Phân biệt các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự | (Số lần đọc 8772) Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì hiện nay gồm 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sau: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Vậy giữa các biện pháp này có điều gì khác biệt? Các hình thức bảo đảm | Khái niệm | Chủ thể | Bản chất | Đối tượng | Nội dung | Hình thức | Cầm cố | Là việc một bên(bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia(bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự | Bên cầm cố Bên nhận cầm cố | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó bắt buộc có sự chuyển giao TS (chuyển giao dưới dạng vật chất) | Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Gồm: Động sản; các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…) | -Quyền và nghĩa vụ của các bên. -Xử lí tài sản cầm cố -Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố… | Phải lập thành văn bản. có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. | Thế chấp | Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia(bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp | -Bên thế chấp -Bên nhận thế chấp. -Có thể có thêm bên thứ ba giữ tài sản thế chấp. | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó không có sự chuyển giao TS mà chỉ giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của TS thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ) | Là tài sản mà bên thế chấp dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp. Gồm: 1.Động sản; 2. Bất động sản; 3.TS được hình thành trong TL; 4.TS đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê TS (nếu PL có quy định và các bên thỏa thuận) 5.TS thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp | -Quyền và nghĩa vụ của các bên. -Thay thế và sửa chữa tài sản thế chấp. -Xử lí tài sản thế chấp. | Phải lập thành văn bản. trong trường hợp pháp luật quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực. | Đặt cọc | Đặt cọc là việt một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoạc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện HĐDS(khoản 1 điều 358 BLDS năm 2005) | -Bên đặt cọc là bên dùng tiền hoạc vật có tài sản khác của mình giao cho bên kia giữ một thời gian nhất định để đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng -Bên nhận đặt cọc là bên nhận tiền hoặc tài sản khác. | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, nhằm bảo đảm cho giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. | Tiền, vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc. - Giá trị tài sản đặt cọc thấp hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảm | -Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và nhận đặt cọc -Thời điểm có hiệu lực của đặt cọc -Xử lí tài sản đặt cọc | Phải được lập bằng văn bản và cần nói rõ số tiền, vật giao cho bên nhận đặt cọc | Kí quỹ | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đó bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ(khoản 1 điều 360 BLDS năm 2005) | -Bên kí quỹ là bên thực hiện kí quỹ tại ngân hàng. -Bên có quyền là bên được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại. -Ngân hàng là nơi kí quỹ. | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó tài sản ký quỹ không được giao cho bên nhận bảo đảm | Tiền, kim khí quý, đá quý, các giấy tờ có giá. | -Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng nơi kí quỹ, bên kí quỹ và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại. | Kí cược | Là việc bên thuê tài sản là động sản, giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo lại việc trả lại tài sản thuê. (Điều 359 BLDS) | -Bên giao tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ gọi là bên kí cược. -Bên giữ tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ là bên nhận kí cược. | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền nhằm bảo đảm việc trả lại tài sản thuê | Tài sản mà người có nghĩa vụ đã dùng nó để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, đó có thể là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. - Giá trị tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê. | -Quyền và nghĩa vụ của các bên. -Xử lí tài sản kí cược | BLDS 2005 không quy định phải lập thành văn bản, do đó, việc ký cược không nhất thiết phải được lập thành văn bản mà có thể thỏa thuận miệng cũng có giá trị pháp lý. | Tín chấp | Là việc tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ.(Khoản 1 Điều 49 nghị định của chính phủ số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảmbảo) | -Chủ thể cho vay: là các tổ chức tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng. -Chủ thể vay: cá nhân, hộ gia đình nghèo là thành viên của một trong các tổ chức chính trị, xã hội. -Bên bảo đảm: tổ chức chính trị-xã hội bảo đảm bằng tín chấp. VD: hội nông dân VN,… | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc trái quyền | Tiền | Quyền và nghĩa vụ của 3 bên: tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tín dụng và bên vay vốn. | Phải được lập thành văn bản, trong đó phải ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi xuất, quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, … | Bảo lãnh | Là việc người thứ ba(bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ(bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (điều 361 BLDS năm 2005) | -Bên bảo lãnh -Bên nhận bảo lãnh -Bên được bảo lãnh | Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc trái quyền | Là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh dùng để bảo lãnh cho nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện. | -Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh -Phạm vi bảo lãnh. - Xử lí tài sản của bên bảo lãnh. … | Phải lập thành văn bản. trong trường hợp pháp luật quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực. | Mời bạn đánh giá bài viết này! | Đặt câu hỏi | Báo giá vụ việc | Đặt lịch hẹn | Có thể bạn quan tâm? Cách xác định thời điểm xét nâng bậc lương Tháng 11/2011, bà Trần Thị Thu Giang (gianghlu89@…) được nhận vào Sở Công Thương làm việc theo chế độ hợp đồng, hưởng 75% lương bậc 1 hệ số 2,34. Tháng 12/2011, bà Giang thi và trúng tuyển công chức, đến tháng 5/2012, có quyết định tuyển dụng và đến tháng 11/2012, hết thời gian tập sự. | Phụ cấp thâm niên chỉ được tính khi có quyết định hết tập sự Cô giáo Nguyễn Thị Lan Hương (Trường Tiểu học Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng) hỏi về cách tính hưởng phụ cấp thâm niên. Hỏi: Tháng 9/1995 tôi được Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm ra quyết định điều động về giảng dạy trực tiếp ở trường tiểu học, hưởng lương 1,57, mã ngạch 15114 có đóng BHXH. Tháng 6/1998... | Hai người từng có mối quan hệ là bố dượng và con riêng của vợ có thể kết hôn với nhau được không? Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau: | Quy định về cầm cố tài sản Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 326 Bộ luật dân sự 2005). Cầm cố tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 326 đến Điều 341, bao gồm các nội dung chính sau: | Những hợp đồng nào phải công chứng, chứng thực? Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì những hợp đồng dưới đây bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực: | Án treo và điều kiện hưởng án treo Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao. | Chồng mắng chửi vợ có bị xử lý? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì "Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm" là một hành vi bạo lực gia đình | Người chưa thành niên phạm tội có bị xử phạt tù chung thân, tử hình? Theo quy định của Bộ luật hình sự thì "Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội" | Thủ tục thay đổi họ tên | Quy định về thế chấp tài sản Quy định chung về thế chấp tài sản bao gồm các nội dung cơ bản về thế chấp, hình thức thế chấp, thời hạn thế chấp, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hủy bỏ và chấm dứt việc thế chấp tài sản và các nội dung khác liên quan bao gồm: | | Tin nhiều người quan tâm Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì? Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác... | Làm thẻ căn cước có phải về quê không ? Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước... | Tài sản đứng tên một người, có phải là tài sản chung của vợ chồng Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản... | Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm? | Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích... | Thư viện video » Thông tin về các sản phẩm Hilaphar TS, LS Nguyễn Hồng Thái trả lời phỏng vấn về: Chính sách bảo hiểm xã hội với người có công » | | | Quan điểm LS Nguyễn Hồng Thái về việc bãi bỏ các loại quỹ tài chính, quỹ bình ổn » | | Luật sư Nguyễn Hồng Thái có ý kiến về dự thảo Trả lời phỏng vấn của ANTV về xử phạt 40 triệu đối với vi phạm nồng độ cồn » | | Mại dâm là một nghề? » | | Luật sư tư vấn pháp luật, gọi: 0976.933.335 » | | Dành cho đối tác |