển theo phương thức hóa dụ:

Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể.

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người ( chỉ người chuyên một ngành nghề)

Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa.

Cả nhà xem phim ( người sống trong ngôi nhà đó)

Tóm lại, mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý là cần phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi. * Mối quan hệ giữa ẩn dụ và hoán dụ: - Giống: + Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi. + Cùng dựa trên quy luật liên tưởng. - Khác: + Cơ sở liên tưởng khác nhau: ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Do đó, ta có thể nói ẩn dụ mang nhiều sắc thái chủ quan hơn. Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tiếp cận. Mối quan hệ giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi là có thật, chứ không hoàn toàn tùy thuộc vào sự suy luận chủ quan của con người. Do đó hoán dụ mang nhiều tính khách quan hơn.

Biện pháp tu từ ẩn dụ: Lấy sự vật này thay thế sự vật khác có nét nghĩa tương đồng

- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

-> ví Bác Hồ như mặt trời -> nghĩa mang tính chất

lâm thời, ca ngợi sự vĩ đại của Bác

- Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

-> ví đứa con như mặt trời -> nhằm thể hiện tình mẹ thương

con sâu nặng, con là niềm vui, sự sống của đời mẹ -> nghĩa

lâm thời

- Một mùa xuân nho nhỏ -> cuộc đời tươi đẹp, sống có ích

cho đời nhưng rất khiêm tốn

-Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

-> hòa bình do người lính đem lại cho đất nước

Biện pháp tu từ hoán dụ:

* Lấy bộ phận chỉ toàn thể

Bàn tay ta làm nên tất cả

-> sức lao động của con người

* Lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng, sự vật gắn bó, gần gũi

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

hình ảnh hoán dụ mang tính tượng trưng cho con người của

quê hương

Nhắn tin cho tác giả Bùi Thị Mỹ Hạnh @ 17:35 09/06/2015 Số lượt xem: 20251 Số lượt thích: 2 người (Đặng Thiên Tuệ, Nguyễn Hoàng Log)   ↓ ↓ Gửi ý kiến
  • Giới thiệu một số dạng đề với cấu trúc ba phần: Đọc hiểu văn bản, nghị luận xã hội, nghị luận văn học (09/06/15)
  • Những vấn đề cần lưu ý khi ôn tập (09/06/15)
  • Nhắn tin (08/06/15)
  • Bàn về phép thế (08/06/15)
  • hệ thống bài tập tiếng Việt (08/06/15)
Bản quyền thuộc về Bùi Thị Mỹ Hạnh Website được thừa kế từ Violet.vn, người quản trị: Bùi Thị Mỹ Hạnh

Từ khóa » Ví Dụ Về Phép Thế Lâm Thời