Phân Biệt Các Dáng đàn Guitar - Việt Thương Music
Có thể bạn quan tâm
Bản hướng dẫn tóm tắt các bộ phận của đàn guitar
Fingerboard: mặt phím
Headstock: đầu cần đàn
Nut: lược đàn
Frets: phím đàn
Neck: cần đàn
Body: Thùng đàn
Waist: chỗ thắt thùng đàn
Trên thị trường có vô số loại đàn guitar khác nhau – dưới đây là hướng dẫn ngắn do Việt Thương Music biên soạn để hướng dẫn bạn cách phân biệt các dòng guitar phổ biến hiện nay. Nếu bạn đã từng vào cửa hiệu của chúng tôi, hoặc ghé thăm cửa hàng online, bạn có thể nhận thấy rằng có rất nhiều loại guitar. Chúng tôi không đề cập đến thương hiệu hay mẫu mã khác nhau, mà nói về các ‘dòng đàn’ khác nhau. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu tập guitar, điều này có thể gây nhầm lẫn.
Vì vậy để hỗ trợ, chúng tôi đã liệt kê dưới đây những dòng guitar acoustic chính.
1. Guitar Classical/ Guitar Spanish
Vào những năm đầu của thế kỉ 20, bất kì loại guitar nào có 6 dây, được đỡ bởi một cánh tay của người chơi và gảy bởi tay còn lại, đều được gọi là guitar Spanish, để phân biệt với guitar lap-steel/Hawaiian, được đặt nằm ngang khi chơi.
Đàn guitar 6 dây kể trên có nguồn gốc từ đàn Spanish viols, do đó tên cũng tương tự nhau.
Chiếc guitar cơ bản thường được gọi là Spanish guitar, bởi vì nó có cấu tạo gần giống với những nhạc cụ lâu đời này nhất.
Đặc điểm của đàn là có thùng đàn nhỏ, chắc chắn và khá sâu, vai đàn bo tròn với chỗ thắt eo uốn lượn vừa phải. Cần đàn thường khá rộng, phẳng và các dây làm từ nylon nhiều hơn từ kim loại. Đàn có thể dễ dàng phân biệt nhờ cách nhìn vào ba dây mảnh nhất, được làm từ nhựa trong suốt.
Dây đàn thường được gắn vào cầu dẫn bằng cách luồn qua đó và buộc đoạn cuối dây lại để cố định. Tiếng của một chiếc guitar classic thường nhẹ nhàng và trầm ấp, nhưng cũng vô cùng sôi nổi. Đàn thường được sử dụng nhiều ở thể loại nhạc Flamenco. Loại guitar này rất thông dụng với người mới học vì dây đàn khiến đầu ngón tay đỡ đau hơn so với nhạc cụ dùng dây kim loại.
2. Dreadnought Guitars
Dreadnought là loại đàn guitar acoustic phổ biến nhất. Đây là loại guitar dây kim loại (nhận diện cũng bằng cách nhìn vào sợi dây mảnh nhất, được làm bằng kim loại).
Dreadnought là sáng tạo của Martin Guitars vào năm 1916. Nó có kích thước lớn hơn guitar thường thấy ở thời điểm bấy giờ, và vì vậy được đặt tên theo loại tàu chiến dreadnought khổng lồ.
Thùng đàn cỡ lớn với vai đàn vuông hoăc bo tròn và chỗ thắt eo đàn khiêm tốn hơn loại đàn classical, chính là điểm đặc trưng của dreadnoughts. Ngoài ra phần thùng đàn phía sau cầu dẫn cũng lớn hơn rất nhiều. Cần đàn thường được nối với thùng đàn ở vị trí phím bấm thứ 14, và thon gọn hơn nhiều so với đàn classical.
Dây được nối với thân bằng cách dùng balls, cố định bằng pin.
Dreadnought thông dụng phần lớn là vì nó có âm thanh to, cân bằng, phù hợp với nhiều phong cách âm nhạc đa dạnh. Thêm nữa, thùng đán có kích thước đủ để vừa tạo ra tiếng mạnh mẽ, vừa không quá cồng kềnh cho số đông người sử dụng.
3. Jumbo Guitars
Khi Martin tung ra chiếc dreadnought, nó được coi là loại guitar lớn. Sau đó, vào năm 1936, Gibson vượt qua loại đàn này với guitar SJ-200. Nó đánh bại kỉ lục của Dreadnought về kích thước. Là loại guitar dây kim loại, một cây Jumbo thường có vai đàn bo tròn, eo đàn thắt rất rõ, và khoảng thân đàn phía dưới rất rộng (phần thân đàn dưới eo). Cần đàn có đặc điểm gần giống với Dreadnought.
Jumbos được biết đến rộng rãi nhờ nhạc country (không khó hiểu vì cây SJ-200 lấy cảm hứng từ ca sĩ cao bồi Ray Corrigan), nhưng ngày nay nó đã được sử dụng ở nhiều dòng nhạc phổ biến khác nhau.
Âm thanh lớn tương ứng với kích thước lớn, nhưng Jumbos thường được chọn nhờ vào bộ projection tuyệt vời, khiến nó trở thành guitar lý tưởng cho strummers.
4. Guitar Parlour
Guitar Parlour có thân đàn nhỏ nhất trong số các loại guitar acoustic theo tiêu chuẩn. Về hình dáng, cây guitar Parlour tương tự như cây classical thu nhỏ theo mặt nào đó. Nó cũng có vai đàn bo tròn, với eo đàn khoét sâu tương đối, và tỉ lệ thân đàn dưới tương tự. Tuy nhiên khác với guitar classical, đây là loại đàn dùng dây kim loại.
