Phân Biệt Bộ 3 ẩm Thực Trung Hoa : Há Cảo – Sủi Cảo – Hoành Thánh
Có thể bạn quan tâm
Cầu kì, lâu đời, đa dạng là ba tính chất nổi bật của ẩm thực Trung Hoa. Và Dim sum được coi như một món ăn có đầy đủ ba tính chất ấy. Sự tinh tế của cả hương vị lẫn sự cầu kì trong cách làm món ăn này khiến cho Dimsum trở thành một trong những món “chạm vào trái tim” thực khách nhất. Cho dù vào thời điểm nào trong ngày, tại bất cứ đâu và bất kỳ cơ hội nào, họ đều có thể thưởng thức món ăn này.
Dim sum – “chạm vào trái tim”
Dimsum phiên âm quốc tế của “điểm sấm”, tiếng Việt hay đọc thành điểm tâm, hiểu đơn giản là bữa ăn lót dạ, nhưng nó còn mang một nghĩa khác là “chạm vào trái tim” (điểm – chạm, đánh vào và tâm – tim). Chỉ với những chiếc đĩa ăn nhỏ bé từ bột gạo, bột mì, thịt, rau… nghệ thuật làm và thưởng thức dim sum thật sự có thể khiến bạn kinh ngạc.
Dimsum được chế biến theo kiểu bọc một lớp bột mỏng ở bên ngoài, bên trong là nhân, bao gồm cả đồ mặn, đồ ngọt, đồ chiên hay đồ hấp, nguyên liệu của Dimsum chủ yếu là bột gạo, bột mì, các loại hải sản và các loại rau. Chỉ với những nguyên liệu trên mà ẩm thực Trung Hoa đã sáng tạo đến hơn 150 món dimsum luôn thường trực trong menu của nhà hàng và hơn 2000 món trên toàn đất nước, và vẫn đang phát triển thêm.
Với một mật độ đông đảo như vậy chắc hẳn sẽ là một thách thức rất lớn đối với thực khách để tìm ra món Dimsum mà mình yêu thích nhất và khiến mọi người trở nên “rối loạn” về những tên gọi của các loại món, phân biệt và sự khác nhau của nó nằm ở đâu ha. Đặc biệt là bộ 3: há cảo – sủi cảo – hoành thánh, chắc đã gây ra nhiều sự “bối rối” khi gọi món. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa những món rất đõi quen thuộc này.
1. Há Cảo
a, Nguồn gốc và tên gọi
Há cảo (giản thể: 虾饺; phồn thể: 蝦餃) là một món ẩm thực có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Món ăn này được dùng phổ biến trong các bữa ăn sáng, dimsum.
Tên gọi “Há cảo” trong tiếng Quảng Đông phát âm là haa gaau, rất gần với phát âm của từ Há cảo của tiếng Việt. Món bánh này có thể tự làm vừa nhanh lại vừa dễ dàng, cũng có thể dùng làm món khai vị, ăn chay hay ăn mặn đều hợp. Há cảo dễ chế biến và không gây nặng bụng, nó còn là món ăn lý tưởng để làm mồi nhậu. Với lớp vỏ trong mờ lấp ló nhân tôm thịt hồng hồng đẹp mắt với chút xanh của hành lá cùng mùi thơm cuốn hút sẽ khiến thực khách cảm thấy vô cùng “say vị”.
b, Đặc điểm và nguyên liệu
Há cảo cấu tạo gồm hai phần là vỏ bánh và nhân thịt. Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột há cảo, bột năng, nhân bánh thì có thể đa dạng gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả, nguyên liệu làm gồm nước sôi để luộc, dầu mỡ, hành, mắm, muối… Hai loại há cảo thông dụng là món há cảo hấp, món há cảo chiên.
Nước dùng để trộn bột làm vỏ bành phải là nước nóng. Bột sau khi nhào xong sẽ được chia thành từng viên, sau đó cáng mỏng thành từng miếng bột tròn và cho nhân vào.
Món há cảo hấp dẫn người ăn bởi hình thức bắt mắt và hương vị thơm ngon tuyệt vời. Chiếc há cảo chín mềm, lớp vỏ bánh dai dai, có độ trong mờ, lấp ló phần nhân tôm thịt nóng hổi, bùi ngậy bên trong, ăn kèm với nước mắm pha ngon hết chỗ nói.
Há cảo tùy theo mỗi quốc gia có cách chế biến, gia giảm khác nhau. Há cảo kiểu Việt Nam khi chín có độ trắng trong và ăn mềm, há cảo kiểu Nhật hay Hàn Quốc khi ăn bánh vẫn còn giòn tan như cái giòn của vỏ bánh xèo. Cũng từ một nguồn há cảo gốc Trung Hoa khi đến các nước khác, nó được biến hoá cho phù hợp với văn hóa của đất nước đó mà trở nên đa dạng hơn.
Tuy là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng nguyên liệu và cách làm lại khá gần gũi với người Việt Nam. Há cảo được biến tấu thành nhiều vị khác nhau, tùy thuộc vào sở thích ăn của từng người để trộn nhân bánh. Có há cảo nhân tôm cua, há cảo nhân hẹ, nhân rau củ… Há cảo sau khi cuốn được chiên giòn trong dầu vàng ươm, giòn tan, ăn rất ngon miệng.