Một trong những đặc điểm tiêu biểu của loại đàn này là phần cần đàn, giao với thân đàn ở phím thứ 12, khiến đàn nhỏ gọn hơn.
Tiếng của đàn parlour, thường được nhận xét là rất khác biệt, và đôi khi có những khoảng ‘mid-range’ tạo nên âm thanh sắc sảo hơn. Do đó, đàn parlours được sử dụng phổ biến với những nghệ sĩ fingerstyle và blues.
5. Guitar Electro-acoustic
Loại đàn này đơn giản là đàn acoustic bộ pickup tích hợp. Nó cho phép đàn cắm vào bộ loa hoặc hệ thống PA, để được khuếch âm trong các buổi biểu diễn.
Có nhiều kiểu dáng thân đàn khác trên thị trường, như là guitar thùng đàn Concert, xếp giữa cây parlour và dreadnought trong phân khúc đàn dây kim loại, và chiếc Grand Concerts, người anh lớn của chúng. Tuy nhiên chúng tôi hầu như đã liệt kê hết những dòng guitar chính.
6. Guitar dáng NEX
Bạn có cần một cây đàn guitar dáng Dreadnought hoặc Jumbo nhưng trong một cây đàn guitar dáng nhỏ, cầm vừa tay. Qua 30 năm sản xuất đàn Guitar thì Takamine luôn có một chỗ đứng trong cộng đồng sản xuất guitar acoustic danh tiếng và theo thời gian Takamine luôn không ngừng nghiên cứu, phát triển ra các kiểu dáng đàn tuyệt vời giúp bạn thoải mái khi chơi, ngay cả khi ngồi, nhưng mang lại cho bạn âm thanh và âm lượng như bạn mong muốn. Và rồi vào năm 1992 những nghiên cứu đó đã được Takamine phát triển thành hiện thực với dáng đàn NEX.
Dáng đàn NEX ra đời giúp khắp phục nhiều vấn đề mà các kiểu dáng guitar truyền thống đang gặp phải. Trước đây thì bạn đã từng biết qua hai dáng đàn nổi tiếng đó là dáng Dreadnought và dáng Jumbo. Vậy thì hãy cùng so sánh xem dáng NEX có điểm gì nổi bật hơn với hai dáng đàn này?
+ Dáng Dreadnought: được xem là huyền thoại của dáng guitar và có đặc điểm thùng đàn lớn, âm thanh bùng nổ nhưng lại có khuyết điểm là hơi khó chịu khi ngồi chơi
+ Dáng Jumbo: có một hình dạng tuyệt vời nên độ vang kéo dài, chơi quạt vô cùng mạnh mẽ nhưng khuyết điểm là kích thước phải gọi khổng lồ nên khó ngồi đánh.
+ Dáng NEX: cơ bản đây là dáng của một cây đàn dáng Jumbo được thu nhỏ kích thước tương đương với cây đàn dáng Dreadnought. Với thiết kế eo mỏng hơn vì thế bạn sẽ rất thoải mái khi ngồi chơi và đặc biệt nó có sự rung cảm hoàn toàn cổ điển của một hình dạng jumbo.
Mua đàn guitar tại Việt Thương
Việt Thương Music là đại lý phân phối đàn guitar thương hiệu Taylor, Fender, Squier, Takamine, Sigma, Suzuki, Greggbenett tại Việt Nam.
Hiện tại chúng tôi có hơn 70 đại lý, showroom trên toàn quốc để phục vụ khách hàng.
Quý khác xem đại lý Việt Thương gần nhất tại đây.
Bài viết được quan tâm:
- Khám phá sức hút từ đàn guitar Affinity E của Squier
- Amplifier Fender Acoustasonic 90
- Đàn guitar Sigma có tốt không
- Đàn Guitar Sigma DMC-1STE
- Shop bán đàn guitar takamine classic uy tín
- Đàn Guitar Fender CD-100CE NAT
- Đàn Guitar Fender - Acoustic. Đàn guitar Ascoutic thương hiệu Fender của Mỹ
- Đàn Guitar Fender DG-60 - Big sound without big price
- Đàn Guitar Takamine P2DC - Nơi bán đàn chính hãng hiện nay
- Đàn Guitar Squier - Electric
- Đàn Guitar Takamine Nhật Bản Hàng Nhập Khẩu
- Đàn Guitar Fender CD-60CE BK màu đen
Từ khóa » Các Loài Guitar
-
Cách Phân Biệt Các Loại đàn Guitar - Tuấn Nguyễn Music
-
Guitar Gồm Có Những Loại đàn Nào?
-
Các Loại đàn Guitar Và Những Thương Hiệu Guitar Nổi Tiếng
-
Các Loại đàn Guitar
-
Các Loại đàn Guitar Phổ Biến Hiện Nay - Việt Thương Hà Nội
-
Phân Loại Các Thương Hiệu đàn Guitar - Việt Thương Music
-
Các Loại đàn Guitar, Cách Phân Biệt Các Loại đàn Guitar
-
Guitar Là Gì ? Các Thể Loại Guitar Cơ Bản - Học âm Nhạc Young Beat
-
Guitar – Wikipedia Tiếng Việt
-
Có Những Loại đàn Guitar Nào? - GuitarBaDon
-
Các Loại đàn Guitar Classic đáng Mua Nhất - Vinaguitar
-
Tìm Hiểu Các Loại đàn Guitar Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Các Loại đàn Guitar được Sử Dụng Nhiều Nhất, Yêu Thích Nhất Trên ...