2. Sủi cảo
a, Nguồn gốc và tên gọi
Sủi cảo (bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông “水餃”, âm Hán Việt: thuỷ giáo), còn gọi là bánh chẻo (“chẻo” bắt nguồn từ tiếng phổ thông Trung Quốc “餃子”, âm Hán Việt: giáo tử) là một loại bánh hấp của Trung Quốc được ăn phổ biến ở Đông Á. Đây là một trong những món ăn chính trong dịp Tết nguyên đán cũng như là món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc. Mặc dù được coi là một phần của ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây. Sủi cảo thường bao gồm thịt nghiền hoặc rau chất đầy và cuốn trong một mảnh bột mỏng, sau đó được ép chặt lại bằng cách nhấn mạnh các góc bánh vào nhau hoặc xếp thành nếp.
b, Đặc điểm và nguyên liệu
Sủi cảo có thể chế biến thành món chiên hoặc luộc và ăn kèm với nước dùng.
Sủi cảo là món ăn rất dễ nhầm lẫn với há cảo và hoành thánh bởi nó có lớp vỏ vàng giống hoành thánh, trong khi tên gọi lại dễ nhầm với há cảo. Sủi cảo có lớp vỏ vàng giống như hoành thánh nhưng với kích thước lớn hơn một chút.
Phần nhân sủi cảo bao gồm: tôm nguyên con đã lột vỏ, thịt băm, cải thảo và gia vị. Khi ăn sủi cảo bạn sẽ cảm nhận được rõ hương vị của từng miếng tôm và thịt riêng biệt, chứ không bị trộn lẫn, băm nhỏ như ở há cảo. Cách gói sủi cảo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt các nguyên liệu vào sau đó nhấn nhẹ phần vỏ bánh cho chúng có nếp gấp và kết dính lại với nhau là xong.
3. Hoành thánh
a, Nguồn gốc và tên gọi
Vằn thắn, hoành thánh (miền Nam) hay mằn thắn là một món ăn gốc Quảng Đông, Trung Quốc phổ biến ở nhiều nước Á Đông. Cách gọi “vằn thắn” hoặc “hoành thánh” được cho là xuất phát từ âm Quảng Đông của chữ 雲吞 ([wɐn˨˩ tʰɐn˥]), mà âm Hán Việt là “vân thôn”, có nghĩa là “nuốt mây”. Ngoài khu vực Quảng Đông người Tàu gọi là 餛飩 (pinyin: hún tún, âm Hán Việt: “hồn đồn”). Món vằn thắn theo người Hoa du nhập vào Việt Nam vào khoảng thập niên 1930, biến đổi thành món mì vằn thắn không còn hoàn toàn giống với món ăn nguyên gốc Trung Hoa. Trong món mì vằn thắn tại Việt Nam có vằn thắn (sủi cảo) làm từ thịt nạc và tôm tươi, xá xíu thái mỏng, trứng gà luộc, gan lợn, nấm hương, cải xanh, hẹ; sợi mì làm từ bột mì và trứng. Để làm nước dùng, người ta ninh xương gà, xương lợn, cá tầm khô, một số vị thuốc bắc, và vỏ tôm.
b, Đặc điểm và nguyên liệu
Hoành thánh có hai cách chế biến bằng cách luộc để ăn chung với nước dùng, hoặc chiên lên đều được.
Hoành thánh có dạng viên nhỏ vừa ăn, với lớp vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt. Vỏ của nó được làm từ bột mỳ, bột gạo và hột gà, sau đó cáng thành lớp mỏng và cắt ra thành những miếng vuông. Mách nhỏ một chút: Bạn có thể cho thêm ít bột nghệ để hoành thánh sau khi chế biến trở nên hấp dẫn hơn.
Nhân vằn thắn làm từ thịt heo, hải sản và rau băm nhỏ, gói lại bằng vỏ bột mì rồi đem hấp chín. Sau khi hấp xong, vỏ bột mì chuyển màu trắng hơi trong cho phép nhìn thấy nhân bên trong.
Vằn thắn có thể là một món riêng ăn kèm với sốt gia vị. Vằn thắn cũng có thể được dùng trong món mì vằn thắn, súp vằn thắn để đa dạng hơn cách sử dụng.
Trên đây là các cách phân biệt 3 loại dimsum gây bối rối nhất trong ẩm thực Trung Hoa: há cảo – sủi cảo – hoành thánh. Mong có thể giúp ích được cho các bạn nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm những món ăn hợp khẩu vị mình nhất nha ^^.
Share this:
- More
- Tumblr
Related
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Sủi Cảo Và Há Cảo
-
Hoành Thánh, Sủi Cảo, Há Cảo Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Phân Biệt Hoành Thánh, Sủi Cảo, Há Cảo! Khác ... - Điện Máy XANH
-
Há Cảo Và Sủi Cảo Khác Nhau Như Thế Nào, Cách Làm Ra Sao?
-
Phân Biệt Hoành Thánh, Há Cảo Và Sủi Cảo
-
Sủi Cảo Là Gì? Phân Biệt Sủi Cảo, Há Cảo Và Hoành Thánh - Digifood
-
Sự Khác Nhau Giữa Há Cảo Và Sủi Cảo - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Sủi Cảo, Há Cảo, Hoành Thánh Có Gì Khác Nhau? - PATO
-
Há Cảo Và Sủi Cảo
-
Phân Biệt Hoành Thánh, Há Cảo, Sủi Cảo - Bít Tết Ngọc Hiếu
-
Phân Biệt Hoành Thánh, Sủi Cảo, Há Cảo! Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Hoành Thánh, Sủi Cảo, Há Cảo Khác Nhau Như Thế Nào? - Sen Tây Hồ
-
Há Cảo Với Cách Làm Đơn Giản Mà Ngon - Dạy Nấu ăn
-
Bật Mí Cách Làm Há Cảo Và Sủi Cảo Ngon Chuẩn Vị Trung Hoa